1

90% trẻ em nhỏ có thể hẹp bao quy đầu sinh lý, con bạn có bị hẹp không - bệnh viện Việt Đức

ThS.BS Hồng Quý Quân – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh (BV Việt Đức) cho biết, bao quy đầu (BQĐ) là phần da và niêm mạc bao bọc bên ngoài quy đầu có tác dụng bảo vệ quy đầu khỏi sang chấn và các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo, tạo độ ẩm cho quy đầu.

Con tôi có bị hẹp bao quy đầu không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc với các bác sĩ. Theo thống kê 90% trẻ trai có hẹp BQĐ sinh lý khi mới đẻ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và đến tuổi dậy thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%.

Để nhận biết tình trạng hẹp BQĐ của trẻ, ThS. Quân tư vấn cha mẹ có thể quan sát thấy bao quy đầu ôm chùm cả lỗ đái làm cản trở dòng nước tiểu, khi trẻ đi đái bao quy đầu căng phồng, nước tiểu bị dắt lại phía trong bao quy đầu thường gây nên viêm, ngứa. Các hạt trắng phía trong bao quy đầu hay còn gọi là cặn smegma, do chất tiết của niêm mạc BQĐ không được vệ sinh tích tụ lại.

Ở trẻ có BQĐ dài, BQĐ thừa ra ở phía trước quy đầu, gây cản trở việc lộn và vệ sinh.

Thông thường trẻ sơ sinh bị hẹp BQĐ sinh lý khi mới đẻ nhưng nếu việc vệ sinh kém hoặc thủ thuật lộn tách BQĐ không đúng phương pháp gây viêm và xơ hoá BQĐ sẽ trở thành hẹp BQĐ bệnh lý.

Cách vệ sinh và lộn bao quy đầu cho trẻ đúng cách

Để phòng tránh hẹp BQĐ cho trẻ, ThS. Quân khuyến cáo, cha mẹ có thể thực hiện nong nhẹ nhàng BQĐ bằng tay về phía gốc dương vật, mỗi ngày và dần dần thường làm khi trẻ đang tắm trong chậu nước hoặc sau khi tắm cho trẻ nằm ngửa trên giường.

Nên nhớ việc vệ sinh phải được làm hàng ngày bằng cách lộn nhẹ nhàng ra và rửa bằng nước sạch.

Có thể sử dụng thuốc bôi có chứa bethamethasone bôi vào phần da và niêm mạc BQĐ, mát xa 1-2 phút để thuốc ngấm. Thuốc có tác dụng làm mềm và mỏng phần da BQĐ giúp việc lộn dễ dàng hơn.

Phẫu thuật

“Phẫu thuật cắt BQĐ ở trẻ em thường tiến hành khi trẻ được cho ngủ và gây tê thần kinh ở gốc dương vật để hết đau. Các bác sĩ sẽ cắt và tạo hình để bao quy đầu đủ rộng để lộn ra để dàng. Hoặc có thể cắt hết da BQĐ. Đây là thủ thuật đơn giản, trẻ có thể xuất viện ngay trong ngày và điều trị thêm tại nhà bằng kháng sinh uống và giảm đau, giảm phù nề”- ThS. Quân cho biết thêm.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để tránh xảy ra các tai biến không đáng có. Cách đây không lâu đã xảy ra vụ hàng loạt trẻ mắc bệnh sùi mào gà khi thực hiện nong cắt BQĐ ở một phòng khám tại Hưng Yên, do đó phụ huynh cần hết sức thận trọng.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  909 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1125 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1600 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 629 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 872 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12149 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây