1

Một số cập nhật lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia 2018 - Bệnh viện 108

Tiêm chủng là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng, tránh trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm.

Lợi ích:

  • Đến 95% trẻ được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo - bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho trẻ em.
  • Tránh được các bệnh truyền nhiễm, trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não.
  • Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị khi trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

Lịch tiêm chủng:

Sơ sinh

  • Vắc xin lao mũi 1.
  • Vắc xin viêm gan B mũi 1.

Từ 1 tháng tuổi

  • Vắc xin viêm gan B mũi 2.

6 tuần tuổi

  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.

Từ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
  • Vắc xin Bạch cầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt mũi 1.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.

Từ 3 tháng tuổi

  • Vắc xin Bạch cầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt mũi 2.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.

Từ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin Bạch cầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.

Từ 6 tháng tuổi

  •  Vắc xin cúm mũi 1.
  • Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.

Từ 9 tháng tuổi trở lên

  • Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella mũi 1.
  • Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm.
  • Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.
  • Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella hay Sởi - Rubella.

Từ 12 tháng tuổi trở lên

  • Vắc xin thủy đậu mũi 1.
  • Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
  • Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella nhắc lại.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).

Từ 24 tháng tuổi

  • Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1 (Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm).
  • Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).
  • Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).
  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn.

Từ 9 tuổi (Nữ)

  • Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 1.
  • Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 2 (Tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tháng).
  • Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 3 (Tiêm sau mũi 2 từ 4-5 tháng).

Đối tượng không được tiêm vắc xin

Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng:

  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nghe tim bất thường
  • Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích, bú kém,…)
  • Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.

Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng:

  • Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính tiến triển.
  • Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
  • Nghe phổi bất thường.
  • Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

Lưu ý sau khi tiêm chủng

Xử trí đau ở chỗ tiêm:

  • Nếu vết tiêm của trẻ đỏ và cứng, mẹ có thể chườm lạnh, không nên chườm nóng.

Xử trí trẻ khi bị sốt sau tiêm:

  • Trẻ sốt dưới 38 độ C, mẹ nên mặc thoáng, lau người cho con bằng nước ấm.
  • Nếu trẻ sốt từ 38-39 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con, còn trẻ sốt trên 39 độ C, bố mẹ nên đưa đi viện ngay vì bất kỳ lý do gì.
  • Sau khi tiêm, trẻ sốt do vắc xin chỉ sốt trong 24 giờ và uống thuốc hạ sốt một lần là khỏi.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  991 lượt xem

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1064 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  709 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 574 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 614 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? 01:35
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG?
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 581 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1912 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây