1

Chẩn đoán nhịp nhanh thất kéo dài

Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp trong bệnh lý mạch vành. Để chẩn đoán nhịp nhanh thất bác sĩ cần dựa trên những triệu chứng lâm sàng của người bệnh và thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ.

1. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên triệu chứng

Nhịp nhanh thất là một loại rối loạn nhịp tim trong bệnh lý tim mạch, khi có ≥ 3 nhịp thất liên tiếp với tần số ≥ 120 lần/phút. Một số chuyên gia đề xuất sử dụng mốc ≥ 100 lần/phút để chẩn đoán nhịp nhanh trên thất. Triệu chứng nhịp nhanh thất có thể đơn dạng hoặc đa hình thái và có thể kéo dài hoặc không kéo dài:

  • Nhịp nhanh thất đơn dạng: cơ chế do một ổ ngoại lai hoặc một vòng vào lại đơn độc phát nhịp, hình dạng phức bộ QRS trên điện tâm đồ đều và đơn dạng.
  • Nhịp nhanh thất đa dạng: do nhiều ổ ngoại vi hay nhiều vòng vào lại khác nhau phát nhịp, dẫn đến phức bộ QRS trên điện tâm đồ không đều về hình thái và tần số.
  • Nhịp nhanh thất không kéo dài: thời gian kéo dài <30 giây
  • Nhịp nhanh thất kéo dài: thời gian kéo dài ≥ 30 giây hoặc bị ngưng sớm hơn do mất huyết động.

Đối với trường hợp nhịp nhanh thất kéo dài sẽ luôn xuất hiện triệu chứng, biểu hiện lâm sàng trên người bệnh đó là đánh trống ngực, triệu chứng huyết động không ổn định hoặc rối loạn huyết động, thậm chí là đột tử. Do tâm thất chịu trách nhiệm chính bơm máu đi khắp cơ thể, nên rối loạn nhịp thất thường gây nên triệu chứng so với các rối loạn nhịp khác. Nhịp nhanh thất nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm có thể tiến triển thành rung tâm thất và gây ra ngừng tim.

XEM THÊM: Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất

Chẩn đoán nhịp nhanh thất kéo dài
Nhịp nhanh thất gây trạng thái đánh trống ngực nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm có thể gây ra ngừng tim

2. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên siêu âm tim

Siêu âm tim là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng dễ dàng thực hiện và cho ra kết quả nhanh chóng chính xác. Siêu âm tim có thể thấy xác định được nhịp tim nhanh và các cấu trúc của tim trong các bệnh lý kèm theo. Các bệnh lý gây rối loạn nhịp thất như:

  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim
  • Bệnh tim bẩm sinh, rối loạn di truyền
  • Rối loạn thần kinh tự chủ
  • Rối loạn nhịp thất nguyên phát
  • Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim dãn, phì đại, loạn sản thất phải
  • Rối loạn điện giải, ngộ độc,...

Đây cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới nhịp nhanh trên thất kéo dài. Vì vậy, người bệnh thường được thực hiện thêm siêu âm tim trong chẩn đoán nhịp nhanh thất.

3. Chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên điện tâm đồ ECG

Chẩn đoán nhịp nhanh thất bằng phương pháp cận lâm sàng đó là điện tâm đồ, đây là phương pháp dễ dàng thực hiện, nhanh chóng và cho ra kết quả chính xác. Trên điện tâm đồ, phức bộ QRS giãn rộng phân ly nhĩ thất, phức bộ QRS không có dạng block nhanh điển hình. Nhịp nhanh thất kéo dài là tình huống nhịp cấp cứu vì có thể chuyển sang rung thất.

Chẩn đoán nhịp nhanh thất kéo dài
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhịp nhanh thất dựa trên điện tâm đồ ECG

Các dấu hiệu trên điện tâm đồ nhịp nhanh thất:

  • Tần số thất thường 140-200 lần/phút và nhịp thường không đều.
  • Phức bộ QRS thường dãn rộng và biến dạng, QRS >0,12 giây
  • Thường có phân ly giữa sóng P và QRS, tần số sóng P thường thấp hơn QRS.
  • Nhát QRS bắt được và nhát hỗn hợp
    • Gặp trên 33% trường hợp nhịp nhanh thất
    • Chẩn đoán chắc chắn nhanh nhất
    • Thấy ở nhanh thất chậm (<160 lần/phút)
  • QRS:
    • Block nhánh phải >120ms
    • Block nhánh trái >140ms
    • Block nhánh phải với trục trái gợi ý nhịp nhanh thất
    • Block nhánh trái với trục quá trái rất ít gặp ở nhịp nhanh kịch phát trên thất có dẫn truyền lệch hướng.
  • Theo Wellens:
    • QRS >140ms là chỉ điểm chính nhanh thất
    • QRS 120-140ms chỉ 50% khả năng nhanh thất

Bên cạnh đó cần chẩn đoán phân biệt với nhịp nhanh trên thất kèm theo block nhanh dẫn hoặc dẫn truyền thông qua đường dẫn truyền phụ. Tuy nhiên, vì một số bệnh nhân nhanh thất nhưng dung nạp tốt do đó dễ gây nhầm lẫn và dẫn tới kết luận sai lầm cơn tim nhanh QRS giãn rộng là cơn tim nhanh có nguồn gốc trên thất. Việc chẩn đoán nhầm có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh khi sử dụng một số thuốc cắt cơn tim nhanh trên thất ở bệnh nhân nhanh thất và dẫn tới rối loạn huyết động, thậm chí là tử vong.

Tóm lại, nhịp nhanh thất là một rối loạn nhịp tim và được chẩn đoán xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng như nhịp nhiều hơn 3 nhịp thất liên tiếp trong hơn 120 nhịp tim và kèm theo rối loạn huyết động. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và đặc biệt là điện tâm đồ. Nhịp nhanh thất kéo dài là tình trạng cấp cứu nếu không có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, những người bệnh có bệnh lý tim mạch cần thăm khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Tin liên quan
Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây