1

Chấn thương tim nguy hiểm thế nào?

Trái tim có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, chính vì vậy những chấn thương ở tim dù là nhỏ nhất cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy chấn thương tim nguy hiểm thế nào và làm sao để phân biệt được chúng với các chấn thương khác?
 

1. Chấn thương ở tim là gì?

 

Chấn thương ngực là tổn thương thường gặp trong cuộc sống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng trong đó có trái tim. Mặc dù chấn thương ở tim là dạng tổn thương khá hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại khiến nhiều người phải dè chừng. Các tổn thương đó có thể đi từ thể nhẹ như tụ máu màng tim, dập cơ tim, rách vỡ buồng tim hoặc các cấu trúc trong tim và nặng nhất là đứt rời cuống tim.

Mặc dù có đến 70% ca tử vong do đa chấn thương vùng ngực có xuất hiện các chấn thương ở tim nhưng trên thực tế rất hiếm thấy các ca chấn thương ở tim trên lâm sàng.

Các chấn thương ở tim chủ yếu do các chấn thương mạnh và đột ngột vào vùng xương ức trong các tai nạn như tai nạn giao thông, lao động hoặc trong sinh hoạt hằng ngày.

Chấn thương tim nguy hiểm thế nào?
70% ca tử vong do đa chấn thương vùng ngực có xuất hiện các chấn thương ở tim

2. Chấn thương tim nguy hiểm như thế nào?

 

Trái tim có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người, có nhiệm vụ đưa máu, chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến toàn bộ cơ thể. Bất kỳ vấn đề nhỏ nào ảnh hưởng đến tim đều có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

Đối với các chấn thương ở tim, nguy cơ tử vong rất cao vì tim được bao bọc bởi khung xương sườn, xương ức và cột sống, phải gặp một chấn thương rất nặng thì mới có thể gây tổn thương đến tim.

Vì vậy đa phần các chấn thương ở tim nếu ở thể nhẹ thì thường khó nhận biết vì không có quá nhiều biểu hiện cụ thể còn nếu thể nặng thì đa phần đều tử vong ngay sau khi bị thương. Chỉ có một số trường hợp nhỏ người bệnh bị tổn thương vỡ nhỏ ở một buồng tim gây chèn ép tim cấp tính mới đủ thời gian để di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

3. Các thể chấn thương ở tim thường gặp

 

3.1 Chấn thương vỡ tim

Đây là chấn thương ở tim có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân chấn thương vỡ tim có các biểu hiện choáng ngất rồi tỉnh lại, tình trạng đau tức ngực hay khó thở ngày càng tăng dần, khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện người bệnh có các biểu hiện vật vã, kích thích, đau ngực và khó thở dữ dội. Thăm khám lâm sàng sẽ thấy các dấu hiệu như sau:

  • Vùng xương ức của người bệnh có dấu hiệu xây xát hoặc bầm tím
  • Mặt bệnh nhân tím tái hơn, tĩnh mạch nổi lên, gan to và phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)
Chấn thương tim nguy hiểm thế nào?
Bệnh nhân chấn thương vỡ tim có biểu hiện đau tức ngực và khó thở dữ dội

 

  • Huyết áp tối đa động mạch giảm
  • Huyết áp tĩnh mạch trung ương tăng
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện một vài triệu chứng của chấn thương ngực kín như tràn khí màng phổi. Tuy nhiên các biểu hiện này thường ít và không tương xứng với mức độ đau ngực và khó thở dữ dội của bệnh nhân.
  • Khi nghe tim thì ít giá trị và chủ yếu có những tiếng thổi bất thường do thủng vách liên thất hoặc đứt van tim gây hở van cấp.

Khi tiến hành các xét nghiệm, chụp chiếu sẽ thấy những bất thường sau cảnh chấn thương vỡ tim ở người bệnh:

  • Chụp x-quang ngực thẳng thấy bóng tim to, mất các cung tim, bờ tim sắc nét đồng thời có thể thấy được hình ảnh tràn khí, tràn máu khoang màng phổi, gãy xương sườn...
  • Điện tâm đồ cho thấy khoảng ST chênh lên, điện thế tim thấp, rối loạn nhịp tim.
  • Siêu âm tim giúp bác sĩ nhìn thấy được dịch trong khoang màng tim, đây là biện pháp hỗ trợ chẩn đoán quan trọng và trong trường hợp huyết động cho phép bác sĩ có thể thăm dò thêm được chức năng tim và tình trạng tổn thương các van tim.

Các trường hợp được chẩn đoán vỡ tim phải nhanh chóng cấp cứu và tiến hành phẫu thuật. Đối với ca chấn thương vỡ tim nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì khả năng cứu sống người bệnh lên đến 80% đối với tổn thương vỡ một buồng tim.

Chấn thương tim nguy hiểm thế nào?
Các trường hợp được chẩn đoán vỡ tim phải nhanh chóng cấp cứu và tiến hành phẫu thuật

 

3.2 Đụng dập cơ tim

Trường hợp dập cơ tim có nhiều mức độ tổn thương khác nhau và rất khó nhận biết được nếu không thực hiện phẫu thuật. Nếu không sớm phát hiện bệnh nhân sẽ gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Tổn thương thường gặp nhất là tổn thương thành trước của thất phải, ngay sau xương ức

Bệnh nhân bị đụng dập cơ tim chủ yếu được điều trị nội khoa, nghỉ ngơi và thông khí tốt để đảm bảo lượng oxy cần thiết, bù đủ khối lượng tuần hoàn. Nếu có các biểu hiện suy tim hoặc rối loạn nhịp sẽ được điều trị ngay, sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim khi có chỉ định của bác sĩ.

3.3 Chấn thương van tim

Bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng của suy tim cấp do van tim hở sau chấn thương ngực kín. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm tim.

Các chấn thương van tim được điều trị chủ yếu bằng nội khoa và điều trị phẫu thuật chỉnh sửa hoặc thay van tim sau một tháng điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 687 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây