1

Phình động mạch não nguy hiểm như thế nào?

Phình động mạch não có thể gây tử vong nhưng nếu được điều trị kịp thời, bệnh không phải lúc nào cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hình ảnh 80 Phình động mạch não nguy hiểm như thế nào?

Bài viết này sẽ giải thích khi nào phình động mạch não có thể gây tử vong, tỷ lệ tử vong do bệnh này và các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý.

Phình động mạch não có thể gây tử vong không?

Bản thân phình động mạch não không phải lúc nào cũng gây tử vong nhưng nếu bị vỡ, nó có thể đe dọa tính mạng.

Phình động mạch não – còn gọi là phình động mạch nội sọ – hình thành khi thành mạch máu trong não bị yếu đi. Theo thời gian, áp lực từ dòng máu có thể làm mạch máu phình ra và chứa đầy máu.

Cuối cùng, phình động mạch có thể bị vỡ ra, khiến máu tràn vào mô não xung quanh. Khi điều này xảy ra, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như co giật, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tỷ lệ tử vong do phình động mạch não

Theo ước tính, khoảng 3,2% dân số thế giới bị phình động mạch não, chủ yếu ở độ tuổi từ 30 đến 60.

Khoảng 25% số người bị vỡ phình động mạch não bị tử vong trong 24 giờ đầu, tỷ lệ này tăng lên thành 50% trong vòng 3 tháng.

Ngay cả khi được điều trị, khoảng 40% người bị vỡ phình động mạch não vẫn không qua khỏi do biến chứng.

Có dấu hiệu nào cảnh báo phình động mạch não sẽ bị vỡ không?

Nhiều trường hợp phình động mạch não, đặc biệt là các phình nhỏ, không gây triệu chứng trước khi vỡ. Tuy nhiên, khi phình động mạch lớn dần hoặc bắt đầu rò rỉ, nó có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.

Chỉ khoảng 10–15% phình động mạch não chưa vỡ gây ra triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau sau hốc mắt
  • Tê hoặc yếu cơ mặt
  • Giãn đồng tử
  • Nhìn đôi hoặc nhìn mờ

Nếu phình động mạch bắt đầu rò rỉ, nó có thể gây ra đau đầu cảnh báo (sentinel headache) – một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nguy cơ phình bị vỡ và cần điều trị ngay.

Có thể điều trị phình động mạch não không?

Nếu được chẩn đoán mắc phình động mạch não, bệnh nhân cần được điều trị để có thể giảm nguy cơ bị vỡ phình và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào vị trí, kích thước phình động mạch và nguy cơ phình động mạch bị vỡ. Có các lựa chọn điều trị sau:

  • Theo dõi: Nếu phình động mạch nhỏ và nguy cơ vỡ thấp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh định kỳ để theo dõi sự thay đổi.
  • Kẹp phình động mạch: Phương pháp phẫu thuật này sử dụng một chiếc kẹp nhỏ để chặn nguồn cung cấp máu đến túi phình, ngăn không cho túi phình tiếp tục phát triển và giảm nguy cơ bị vỡ.
  • Nút mạch bằng vòng xoắn kim loại : Một ống thông được luồn vào túi phình để đặt cuộn dây kim loại nhỏ, ngăn không cho máu chảy vào trong làm phình động mạch phát triển.

Nếu phình động mạch đã bị vỡ, việc điều trị trong vòng 24 giờ đầu có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong. Thông thường, bệnh được điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật để cầm máu và theo dõi các biến chứng nguy hiểm.

Phình động mạch não có gây đau không?

Phình động mạch nhỏ chưa vỡ có thể gây đau đầu, nhưng hơn 90% trường hợp không có triệu chứng.

Tuy nhiên, khi phình động mạch bắt đầu rò rỉ hoặc vỡ, nó có thể gây đau đầu dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Nhìn đôi hoặc nhìn mờ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Khó nói
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Cứng cổ
  • Buồn nôn, nôn
  • Lú lẫn
  • Mất ý thức
  • Co giật
  • Ngừng tim

Vỡ phình động mạch não là một tình trạng nguy hiểm tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn hoặc người xung quanh gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Kết luận

Phình động mạch não hình thành khi thành mạch máu trong não bị suy yếu và phình ra. Nếu vỡ, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Nếu bạn hoặc người thân bị đau đầu đột ngột dữ dội hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là do vỡ phình động mạch, cần đi cấp cứu ngay để có thể cứu sống được tính mạng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Độ cao lớn có nguy hiểm cho người bị phình mạch não không?
Độ cao lớn có nguy hiểm cho người bị phình mạch não không?

Nguy cơ độ cao lớn gây nguy hiểm cho người bị phình mạch não chưa vỡ là tương đối thấp. Tuy nhiên, nồng độ oxy giảm và sự thay đổi áp suất khí quyển có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Phình động mạch chủ bụng: Triệu chứng và phương pháp điều trị
Phình động mạch chủ bụng: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể con người. Động mạch này mang máu từ tim lên đầu, sau đó đến cánh tay và xuống bụng, chân và vùng chậu. Thành động mạch chủ có thể trở nên suy yếu và phình lên giống như quả bóng. Tình trạng này được gọi là phình động mạch chủ và nếu xảy ra ở phần động mạch chủ vùng bụng thì được gọi là phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm).

Phình động mạch chủ lên có tiên lượng ra sao?
Phình động mạch chủ lên có tiên lượng ra sao?

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể. Động mạch này đi ra từ tim, đi lên một đoạn ngắn rối uốn cong và đi xuống dưới. Phần bên dưới đoạn uốn cong được gọi là động mạch chủ xuống (descending aorta), nối với một mạng lưới các động mạch vận chuyển máu giàu oxy phần lớn cơ thể. Phần động mạch chủ đi ra từ tim đến đoạn uốn cong được gọi là động mạch chủ lên (ascending aorta).

Các biến chứng sau phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ
Các biến chứng sau phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ

Phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ nói chung là an toàn nhưng đôi khi có thể xảy ra các biến chứng như cục máu đông, thiếu máu cục bộ và chảy máu. Bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể về nguy cơ biến chứng trước khi phẫu thuật.

Những điều cần biết về phình động mạch chủ bụng dưới thận
Những điều cần biết về phình động mạch chủ bụng dưới thận

Phình động mạch chủ bụng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào bên dưới cơ hoành nhưng vùng bên dưới thận là khu vực có nguy cơ cao nhất. Tình trạng phình động mạch chủ ở khu vực này được gọi là phình động mạch chủ bụng dưới thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây