Phục hồi chức năng đau xơ cơ - bệnh viện Việt Đức
Đau xơ cơ là gì?
Đau xơ cơ là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể, dù cho bệnh nhân không có biểu hiện tổn thương nào nhưng vẫn cảm giác rất đau và nhạy cảm với các kích thích gây đau. Đau tại gân, cơ hoặc phần mềm quanh khớp, có thể đối xứng hai bên. Các vị trí thường gặp: cổ, mông, vai, lưng trên và ngực… Cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng. Khi kích thích vào các điểm nhạy cảm có thể làm lan tỏa cơn đau.
Ngoài cảm giác đau luôn có sự đi kèm các vấn đề về tâm lí, tâm thần nên bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, ngủ sâu, hay quên, lo lắng, buồn sầu, dễ bị kích thích và có thể bị trầm cảm.
Bệnh gặp đa số ở phụ nữ, đặc biệt lứa tuổi từ 35 – 55. Rất ít gặp ở nam giới, trẻ em và người lớn tuổi.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau xơ cơ
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Phục hồi chức năng với vai trò giúp cho bệnh nhân cải thiện về cả tâm lí, vận động và tình trạng của bệnh. Chương trình điều trị và phục hồi chức năng được thiết kế theo cá nhân. Điều trị thành công khi bệnh nhân hiểu rõ được bệnh tật, giảm stress, cải thiện giấc ngủ, giảm đau và sử dụng thuốc hợp lý.
Đa trị liệu bao gồm kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như: Vật lý trị liệu, can thiệp thay đổi nhận thức – hành vi, tập luyện vận động thể dục, tâm lý trị liệu, y học cổ truyền…
Các biện pháp vật lý trị liệu theo phác đồ điều trị hiệu quả và tiên tiến sau:
- Điện trị liệu: Dùng dòng điện xung, điện phân giảm đau, kích thích thần kinh qua da (TENS)
- Nhiệt trị liệu: có thể sử dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh.
- Siêu âm trị liệu, sóng ngắn.
- Các kỹ thuật di động khớp, di động mô mềm làm giảm cứng khớp, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tạo sự thư giãn và sảng khoải, giúp giảm đau cho bệnh nhân.
- Kết hợp với biện pháp dùng thuốc và các bài vận động trị liệu cho bệnh nhân.
Các bác sỹ khuyến cáo: đau xơ cơ là căn bệnh âm thầm, vì vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ, người dân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh. Người bệnh đau cơ xơ cần theo dõi và tái khám thường xuyên để đánh giá kết quả điều trị, lựa chọn phương pháp phục hồi chức năng phù hợp theo từng giai đoạn.
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức
Loãng xương và bệnh tuyến giáp có thể xảy ra cùng lúc, một phần là do hormone tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến mật độ và cấu trúc xương.
Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.