Berberine có lợi ích gì đối với bệnh tiểu đường?
Berberine là một hợp chất hoạt tính sinh học có trong nhiều loại thực vật, chẳng hạn như cây hoàng bá (Phellodendron amurense), mao lương hoa vàng (Hydrastis canadensis, goldenseal) và một số loài cây bụi thuộc chi Berberis. Từ lâu, berberine đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông và nền y học Ayurvedic để điều trị các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng berberine còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Tác động của berberine đến lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu tăng cao là đặc trưng của bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, nguyên nhân là do cơ thể giảm sản xuất insulin hoặc giảm độ nhạy với insulin.
Mặc dù lượng đường trong máu dao động trong ngày là điều bình thường nhưng đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy berberine có thể giúp giảm lượng đường trong máu thông qua nhiều cơ chế khác nhau như: (1)
- Tăng độ nhạy insulin
- Thúc đẩy sản xuất insulin
- Điều hòa sự chuyển hóa
- Thúc đẩy sự phân hủy glucose
- Giảm sản xuất glucose ở gan
- Tăng sản xuất oxit nitric (NO), giúp mở rộng động mạch
- Làm chậm sự hấp thụ carbohydrate từ ruột
Một số nghiên cứu được thực hiện trên những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đã chỉ ra rằng uống 600 – 2.700 mg berberine mỗi ngày có thể làm giảm đường huyết lúc đói và mức đường huyết lâu dài lần lượt là 20% và 12%, đặc biệt là khi kết hợp cùng với thuốc điều trị tiểu đường.
Tương tự, một tổng quan nghiên cứu gồm 14 nghiên cứu đã cho thấy berberine làm giảm lượng đường trong máu và hiệu quả tương đương với các loại thuốc điều trị tiểu đường thông thường như metformin, rosiglitazone và glipizide.
Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy berberine hỗ trợ tác dụng làm giảm đường huyết của các loại thuốc điều trị tiểu đường khác khi dùng cùng nhau.
Do đó, berberine là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đầy hứa hẹn, đặc biệt có lợi đối với những người không thể dùng các loại thuốc điều trị tiểu đường thông thường do bệnh gan, thận hoặc tim mạch.
Liều dùng khuyến nghị
Hiện tại chưa có khuyến nghị về liều dùng thực phẩm chức năng berberine.
Tuy nhiên, liều được dùng trong hầu hết các nghiên cứu là 1.000 – 1.500 mg mỗi ngày. (2)
Berberine có thời gian bán thải là khoảng vài giờ, có nghĩa là không tồn tại trong cơ thể quá lâu. Hầu hết các loại thực phẩm chức năng berberine chứa 500 mg trong mỗi viên nang và hướng dẫn uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
Như vậy, tổng liều dùng hàng ngày là 1.500 mg.
Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng berberine.
Lưu ý khi uống berberine
Nói chung, berberine an toàn và được dung nạp tốt.
Tuy nhiên, đôi khi berberine có thể gây ra các tác dụng phụ về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau bụng.
Nếu như đang dùng bất kỳ loại thuốc nào thì phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng berberine do nguy cơ xảy ra tương tác thuốc.
Đặc biệt, berberine có thể tương tác với các loại thuốc làm giảm đường huyết và điều này làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Berberine còn có thể tương tác với các loại thuốc được xử lý bởi gan.
Tóm tắt bài viết
Berberine là một hợp chất có nguồn gốc thực vật có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Nghiên cứu cho thấy berberine có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và có hiệu quả ngang với các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 thông thường như metformin, rosiglitazone và glipizide.
Mặc dù berberine an toàn và được dung nạp tốt nhưng nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng berberine do nguy cơ tương tác thuốc và hạ đường huyết.
Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.
Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.
Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.
Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.