1

Bệnh parkinson có nguy hiểm không? Nguyên nhân & cách điều trị

Bệnh parkinson có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là căn bệnh khá phổ biến trong những năm trở lại đây.

Hiện nay chưa có loại thuốc điều trị parkinson triệt để, song nếu nhận biết và phòng ngừa sớm thì cũng không gây hại nhiều tới bệnh nhân, đặc biệt là người già. Hãy tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách điều trị bệnh parkinson trong bài viết sau đây.

1. Bệnh parkinson là bệnh gì?

Parkinson là loại bệnh về thần kinh xảy ra khi nhóm tế bào trong não (hệ thần kinh trung ương) bị rối loạn thoái hóa mất kiểm soát vận động của cơ bắp từ đó khiến người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, phần tay chân bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể sẽ ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh làm thiếu hụt dopamine.

Đối tượng dễ mắc bệnh parkinson thường ở người cao tuổi, 60 trở lên, nam giới dễ mắc hơn nữ giới.

2. Bệnh parkinson có nguyên nhân từ đâu?

Chưa có nguyên nhân chính thức gây bệnh parkinson được công bố, nhưng theo nghiên cứu chỉ ra rằng người bệnh parkinson có hàm lượng Dopamine trong cơ thể bị giảm đi đáng kể. 

Dopamine là 1 chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng dẫn truyền tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong não, giữ vai trò trong việc cử động, phối hợp động tác của cơ thể, tập trung nhiều ở vùng hạch đáy của não. Khi tế bào não bị thoái hóa hoặc mất khả năng sinh sản Dopamine thì sẽ khiến cơ thể thiếu hụt chất này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động. 

Các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh parkinson như sau:

  • Người cao tuổi do lượng Dopamine có xu hướng giảm

  • Tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, diệt cỏ

  • Có tiền sử chấn thương sọ não

  • Do di truyền…

 Bệnh parkinson

Run tay chân là triệu chứng nhận biết rõ rệt bệnh parkinson

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh parkinson là gì?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh parkinson thường cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm chạp. Khi tiến triển nặng hơn thì biểu hiện của bệnh ngày 1 rõ ràng hơn:

  • Cơ quan bị run khi nghỉ như tay, chân, môi, lưỡi… chỉ mất đi khi người bệnh vận động hoặc khi ngủ, tỉnh dậy lại bị.
  • Các cơ bắp và xương cứng dần, vị trí cổ, vai, lưng xuất hiện cảm giác tê cứng. Giọng nói thay đổi, chảy nước dãi không kiểm soát.
  • Ít chớp mắt và khả năng nháy mắt bị ức chế. Các cơ vùng mặt bị co cứng khiến khuôn mặt mất vẻ tự nhiên và giảm biểu đạt cảm xúc.
  • Giảm vận động do cơ và xương bị cứng lại nên dáng đi khó khăn, khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần. Ngồi xuống, đứng lên khó khăn.
  • Tư thế gấp xảy ra khi các nhóm cơ gấp bị tăng trương lực, rất dễ ngã.
  • Các triệu chứng phụ như: rối loạn giấc ngủ, trí nhớ sa sút, huyết áp tụt, mồ hôi nhiều, táo bón, tiểu tiện mất tự chủ, mất mùi…

4. Bệnh parkinson có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bệnh parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân, nhưng để diễn tiến bệnh nặng sẽ cản trở tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tác động tới tâm lý, giảm sút trầm trọng chất lượng của người bệnh. 

Bệnh Parkinson để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh Parkinson để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

 

4.1. Các biến chứng sớm của bệnh Parkinson:

Các biến chứng như: giảm khứu giác, mệt mỏi, trầm cảm, táo bón, rối loạn giấc ngủ… hay buồn ngủ vào ban ngày và tỉnh giấc vào ban đêm, khó ngủ lại.

4.2. Các biến chứng về vận động của bệnh Parkinson:

Thường là biểu hiện co cứng cơ, di chuyển chậm chạp và tiến triển tới run rẩy. Ở người già, khả năng giữ thăng bằng sẽ dần kém đi, nguy cơ ngã cao. 

Parkinson ở giai đoạn cuối biến chứng sẽ nặng hơn như: rối loạn trương lực cơ, mất điều hòa thăng bằng, chứng múa giật… người bệnh có thể mất khả năng tự lập nghiêm trọng và không thể thực hiện được các công việc sinh hoạt đơn giản thường ngày, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

4.3. Các biến chứng không liên quan đến vận động của bệnh Parkinson:

Thường xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc hay các biện pháp can thiệp phẫu thuật và làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Cụ thể là tình trạng sa sút trí tuệ khiến người bệnh bị ảo giác, trầm cảm, giảm khả năng tình dục, khó nhai và nuốt.

5. Có cách nào điều trị bệnh parkinson hiệu quả không?

5.1. Sử dụng thuốc chuyên khoa điều trị

Các nhóm thuốc được chỉ định để phòng ngừa và chữa trị Parkinson như sau:

  • Thuốc đồng vận dopamine: có tác dụng kích thích trực tiếp đến các thụ thể dopamin như: sifrol, trivastal, bromocriptine,… 

  • Thuốc thay thế dopamine: là thuốc bổ sung dopamine kịp thời như Madopar, Syndopa, Sinemer,… Trong quá trình sử dụng thuốc không nên kết hợp với vitamin B6.

  • Thuốc ức chế dị hóa dopamin: những loại thuốc thuộc nhóm này thường ít có ở Việt Nam.

  • Thuốc kháng tiết cholin (Artan, Trihex).

Lưu ý: Mới sử dụng thuốc chỉ nên dùng liều thấp rồi tăng dần. Nếu đổi thuốc cần từ từ không ngừng đột ngột. Khi uống thuốc có thể gặp 1 số tác dụng phụ như: khô miệng, dị ứng, đau bụng, buồn nôn…

 

Sử dụng thuốc chuyên khoa điều trị bệnh Parkinson
Sử dụng thuốc chuyên khoa điều trị bệnh Parkinson

 

5.2. Vật lý trị liệu Parkinson

Vật lý trị liệu sử dụng các bài tập để tăng khả năng vận động và giảm rối loạn thăng bằng.

  • Phương pháp trị liệu ngôn ngữ: giúp người bệnh giảm các rối loạn về nói và nuốt.

  • Các bài tập luyện như: yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, rất có ích với người bệnh trong việc cải thiện khả năng vận động.

5.3. Điều trị phẫu thuật Parkinson

Việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen - thể vận và ghép mô thần kinh.

5.4. Đẩy lùi bệnh Parkinson bằng Đông Y 

Sự nguy hiểm từ căn bệnh Parkinson chắc hẳn đều khiến bệnh nhân phiền lòng. Tuy nhiên, áp dụng giải pháp đông y vào hỗ trợ điều trị đã giúp cho rất nhiều người bệnh tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Theo Đông Y, nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già, lúc này can huyết và thận âm bị suy yếu. Huyết yếu, không đủ máu để nuôi dưỡng tế bào thần kinh ảnh hưởng các cơ khớp, mạch máu gây ra các chứng co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng sẽ khiến cho can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run.

 

Sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết
Sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết

 

Sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết đã được nghiên cứu và cho ra đời để hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị Parkinson. Chúng được kế thừa từ bài thuốc cổ Nhu can dưỡng huyết thang có công dụng bổ huyết, dưỡng âm, bổ gan thận, hỗ trợ điều trị chứng liệt run, các triệu chứng mà Parkinson gây ra.  

Chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng PQA Thư Can Dưỡng Huyết  sẽ giúp cải thiện bệnh từ gốc, tăng cường hoạt động tế bào thần kinh và các khớp xương giúp giảm nhanh các triệu chứng rõ rệt như run, mệt mỏi, đi lại khó khăn…. Không chỉ vậy, các thành phần y dược quý có trong sản phẩm còn tăng đề kháng cho bệnh nhân, điều hòa hoạt động gan thận trong quá trình giải độc lọc máu giúp não bộ lúc nào cũng khỏe mạnh!

PQA Thư Can Dưỡng Huyết đã là “cứu tinh” của nhiều khách hàng trong đó có chị Vân Anh: “Bố chồng mình bị Parkinson khá lâu rồi, ông năm nay 68 tuổi đi lại khó khăn, mệt mỏi dù dùng đủ loại thuốc nhưng chả đỡ là bao. May thay biết tới PQA Thư Can Dưỡng Huyết cho ông uống đều. Giờ đây, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, đi khám lại bs cũng khen vì nỗ lực chữa trị của gia đình, chúng tôi vẫn đang cho ông uống sản phẩm này đều đặn với hy vọng đỡ được 80-90% là tốt lắm rồi.”

Sản phẩm được cấp phép lưu hành toàn quốc
Sản phẩm được cấp phép lưu hành toàn quốc

 

6. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh parkinson?

Bệnh parkinson là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ thời điểm nào, do vậy để góp phần ngăn ngừa bệnh tốt nhất có thể bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Hãy tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp do đó bạn cần lưu ý đặc biệt về loại chất này.
  • Tạo thói quen uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não cũng là một biện pháp rất hay.
  • Nếu bạn yêu thích cafe thì sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nhưng hãy uống với một lượng vừa đủ mỗi ngày không nên lạm dụng quá nhiều cafe. 
  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu bởi chất độc trong thuốc trừ sâu là nguyên chính dễ gây nên bệnh Parkinson.
  • Luôn có chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid, đây là hoạt chất tốt giúp cơ thể chống lại bệnh Parkinson.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.

Kết luận:

Trên đây, chúng tôi đã gửi tới bạn đọc thông tin chi tiết về bệnh parkinson có nguy hiểm không hi vọng sẽ giúp quý vị nhận thức rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm ra giải pháp điều trị kịp thời ngay khi phát hiện ra bệnh! Chúc các bạn thành công. 

Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng bấm số hotline 0818.288.717 hoặc để lại thông tin tại Dược phẩm PQA, Dược sĩ PQA sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bật mí 6 mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà hiệu quả nhất
Bật mí 6 mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà hiệu quả nhất

Tê bì chân tay là hiện tượng cảm giác châm chích khó chịu ở tay và chân. Ở mức độ nhẹ thì đây là biểu hiện của tình trạng các cơ tay chân hoạt động quá sức.

Làm thế nào để hết táo bón? Xem ngay cách chữa hiệu quả tức thì!
Làm thế nào để hết táo bón? Xem ngay cách chữa hiệu quả tức thì!

Nếu ai đã từng bị táo bón chắc chắn sẽ thấu hiểu cảm giác khổ sở của căn bệnh này như thế nào.

3 cách chữa sa dạ con sau sinh an toàn không ảnh hưởng “vùng cấm”
3 cách chữa sa dạ con sau sinh an toàn không ảnh hưởng “vùng cấm”

Sa dạ con sau sinh - một căn bệnh khó nói thường gặp ở chị em phụ nữ sau khoảng thời gian sinh nở. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ, tâm lý của người phụ nữ, cũng như hạnh phúc gia đình. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả?

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà cực hiệu nghiệm ai cũng nên thử 1 lần 
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà cực hiệu nghiệm ai cũng nên thử 1 lần 

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất nhạy cảm với thời tiết vì vậy chỉ cần giao mùa hay có một chút tác nhân là bạn sẽ thấy cực kỳ khó chịu.

Cách điều trị hen phế quản ở người lớn nhanh và an toàn
Cách điều trị hen phế quản ở người lớn nhanh và an toàn

Bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn, xảy ra khi tình trạng đường thở bị sưng hẹp, tiết ra chất nhầy ở vùng cổ họng. Lúc này cơ thể sẽ rất khó chịu, đặc biệt là vùng mũi và họng do đờm dịch ứ đọng, cơn ho kéo dài khiến bạn phải mệt mỏi. 

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 906 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 733 Lượt xem
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 944 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 660 Lượt xem
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy 00:50
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy
Một ngày nào đó, ngày đẹp trờiMình cùng bay, bay, bay.. cao, caoDưới là mặt đất, trên bầu trời muôn ngàn vì saoDâu Tây trông...
 3 năm trước
 793 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây