1

Gãy xương quai xanh (xương đòn) bao lâu thì lành?

Gãy xương quai xanh (xương đòn) là một chấn thương thường gặp nhất ở vùng vai, gãy xương quai xanh có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật.

1. Gãy xương đòn có nguy hiểm không?

 

Cơ thể gồm có hai xương quai xanh (còn gọi là xương đòn) nằm dưới vai và đối diện nhau qua ức. Ở mỗi xương, một đầu xương khớp với ức qua khớp tròn, đầu còn lại khớp với xương bả vai qua khớp cùng đòn giúp kết nối cánh tay với cơ thể.

Gãy xương quai xanh là tai nạn thường gặp nhất ở vùng vai, tỉ lệ gãy xương quai xanh chiếm tỉ lệ 35-43% gãy xương vùng vai và 4% gãy xương cả cơ thể. Nguyên nhân gãy chủ yếu là do té ngã, tai nạn giao thông, 80% cơ chế chấn thương là do bị tác động gián tiếp như khi ngã đập vai, chống tay, 20% là do tác động trực tiếp, thường gây gãy hở.

Trong thực tế thì tỉ lệ gãy xương quai xanh trái thường gặp hơn gãy xương quai xanh phải, do số người thuận bên phải nhiều hơn và bên không thuận có xu hướng yếu hơn nên dễ bị gãy hơn. Mặc khác, do ở Việt Nam người tham gia lưu thông phải chạy bên lề phải nên có xu hướng chống xe bằng chân trái. Nếu xảy ra tai nạn thì thường sẽ ngã về phía bên trái.

Xương quai xanh có thể gãy ở nhiều vị trí trong đó gãy vị trí 1/3 giữa là thường gặp và điển hình nhất, có thể gãy 1/3 trong hoặc 1/3 ngoài nhưng ít gặp. Gãy xương quai xanh có thể gãy đơn thuần hoặc khi gãy gây các tổn thương khác như tổn thương mạch máu, tổn thương màng phổi, tổn thương thần kinh,...

Gãy xương quai xanh thường không nguy hiểm vì xương quai xanh có màn xương dày và vị trí phía trên của lồng ngực là vùng được cung cấp máu dồi dào, do đó xương đòn rất dễ lành khi gãy. Dù nằm trên các dây thần kinh, mạch máu quan trọng nhưng khi xương quai xanh gãy và các đầu xương bị di lệch vẫn ít khi ảnh hưởng đến các bộ phận này.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp gãy xương phức tạp, các mảnh xương có thể đâm vào các bó thần kinh hoặc mạch máu dưới xương đòn gây chảy máu hoặc liệt tay, đầu xương gãy đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí, tràn máu màng phổi làm suy hô hấp có thể đe dọa tính mạng, những người bị gãy hai xương quai xanh cùng lúc sẽ bị khó thở do khi thở xương quai xanh cử động gây đau.

Gãy xương quai xanh (xương đòn) bao lâu thì lành?
Hai xương quai xanh nằm dưới vai và đối diện nhau qua ức

2. Các phương pháp điều trị gãy xương đòn

 

Điều trị gãy xương quai xanh (gãy xương đòn) có hai phương pháp chính là điều trị phẫu thuật và điều trị bảo tồn.

Đa số các trường hợp gãy xương quai xanh sẽ được điều trị bảo tồn. Có nhiều phương pháp điều trị bảo tồn như:

  • Bó bột nhằm điều chỉnh vai giúp cố định xương.
  • Phương pháp Rieunau: Bệnh nhân kê gối dưới vai, nằm ngửa liên tục trong hai tuần, nơi xương gãy được băng chéo bằng hai đoạn băng dính bản lớn. Sau hai tuần bệnh nhân ngồi dậy băng treo tay và bắt đầu tập khớp vai.
  • Băng số 8: Dùng băng thun bản rộng 10-12 cm bắt chéo hình số 8 sau lưng bệnh nhân trong 4- 8 tuần. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn được lựa chọn nhiều nhất vì mang đai vải thun sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu hơn cho bệnh nhân.

Điều trị bảo tồn cũng thường được chỉ định với các bệnh nhân cao tuổi, do người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường,... đồng thời có tình trạng loãng xương, xương bị mỏng, giòn, xốp không đảm bảo cho cuộc mổ.

Ngoài ra, điều trị bảo tồn còn được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân không muốn phẫu thuật, không muốn nằm viện, không muốn sẹo do mổ,...Việc lành xương của điều trị bảo tồn thường không đạt được hình dạng tuyệt đối như ban đầu, thường xuất hiện những can lệch, xù lên làm cho vai ngắn lại, xương đòn bị nhô lên gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị bảo tồn, phần xương gãy có thể bị nhô cao gây tình trạng loét da, đâm thủng ra ngoài. Để ngăn ngừa các biến chứng khi điều trị bảo tồn, bệnh nhân nên tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra, đánh giá các nguy cơ qua kết quả chụp phim X-quang, nếu có khả năng xuất hiện các biến chứng bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ.

Điều trị gãy xương quai xanh (xương đòn) bằng phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Gãy xương đòn có biến chứng làm tổn thương thần kinh, mạch máu, làm thủng màng phổi.
  • Các trường hợp gãy kín đang điều trị bảo tồn nếu xuất hiện mảnh gãy thứ ba làm chọc thủng da hoặc màng phổi cũng sẽ được chỉ định mổ.
  • Các trường hợp gãy hở cần phẫu thuật để cắt lọc vết thương, kết hợp xương lại.
  • Bệnh nhân muốn phẫu thuật để xương lành đẹp, không có hiện tượng tạo cục u lồi gây mất thẩm mỹ có thể gặp khi điều trị bảo tồn.

So với điều trị bảo tồn, phẫu thuật sẽ giúp nắn chỉnh xương tốt hơn, tuy nhiên phẫu thuật sẽ tốn chi phí cao hơn, sẽ để lại vết sẹo do mổ và bệnh nhân sẽ phải thực hiện cuộc mổ thứ hai để lấy dụng cụ y tế ra. Các dụng cụ y tế được sử dụng để kết hợp xương đòn hiện nay là đinh nội tủy có răng vặn hoặc nẹp vít (sử dụng nẹp và bắt vít vào).

3. Gãy xương quai xanh bao lâu thì lành?

Gãy xương quai xanh (xương đòn) bao lâu thì lành?
Cần mất nhiều thời gian để xương hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thường là từ 3 đến 6 tháng

 

Trong điều trị bảo tồn, bệnh nhân sẽ mang đai trong 4-8 tuần, trong thời gian này xương sẽ có can xương. Nếu mổ bệnh nhân được được vận động sớm hơn, tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, can xương bị ảnh hưởng bởi quá trình bóc tách, kết hợp xương, do đó, can xương được hình thành chậm hơn phương pháp bảo tồn.

Cần mất nhiều thời gian để xương hồi phục sau gãy, thời gian liền xương sinh lý thường là từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian đó, bệnh nhân phải hạn chế cầm, xách các vật nặng vì khi xách các vật nặng vai sẽ bị kéo xuống, chỗ gãy dễ bị di chuyển.

Bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật thường mong muốn lao động hoặc chạy xe máy sớm vì các dụng cụ y tế được cố định trong xương không gây đau nhức và vướng víu, tuy nhiên các hoạt động này không hề tốt cho bệnh nhân, cử động khi xương chưa lành có thể làm lỏng và tuột vít ra, cuộc mổ thất bại và phải thực hiện lại. Bệnh nhân nên bắt đầu vận động trễ, khoảng 2-3 tháng sau phẫu thuật khi có dấu hiệu của can xương.

Bệnh nhân bị gãy xương quai xanh không cần bắt buộc tập vật lý trị liệu do ít để lại di chứng, tuy nhiên cần tập khớp vai để tránh cứng khớp do không cử động lâu ngày. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin D để quá trình liền xương được diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân nên tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi quá trình liền xương, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có các biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 955 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 999 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 995 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 824 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 764 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 881 Lượt xem
Tin liên quan
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương
5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương

Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây