Bé trai bị xoắn hoại tử tinh hoàn - Bệnh viện Việt Đức
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa tối cấp thường gặp nếu không được cấp cứu kịp thời có thể phải cắt tinh hoàn và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Do bất thường của dây chằng bìu tinh hoàn.
Triệu chứng
Bệnh nhân bị đánh thức trong giấc ngủ bởi một cơn đau chói ở bìu.
Khi khám lâm sàng tinh hoàn bên xoắn treo cao hơn bên đối diện.
Bệnh thường hay chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn, đó là nguyên nhân dẫn đến sự chẩn đoán chậm trễ và phải cắt tinh hoàn.
“Đứng trước một trường hợp đau tinh hoàn, cần nghĩ tới bệnh lý xoắn tinh hoàn trước tiên, tránh chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, sỏi niệu quản… phải cắt bỏ tinh hoàn”, bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, khuyến cáo.
Điều trị
Với bệnh xoắn tinh hoàn, thời gian vàng điều trị bệnh là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.
- Nếu đến trước 6 giờ và được xử trí đúng đắn, kịp thời thì tỷ lệ bệnh nhân được cứu tinh hoàn có thể đạt được 100%.
- Đến viện trong khoảng 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%
- Trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu.
- Trên 24 giờ sẽ không cứu được tinh hoàn.
Nhiều trẻ đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con. Khi lớn, chuyện chỉ còn một tinh hoàn sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
Bác sĩ Quang khuyến cáo nam giới cần đi khám ngay khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu.
Ca bệnh xoắn tinh hoàn
Bệnh nhi 14 tuổi đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng hoại tử tinh hoàn trái tím đen, bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ.
Bé bị đau tinh hoàn, đến một bệnh viện huyện ở Hưng Yên điều trị. Tại đây, bé được chẩn đoán viêm tinh hoàn và điều trị không kết quả, được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức ngày 7/4.
Các bác sĩ Trung tâm Nam học khám thấy tinh hoàn trái bị xoắn, sưng, đã tím đen hoại tử. Bệnh nhi được phẫu thuật cắt tinh hoàn trái, cố định tinh hoàn phải. Sau 2 ngày phẫu thuật, bé ổn định và đang được điều trị phục hồi.
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.
Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?
Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?
- 1 trả lời
- 1265 lượt xem
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1341 lượt xem
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1058 lượt xem
Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1042 lượt xem
Nếu con bạn có một tinh hoàn ẩn, bìu của bé sẽ nhỏ hơn bình thường và trông hai bên không đều hoặc không cân đối. Nếu cả hai tinh hoàn đều không hạ xuống, bìu của bé có thể cân nhưng sẽ nhỏ hoặc phẳng.
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!