Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng - bệnh viện Việt Đức
Phẫu thuật thay khớp háng được đánh giá là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn cho những người có chấn thương, bệnh lý về khớp háng và hoạt động phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng một vai trò quan trọng giúp bệnh nhân có thể đi lại bình thường.
Phẫu thuật thay khớp háng là gì?
Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Thông thường thay khớp háng nhân tạo sẽ giúp giảm đau cho bệnh nhân, cải thiện tầm vận động khớp háng giúp bệnh nhân trở lại các sinh hoạt hàng ngày.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Sau khi phẫu thuật thay khớp háng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, khó khăn trong vận động, các nhóm cơ bị co cứng và dần teo đi. Phục hồi chức năng giúp cho bệnh nhân sau phẫu thuật giảm đau, giảm phù nề; gia tăng sức mạnh các nhóm cơ; tăng khả năng vận động khớp háng; bảo vệ khớp háng mới và lấy lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân.
Quá trình phục hồi chức năng cần được tiến hành ngay sau khi phẫu thuật, yêu cầu sự kiên trì hợp tác của bệnh nhân và kéo dài đến khoảng sau 12 tuần, và sau đó bệnh nhân có thể trở lại công việc, lái xe, chạy, đánh golf…
Bác sỹ khuyến cáo:
- Không gấp khớp háng quá 90˚ và không xoay khớp háng vào trong.
- Không được ngồi xổm.
- Không được ngồi trên ghế mà không có tay vịn.
- Muốn đứng dậy từ ghế: đưa chân phẫu thuật ra trước sau đó từ từ đứng dậy.
- Không được ngồi ghế hoặc toilet thấp.
- Không được xoay khớp gối khi đứng, ngồi, khi nằm và phải kê gối giữa 2 chân.
Nguồn: bệnh viện Việt Đức
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Loãng xương và bệnh tuyến giáp có thể xảy ra cùng lúc, một phần là do hormone tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến mật độ và cấu trúc xương.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.