1

Vùi lấp dương vật ở trẻ em - bệnh viện Việt Đức

1. Định nghĩa

Vùi dương vật hay lún dương vật là dương vật tuy bình thường về hình dạng và kích thước nhưng bị chôn vùi vào lớp mỡ trước xương mu nên ở trạng thái bình thường sẽ không nhìn thấy dương vật.

Vùi dương vật là do sự kết hợp của 2 yếu tố:

  • Bất thường cố định cân da khiến dương vật bị trượt ra sau.
  • Thiếu da bao cân dương vật.

Bệnh thường đi kèm với hẹp da bao quy đầu và hay gặp ở trẻ béo phì có lớp mỡ trước mu dầy

2. Khám lâm sàng

  • Khi dương vật không cương: Không sờ nằn thấy dương vật ở phần nhô lên trên mu.
  • Khi dương vật cương: Sờ nắn thấy một phần dương vật nhô lên khỏi xương mu. Da bao quy đầu dài lùng nhùng và có hình nón.
  • Thăm khám: Ấn ngón tay ở gốc dương vật sẽ sờ thấy thân dương vật bình thường, khi thả tay ra dương vật lại chìm xuống dưới ngấn mu.

3. Chẩn đoán

Không nhìn thấy thân dương vật mà chỉ nhìn thấy da quy đầu. Mặt da vùng mu đến ngay đỉnh bao quy đầu. Mặt bụng da bìu đến ngay đỉnh bao quy đầu. Nếu có hẹp bao quy đầu kèm theo khi đái bao quy đầu sẽ phồng.

Cần chẩn đoán phân biệt vùi dương vật với:

  • Dính da dương vật phần bìu: Da ở mặt niệu đạo gốc dương vật dính với da bìu.
  • Vùi dương vật thứ phát: Thân dương vật bị vùi trong sẹo da trước xương mu, thường là sau cắt bao quy đầu.
  • Dương vật nhỏ: Hình dạng dương vật bình thường nhưng chiều dài dương vật ngắn hơn 2 lần chuẩn, có thể đáp ứng với điều trị nội tiết tố.

4. Điều trị

  • Chỉ định : Không cần phẫu thuật nếu bao quy đầu không chít hẹp có thể lộn ra được.
  • Nguyên tắc phẫu thuật: Cố định cân Buck vào cân Dartos ở gốc dương vật.

Biến chứng:

Biến chứng sớm

  • Chảy máu sau mổ: Ít gặp, nếu có chỉ cần băng ép.
  • Nhiễm trùng: Thường nhẹ và đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, thay băng tại chỗ.
  • Phù nề dương vật: Do cắt niêm mạc chưa đủ.

Biến chứng muộn

  • Vùi dương vật tái phát: Dương vật bị kéo một phần hoặc hoàn toàn vào dưới xương mu sau phẫu thuật nhưng vẫn trồi lên khi đè các mô xung quanh xuống.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1341 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1042 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  931 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  978 lượt xem

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1236 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12822 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 753 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 792 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây