1

Đóng dò động mạch vành vào các buồng tim

Dò động mạch vành vào các buồng tim là một bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp chiếm khoảng 0,2% đến 0,4% trong số các bệnh lý. Bệnh có biểu hiện không rõ, một số trường hợp biểu hiện với một tình trạng suy tim sung huyết nên thường không được phát hiện sớm. Hiện tại, nhờ những thuật khoa học vượt trội nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

1. Dò động mạch vành

 

Động mạch vành là hệ thống động mạch nuôi dưỡng cho các tế bào cơ tim, được chia thành các nhánh gồm động mạch vành trái (chia thành động mạch liên thất trước, động mạch mũ) và động mạch vành phải nhiệm vụ đưa màu giàu oxy đến nuôi dưỡng các tế bào của tim.

Dò động mạch vành bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp, không rõ triệu chứng nên có thể không được phát hiện trong nhiều năm. Dò động mạch vành nằm trong nhóm bệnh có bất thường tận cùng của động mạch vành phải và động mạch vành trái tuy ở vị trí bình thường nhưng có một hoặc nhiều nhánh dò vào buồng tim hay các mạch máu lớn gần tim (động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch phổi...).

Ở bệnh dò động mạch vành thì người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau, các triệu chứng hay xuất hiện khi người bệnh trên 20 tuổi. Chủ yếu là do động mạch vành phải, tỷ lệ dò cả động mạch phải và trái thấp.

Dò động mạch vành vào các buồng tim làm cho lượng máu trong mạch vành giảm xuống, không cung cấp đủ nhu cầu cho cơ tim và làm tăng lưu lượng cho các buồng tim nên có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, nghe tim thấy các tiếng tim bất thường thấy có tiếng thổi liên tục bên bờ trái xương ức.

2. Chẩn đoán dò động mạch vành

Đóng dò động mạch vành vào các buồng tim
Siêu âm doppler tim để chẩn đoán dò động mạch vành

 

Hiện nay, nhờ sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán nên người bệnh có thể được phát hiện phần lớn nhờ siêu âm doppler tim và chụp mạch ngày cả khi không có dấu hiệu triệu chứng.

Siêu âm tim: Có giá trị chẩn đoán xác định bệnh dò động mạch vành cao. Phần lớn trên 90% số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh dò động mạch vành nhờ phương pháp này:

  • Trên siêu âm thấy các dấu hiệu như đường kính động mạch vành tại gốc dãn lớn, tỉ lệ ĐMV/ĐMC tại gốc động mạch tăng, có dòng máu xoáy mạnh vào buồng tim có mạch vành dò vào.
  • Ngoài ra trên siêu âm có giá trị tiên lượng bệnh, chỉ định can thiệp phẫu thuật. Những dấu hiệu siêu âm giúp chỉ định điều trị can thiệp bao gồm kích thước động mạch vành tại gốc dãn, giãn buồng tim, tăng áp lực động mạch phổi, rối loạn chức năng tâm thu thất trái và bệnh tim khác đi kèm.

Chụp mạch vành và chụp CT mạch vành: Ở một số người, khi thấy các biểu hiện bất thường ở tim nhưng khó phát hiện và không thể chẩn đoán xác định bệnh dò mạch vành nhờ siêu âm tim, thì cần tiến hành chụp mạch để chẩn đoán xác định bệnh.

3. Điều trị dò động mạch vành

Đóng dò động mạch vành vào các buồng tim
Phẫu thuật điều trị dò động mạch vành cho bệnh nhân

 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản của bệnh nhân bị dò động mạch vành vào các buồng tim. Ngoài phẫu thuật phương pháp thông tim bít lỗ dò qua da bằng dụng cụ cũng được sử dụng nhưng chưa được dùng rộng rãi, tuy vậy thì phương pháp này cũng đang có xu hướng được sử dụng nhiều hơn vì có nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi nhanh, giảm bớt thời gian nằm viện.

Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân sau

  • Dò động mạch vành và xuất hiện các biểu hiện suy tim (khó thở khi gắng sức, đau ngực...)
  • Trường hợp dò mạch vành nhưng không có suy tim nhưng có lưu lượng tim lớn nhờ siêu âm tim.

Phẫu thuật không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng có những chống chỉ định tương đối như:

  • Suy tim nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít với điều trị nội khoa tích cực hoặc suy tim kéo dài, thể trạng bệnh nhân suy kiệt, suy chức năng gan, thận.
  • Chức năng thất trái giảm nặng trên siêu âm tim thấy phân suất tống máu (FE) dưới 40%, phân suất co thắt dưới 25%.

Mục tiêu của phẫu thuật điều trị dò động mạch vành:

  • Xác định được vị trí động mạch dò vào buồng tim, sau đó buộc thắt thử vị trí dò tròng vòng 15 phút.
  • Sau khi thắt thử, kiểm tra điện tâm đồ nếu không có hiện tượng thiếu máu cơ tim thì đóng lỗ dò bằng chỉ.
Đóng dò động mạch vành vào các buồng tim
Sau phẫu thuật có thể bị tai biến là nhồi máu cơ tim

 

Những tai biến có thể gặp sau phẫu thuật:

  • Chảy máu, tràn dịch màng ngoài tim, chèn ép tim
  • Suy tim cấp
  • Viêm trung thất, viêm xương ức.
  • Huyết khối mạch, nhồi máu cơ tim
  • Tan máu.

Theo dõi sau khi phẫu thuật

  • Làm các xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu ngay sau khi về buồng theo dõi được 15- 30 phút, chụp Xquang ngực tại giường.
  • Theo dõi huyết động, hô hấp, ống dẫn lưu, nước tiểu 30 phút đến 1 giờ/1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tùy tình trạng huyết động.
  • Theo dõi những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Dò động mạch vành bẩm sinh vì không rõ triệu chứng nên thường phát hiện muộn, có khi đã biểu hiện của những biến chứng. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bệnh này hầu hết được chẩn đoán nhờ siêu âm tim, nên việc chẩn đoán bệnh dễ dàng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây