1

Chăm sóc và hồi phục sau gãy xương

Bệnh nhân sau khi điều trị gãy xương cần được chăm sóc và phục hồi đúng cách để giúp xương nhanh liền và sớm trở lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người bệnh không biết khi gãy xương kiêng ăn gì và nên ăn gì, chế độ vận động sau gãy xương ra sao. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn.

1. Nguyên nhân gây gãy xương là gì?

Cuộc sống đòi hỏi con người phải luôn luôn vận động, chính vì thế luôn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể gây ra tình trạng gãy xương tay, xương chân, xương đòn hay xương hàm. Một số nguyên nhân chính của gãy xương phải kể đến là:

  • Gãy xương do chấn thương: Trong đó do tai nạn giao thông chiếm trên 50% tổng số; ngoài ra, người bệnh còn có thể bị gãy xương do tai nạn lao động, do tập thể dục thể thao, tai nạn trong sinh hoạt (đánh nhau, ngã cầu thang, ngã cây...);
  • Gãy xương do mắc phải các bệnh lý hiếm gặp hoặc bệnh bẩm sinh (khớp giả bẩm sinh);
  • Do bị viêm xương, u xương.
Chăm sóc và hồi phục sau gãy xương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây gãy xương

2. Triệu chứng lâm sàng khi bị gãy xương

Người bệnh gãy xương nói chung thường có một số triệu chứng cơ năng sau:

  • Triệu chứng đau: Sau khi bị chấn thương dẫn đến gãy xương thì bệnh nhân thường cảm thấy đau rất nhiều, cơn đau sẽ giảm dần khi chi gãy được bất động đúng cách;
  • Triệu chứng giảm cơ năng của chi gãy: Thường xảy ra trong trường hợp gãy ít lệch hoặc gãy cành tươi;
  • Bị mất cơ năng hoàn toàn trong trường hợp chi bị gãy rời.

Ngoài các dấu hiệu gãy xương kể trên thì người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân sau:

  • Trường hợp gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương thì người bệnh có thể bị sốc;
  • Xuất hiện các vết bầm tím sau khoảng 24-48 giờ bị chấn thương;
  • Khi sờ nắn nhẹ nhàng thì có thể thấy đầu xương gãy và gồ lên ở dưới da;
  • Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong xương;
  • Bị sưng nề chi hoặc tràn dịch khớp.

3. Gãy xương có để lại di chứng không?

Đa số bệnh nhân bị gãy xương đều có chung mối lo lắng về sức khỏe sau này, băn khoăn không biết việc bị gãy xương có để lại di chứng không. Người bị gãy xương tay thì không biết gãy xương tay còn làm được việc nặng không? Gãy xương đòn bao lâu thì chạy lại xe được?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị gãy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì khả năng để lại di chứng là rất cao, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt sau này bởi xương khi bị gãy sẽ không còn nguyên vẹn. Cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương để có phương án can thiệp kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng và di chứng gãy xương về sau như:

  • Viêm xương: Đây là một di chứng nặng có thể xảy ra sau gãy xương hoặc sau mổ để biến ổ gãy xương kín thành ổ gãy xương hở, di chứng này rất khó chữa trị;
  • Can lệch: Là hiện tượng các đầu xương bị gãy của người bệnh đã được liền lại nhưng bị lệch, gây khó khăn cho hoạt động bình thường;
  • Xương chậm liền: Thường xảy ra khi người bệnh bị gãy xương trong khoảng 5 tháng nhưng xương không liền. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật như thủ thuật ghép xương xốp lấy ở mào chậu đặt vào cạnh ổ gãy dưới màng xương, khoan xương nhiều lỗ qua ổ gãy, thủ thuật lấy thêm các mẫu xương xốp nhỏ trám vào chỗ khuyết ở khe gãy sẽ cho kết quả khá chắc chắn để giúp cho xương nhanh liền và những người bệnh bị gãy xương tay còn làm được việc nặng, gãy xương chân vẫn đi lại bình thường sau khi điều trị;
  • Khớp giả: Là trường hợp ổ xương bị gãy quá 6 tháng mà không liền lại được;
  • Xơ cứng hạn chế khớp: Đây là di chứng thường xảy ra với những người bị gãy xương gần khớp hoặc tận khớp, hoặc có thể do người bệnh bó bột và phải bất động trong thời gian quá dài.
Chăm sóc và hồi phục sau gãy xương
Bệnh nhân bị gãy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì khả năng để lại di chứng là rất cao

4. Chế độ chăm sóc và phục hồi sau gãy xương

Đối với bệnh nhân gãy xương, tùy vào vị trí tổn thương và mức độ tổn thương ở người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và phục hồi khoa học để giúp xương nhanh liền lại.

4.1 Gãy xương kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Gãy xương kiêng ăn gì và nên ăn gì chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp bổ sung đầy đủ các chất và giúp xương nhanh chóng liền lại và ngược lại.

Một số thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên ăn bao gồm:

  • Thực phẩm nhiều canxi như: Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, lá xu hào, sữa không béo, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành, cần tây, rau diếp, sữa chua, hạnh nhân...
  • Thực phẩm nhiều magie có trong: Thịt, kê, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mùng tơi, cải xanh, khoai lang...
  • Thực phẩm nhiều kẽm: Hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì...
  • Ngoài ra, khi bị gãy xương, người bệnh cũng cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6vitamin B12 để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương.

Song song với việc bổ sung các thực phẩm cần thiết thì trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh gãy xương nói chung và gãy xương đòn nên kiêng gì? Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cần:

  • Tránh uống rượu bia, chất kích thích;
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều;
  • Tránh xa đồ ngọt;
  • Không uống nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển của xương khớp.
Chăm sóc và hồi phục sau gãy xương
Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm chứa magie

4.2 Chăm sóc cho bệnh nhân gãy xương sau khi bó bột

Đối với bệnh nhân bị gãy xương và điều trị bằng phương pháp bó bột thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu xuất hiện cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột và sưng nề thì cần thông báo cho bác sĩ để nới bột kịp thời, tránh tình trạng chèn ép bột;
  • Áp dụng một số biện pháp giảm sưng nề bằng cách: Kê cao chi được bó bột trong khoảng 72 giờ sau bó bột để máu trở về tim được dễ dàng. Đồng thời nên tập vận động lên cơ, gồng cơ các đầu chi không phải bó bột, chườm đá lạnh để giảm đau;
  • Những ngày đầu sau bó bột cần giữ cho bột khô ráo, nếu bột bị thấm nước hoặc ẩm thì có thể gây ngứa ngáy, kích ứng da;
  • Luôn giữ cho bột sạch sẽ và lau sạch phần đầu chi không có bột;
  • Khi bị ngứa không được dùng các vật dụng như que để gãi ngứa vì dễ gây viêm da, tổn thương da;
  • Người bệnh tuyệt đối không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Chú ý màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy bị trầy xước, tấy đỏ thì cần tái khám ngay.
Chăm sóc và hồi phục sau gãy xương
Nếu xuất hiện cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột và sưng nề thì cần thông báo cho bác sĩ

4.3 Chăm sóc bệnh nhân mổ gãy xương

Trong vòng 24 giờ đầu sau mổ gãy xương thì người bệnh được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật. Nếu có tai biến xảy ra thì phải xử trí kịp thời và báo ngay cho bác sĩ.

Nếu bệnh nhân bị chảy máu vết mổ thì cần ép băng cầm máu ngay và báo cho bác sĩ.

Trường hợp vết mổ tiến triển tốt thì bệnh nhân có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.

Bệnh nhân hạn chế ăn thức ăn, đồ uống nhiều đường và tuyệt đối không được uống nước đá lạnh.

Sau mổ, bệnh nhân nên kê cao chi bị tổn thương để giúp giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù.

4.4 Những biện pháp phục hồi sau gãy xương

Vận động sau gãy xương có ý nghĩa quan trọng không kém gì thuốc, giúp máu huyết lưu thông để vết thương mau lành và giảm đau nhức, giảm sưng hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phục hồi sau:

  • Tập cử động khớp: Để giảm khả năng bị co cứng khớp do phải bất động quá lâu;
  • Tập duy trì sức cơ: Để tăng sức căng của cơ;
  • Tập đi: Khi được sự cho phép từ bác sĩ thì người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền;
  • Tập sinh hoạt thông thường: Một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp người bệnh gãy xương phục hồi nhanh hơn như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên, bậc thềm nhà... Khi nào bệnh nhân không còn đau nữa và sinh hoạt không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt;
  • Tập xoa nắn cơ xương: Chỉ nên xoa nắn nhẹ bằng tay mà không nên dùng các loại cồn, dầu cao hay thuốc xoa bóp nào để xoa vào khớp vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ bị xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp....

Tóm lại, khi bị gãy xương, để giúp xương nhanh liền và phục hồi sự vận động của các chi thì người bệnh cần phải kiên trì tập luyện kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu, đặc biệt chú ý trong ăn uống mới có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 973 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 819 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 1018 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 1022 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 842 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 782 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu

Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương
5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương

Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây