1

Ăn nhanh có thực sự gây tăng cân không?

Khi ăn quá nhanh, bạn sẽ dễ nạp vào lượng thức ăn nhiều hơn mức cơ thể thực sự cần. Và theo thời gian, lượng calo dư thừa này sẽ dẫn đến tăng cân.
Ăn nhanh có thực sự gây tăng cân không? Ăn nhanh có thực sự gây tăng cân không?

Nhiều người có thói quen ăn rất nhanh, kể cả vào những lúc không hề bận rộn.

Đây là một thói quen xấu vì dễ gây ăn quá nhiều và hậu quả là tăng cân, béo phì. Hơn nữa, ăn quá nhanh còn có thể dẫn đến một số vấn đề khác cho sức khỏe.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao ăn quá nhanh lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân.

Ăn nhanh dễ gây ăn quá nhiều

Trong nhịp sống bận rộn ngày nay, mọi người thường dần hình thành thói quen ăn uống một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, não bộ của chúng ta cần có thời gian để xử lý tín hiệu no do các hormone trong cơ thể phát ra khi dạ dày căng lên và sau đó chỉ đạo ngừng ăn.

Trên thực tế, có thể phải mất tới 20 phút để não nhận ra rằng bạn đã ăn đủ.

Khi ăn quá nhanh, bạn sẽ dễ nạp vào lượng thức ăn nhiều hơn mức cơ thể thực sự cần. Và theo thời gian, lượng calo dư thừa này sẽ dẫn đến tăng cân.

Một nghiên cứu đã cho thấy 60% những người ăn nhanh đều ăn quá nhiều và những người ăn nhanh còn có nguy cơ bị thừa cân cao gấp 3 lần so với những người ăn chậm.

Tóm tắt: Bộ não thường mất khoảng 20 phút để nhận được các tín hiệu báo đã ăn đủ. Khi ăn nhanh thì cũng sẽ dễ ăn quá nhiều.

Làm tăng nguy cơ béo phì

Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất trên toàn cầu hiện nay. Đây là một căn bệnh phức tạp và nguyên nhân không chỉ đơn giản là do chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động.

Trên thực tế, béo phì còn có thể là do các yếu tố môi trường và lối sống khác góp phần gây ra.

Ví dụ, ăn quá nhanh đã chứng minh là một yếu tố làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì.

Một đánh giá gần đây dựa trên 23 nghiên cứu đã cho thấy rằng những người ăn nhanh có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi so với những người ăn chậm.

Tóm tắt: Ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Trên thực tế, những người ăn nhanh có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi so với những người ăn chậm.

Ăn nhanh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác

Ăn nhanh không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như:

  • Kháng insulin: Thói quen ăn quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin. Đây là tình trạng mà các tế bào không phản ứng tốt với insulin như bình thường và không thể lấy đường vào từ máu một cách hiệu quả. Điều này làm tăng cả lượng đường và insulin trong máu. Kháng insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2.5 lần so với những người ăn chậm.
  • Hội chứng chuyển hóa: Những người ăn nhanh và thừa cân có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa - một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
  • Tiêu hóa kém: Tiêu hóa kém cũng là một trong những hậu quả của việc ăn quá nhanh. Lý do là vì khi ăn nhanh thì thường cắn miếng lớn hơn và nhai ít hơn, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa.
  • Ít cảm thấy no hơn: Những người ăn nhanh thường cảm thấy no ít hơn so với những người ăn chậm và nhanh cảm thấy đói sau bữa ăn hơn. Mặc dù đây không phải là một vấn đề sức khỏe nhưng cũng sẽ dễ dẫn đến nạp vào quá nhiều calo trong ngày.

Tóm tắt: Ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa. Thói quen này cũng có thể gây tiêu hóa kém và giảm cảm giác no.

Làm thế nào để ăn chậm lại?

Ngược lại với ăn nhanh, ăn chậm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ăn chậm sẽ làm tăng nồng độ các hormone tạo cảm giác no, giúp bạn ăn ít hơn, no lâu hơn và từ đó làm giảm tổng lượng calo nạp vào trong ngày.

Thói quen ăn chậm còn cải thiện tiêu hóa và giúp thưởng thức được trọn vẹn mùi vị của bữa ăn.

Nếu bình thường vẫn có thói quen ăn nhanh và muốn tập ăn chậm lại thì bạn có thể thử một số cách dưới đây:

  • Không làm việc khác trong khi ăn: Vừa ăn vừa xem TV, làm việc trên máy tính, lướt điện thoại hay làm bất cứ việc gì khác đều sẽ khiến bạn không tập trung vào bữa ăn và dễ bị ăn nhanh. Khi không tập trung, bạn sẽ không chú ý đến lượng thực phẩm và còn có thể ăn quá nhiều. Điều này cũng không tốt cho tiêu hóa.
  • Đặt đũa xuống giữa mỗi lần gắp: Sau khi đưa thức ăn vào miệng thì hãy đặt đũa xuống thay vì vẫn cầm trên tay. Điều này giúp bạn giảm tốc độ ăn và nhai từng miếng kỹ hơn.
  • Không để quá đói: Tránh để bản thân quá đói giữa các bữa ăn. Khi quá đói thì thường sẽ ăn ngấu nghiến, ăn quá nhiều và dễ chọn những thực phẩm không lành mạnh. Hãy chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhẹ lành mạnh trong nhà để ăn mỗi khi cảm thấy đói.
  • Uống nước: Uống nước cả trước và trong suốt bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy nhanh no và còn có thể làm giảm tốc độ ăn.
  • Nhai kỹ: Nhai thức ăn nhiều hơn trước khi nuốt. Hãy thử giúp đếm số lần bạn nhai mỗi miếng thức ăn. Cố gắng nhai mỗi miếng 20 - 30 lần.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau củ không chỉ giúp no lâu, giảm thèm ăn mà còn khiến bạn phải nhai nhiều hơn và ăn chậm lại.
  • Cắn từng miếng nhỏ: Cắn miếng nhỏ hơn sẽ làm giảm tốc độ ăn và giúp bữa ăn kéo dài hơn.

Giống như tất cả các thói quen khác, để rèn thói quen ăn chậm lại thì cũng cần phải có thời gian. Hãy thử những cách trên và nhớ thực hiện trong mỗi bữa ăn.

Tóm tắt: Một số cách để ăn chậm lại là nhai nhiều hơn, uống nhiều nước, tập trung khi ăn uống và không để bản thân bị đói quá mức.

Tóm tắt bài viết

Ăn nhanh là một thói quen xấu nhiều người mắc phải trong nhịp sống bận rộn ngày nay.

Mặc dù ăn nhanh có thể giúp tiết kiệm được một vài phút nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, gồm có béo phì và tiểu đường tuýp 2.

Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì ăn nhanh sẽ gây khó khăn cho quá trình giảm cân.

Mặt khác, ăn chậm sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn và giúp giảm cân hiệu quả hơn nên hãy cố gắng tập ăn chậm lại và nhai thật kỹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thực sự
Tin liên quan
12 loại thực phẩm giúp tăng cường trao đổi chất tốt nhất
12 loại thực phẩm giúp tăng cường trao đổi chất tốt nhất

Một số loại thực phẩm giúp làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể.

6 cách để tăng đốt cháy calo mà bạn không ngờ tới
6 cách để tăng đốt cháy calo mà bạn không ngờ tới

Chỉ với một vài thay đổi đơn giản trong lối sống, bạn sẽ có thể thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, đốt cháy được nhiều calo hơn và giảm cân.

Có nên thực hiện Cheat meal và Cheat day hay không?
Có nên thực hiện Cheat meal và Cheat day hay không?

Việc đưa Cheat meal hay Cheat day vào kế hoạch ăn kiêng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Phương pháp ăn kiêng linh hoạt Flexible Dieting có thực sự hiệu quả không?
Phương pháp ăn kiêng linh hoạt Flexible Dieting có thực sự hiệu quả không?

Mặc dù được gọi là ăn kiêng linh hoạt nhưng Flexible Dieting không thực sự là ăn kiêng mà thiên về sự thay đổi trong lối sống.

Dầu cá có thực sự giúp giảm cân không?
Dầu cá có thực sự giúp giảm cân không?

Axit béo omega-3 trong dầu cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe và một trong số đó là hỗ trợ giảm cân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây