Đừng bỏ lỡ cơ hội can thiệp sớm một số bệnh lý bẩm sinh cho trẻ - Bệnh viện Việt Đức
Bệnh nhi 10 tuổi (Nam Định) mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh từ nhỏ, nhưng gia đình đã bỏ lỡ cơ hội vàng can thiệp cho trẻ khi 3-4 tuổi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc lồng ngực của trẻ, khiến trẻ tự ti, mặc cảm so với bạn bè.
Đây là một trong nhiều trường hợp đến khám và tư vấn các bệnh lý dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sáng nay, 30-5. Buổi khám miễn phí đầu tiên đón nhận gần 100 ca bệnh từ rất nhiều tỉnh, thành phố về Hà Nội.
TS, BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, nhiều dị tật bẩm sinh như tim, chi… được phát hiện từ khi trước sinh và can thiệp khi sinh. Nhưng dị tật tiết niệu sinh dục nếu không có biểu hiện ra ngoài thì rất khó phát hiện để điều trị sớm để không làm mất chức năng của các cháu.
Các bệnh như thận ứ nước, nhiễm trùng tiết niệu… để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, lớn lên gây ra tình trạng suy thận.
Sáng nay, chỉ trong khoảng một giờ khám đầu tiên, đã có hơn 10 cháu được tư vấn cần phải làm hồ sơ để phẫu thuật ngoại khoa. Các bệnh về các dị tật bẩm sinh được phát hiện sáng nay như lồng ngực gà, lõm lồng ngực, bệnh lý tiết niệu sinh dục, u phần mềm, các dị tật về chi, ngón… Một số bệnh nhi khác chưa đến tuổi phẫu thuật cũng đã được các bác sĩ hẹn đến theo dõi tại khoa.
Đặc biệt, BS Hoa cho biết, có nhiều cháu đến trong tình trạng mắc dị tật bẩm sinh nhưng gia đình lại có quan niệm cũ là “lớn tự khỏi”.
Bệnh nhi 10 tuổi trên đây không chỉ tự ti với bạn bè, không dám cởi trần cũng như thường xuyên khom người xuống. Trẻ không thể tham gia các hoạt động vận động mạnh như chạy, nhảy, thậm chí là chỉ leo cầu thang. Gia đình cho biết con trai mắc bệnh từ nhỏ nhưng vì nhà không có điều kiện và nghĩ con chưa có vấn đề gì lớn về sức khỏe nên để chờ lớn mới can thiệp.
“Bệnh lý này nếu trẻ được mổ lúc 3-4 tuổi là tốt nhất để cháu có được một sức khỏe bình thường. Chúng tôi đã xếp lịch mổ cho cháu vào tháng 7 tới đây”, BS Hoa nói.
Khuyến cáo của bác sĩ:
Tại buổi khám, cũng có nhiều trường hợp các cháu bé bị dị tật lỗ tiểu thấp. Tuy nhiên, dị tật này lại không được nhiều gia đình phát hiện ra, hoặc nếu có biết trước thì nhiều người cũng cho rằng không cần can thiệp sớm. “Dị tật tiết niệu sinh dục đứng số 1 trong số các dị tật bẩm sinh hiện nay. Trong đó, dị tật lỗ đái thấp chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ nam. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ như nhiễm trùng tiết niệu, làm ảnh hưởng tới cấu trúc của bộ phận sinh dục”, BS Hoa khuyến cáo.
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1342 lượt xem
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1042 lượt xem
Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 931 lượt xem
Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ
- 0 trả lời
- 978 lượt xem
Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.
Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.