1

"Ăn cho hai người" thực tế có nghĩa là gì?

Mặc dù có rất nhiều hướng dẫn khác nhau nhưng Viện Y học Hoa Kỳ cho biết, nếu đã có cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần bổ sung thêm calo trong ba tháng đầu.
"Ăn cho hai người" thực tế có nghĩa là gì? "Ăn cho hai người" thực tế có nghĩa là gì?

Phụ nữ thực sự có thể ăn nhiều gấp đôi khi mang thai không?

Không. Đôi khi bạn có thể bị cám dỗ ăn nhiều gấp hai lần, nhưng đó không phải là khuyến nghị từ bác sĩ. Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể bạn sẽ hoạt động trở nên hiệu quả hơn và có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ những thứ bạn ăn vào. Vì vậy, ăn nhiều gấp 2 lần sẽ không tăng gấp đôi cơ hội có một đứa trẻ khỏe mạnh - thay vào đó, nó có thể có nghĩa là bạn sẽ tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ mắc biến chứng khi mang thai.

Mặc dù có rất nhiều hướng dẫn khác nhau nhưng Viện Y học Hoa Kỳ cho biết, nếu đã có cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần bổ sung thêm calo trong ba tháng đầu, và chỉ cần 340 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và khoảng 450 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu thừa cân hoặc thiếu cân, bạn sẽ cần nhiều hơn hoặc ít hơn mức này tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.

Chỉ cần uống một vài ly sữa ít chất béo và một ít hạt hướng dương hoặc bánh sandwich cá ngừ là đã có thể bổ sung đủ lượng calo cho tam cá nguyệt cuối cùng (nhưng bạn sẽ cần phải ăn nhiều hơn nếu đang mang thai đôi hoặc đa thai).

Cách bà bầu nhận được tất cả hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mà không cần ăn nhiều calo hơn?

Dưới đây là một số mẹo để tối đa hóa dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

  • Lên kế hoạch cho bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ dựa vào các yêu cầu được trình bày trong thực đơn ăn uống Choose My Plate của USDA dành cho phụ nữ có thai hoặc một nguồn đáng tin cậy khác, như Harvard Healthy Eating Plate. Tìm hiểu thêm về kế hoạch ăn uống cho thai kỳ.
  • Để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn về protein, calo, carbohydrate, chất béo lành mạnh và các vitamin, khoáng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai, hãy ăn nhiều loại thực phẩm. Ngay cả trong một loại thực phẩm (như rau củ), hãy tìm các loại có màu sắc, chủng loại và kết cấu khác nhau.
  • Cố gắng hạn chế tối đa các loại thực phẩm có nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng - đồ uống có đường, thực phẩm chiên, thực phẩm bổ sung thêm chất béo và đường. Thay vào đó, hãy chọn các món ăn chính và đồ ăn vặt chứa nhiều chất dinh dưỡng trên mỗi calo. Thêm một ít đồ ăn vặt có chứa chất dinh dưỡng - như sữa chua, quả hạnh, trứng luộc, trái cây hoặc rau tươi - vào đồ ăn hàng ngày là một cách tuyệt vời để có được lượng calo cần thiết cho bé.
  • Chọn thực phẩm gần với trạng thái tự nhiên nhất có thể. Chọn bánh mì nguyên hạt hoặc gạo nâu thay vì bánh mì trắng tinh chế hoặc cơm trắng và trái cây tươi hoặc hoa quả tươi thay vì trên trái cây đóng hộp trộn lẫn si rô đường.
  • Ăn ít chất béo, dầu mỡ, kẹo. Và hãy chắc chắn chọn chất béo lành mạnh.

Thực phẩm ăn vào sẽ được phân chia như nào giữa nhu cầu của mẹ và em bé?

Các bác sĩ không hiểu chính xác cách thức bạn và đứa trẻ đang phát triển phân chia chất dinh dưỡng như nào. Sự nuôi dưỡng thai nhi đến từ chính chế độ ăn của bạn và từ chất dinh dưỡng đã được chứa trong xương và mô của bạn.

Trước đây, một bào thai đang phát triển được coi là một “ký sinh trùng hoàn hảo”, lấy tất cả dưỡng chất cần thiết từ người mẹ, thay vì từ chế độ ăn uống của mẹ. Câu chuyện thần thoại này khẳng định rằng nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu hụt vitamin C thì cũng chẳng có gì phải lo ngại cho em bé, vì đơn giản là cậu bé đã lấy dưỡng chất từ bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia bây giờ lại tin rằng, đứa bé đang lớn dần mỗi ngày này sẽ phải hứng chịu hậu quả nếu chế độ ăn uống của người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng không đầy đủ trong thời kỳ mang thai được cho là có ảnh hưởng suốt đời đối với sức khoẻ của đứa trẻ.

Tóm lại: Sức khoẻ và sự tăng trưởng của con bạn liên quan trực tiếp đến những gì bạn ăn trước và trong khi mang thai.

Những thứ bạn ăn là rất quan trọng. Và khi bị cám dỗ ăn quá nhiều, hãy nhớ rằng bạn đang ăn cho một đứa trẻ chứ không phải là cho một người trưởng thành đã đủ cao lớn. Hãy chọn chất lượng thay vì số lượng!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: an cho hai nguoi
Tin liên quan
5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai
5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai

Mọi người đều biết về các tác dụng phụ thông thường của thai nghén như buồn nôn, ợ nóng và thèm muốn không kiểm soát được đối với một số thực phẩm nhất định. Nhưng bạn có thể đã chưa nghe nói rằng một số phụ nữ khao khát bụi bẩn (vâng, những thứ có từ mặt đất!), hoặc tiết ra rất nhiều nước bọt mà họ phải nhổ đi.... Hãy cùng tìm hiểu thêm về những triệu chứng này và những triệu chứng kỳ lạ đáng ngạc nhiên khác.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?
Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?

Thai kỳ nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người xung quanh bạn không thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.

Sinh non - Những kiến thức cần thiết!
Sinh non - Những kiến thức cần thiết!

Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.

Thai kỳ có nguy cơ cao: Đối phó sự oán giận với những người phụ nữ khác
Thai kỳ có nguy cơ cao: Đối phó sự oán giận với những người phụ nữ khác

Bạn không cô đơn nếu bạn có thai kỳ có nguy cơ cao và cảm thấy bất mãn đối với phụ nữ không bị như vậy.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
"Đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  521 lượt xem

Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?

Bé vừa được 17 tháng, mẹ đã lỡ "dính bầu"
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  548 lượt xem

Hai bé đầu em sinh mổ. Bé thứ 2 mới 17 tháng thì em thấy chậm kinh, thử que 2 vạch. Vậy, trường hợp 17 tháng đã lỡ "dính bầu" như em, có nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé, đúng không ạ?

Tiêm vac-xin 3 trong 1 khi vừa "dính bầu", có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  739 lượt xem

Chu kỳ kinh nguyệt của em khá ổn định, cứ vào khoảng 7- 8 hàng tháng là em có kinh. Để chuẩn bị cho việc mang thai, do không chúy ý sắp đến kỳ kinh nên ngày 4/5 em đi tiêm phòng vac-xin 3 trong 1 sởi, quai bị, rulbela. Đến hôm nay (12/5) em vẫn trễ kinh.Vậy, nếu lỡ "dính bầu" thì việc tiêm vac-xin thế có sao không ạ?

Mẹ bầu đi siêu âm, bác sĩ bảo "thiếu ối"?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  404 lượt xem

Đi siêu âm mà bác sĩ bảo bị thiếu ối. Về nhà, em đã làm mọi cách mà vẫn không hề cải thiện được tình trạng này. Vậy mình phải làm sao bây giờ?

Tiêm ngừa Rubella được hơn nửa tháng thì đã... "dính bầu"?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  654 lượt xem

Mới tiêm ngừa vacxin Rubella được hơn nửa tháng, em đã bị..."dính bầu". Bác sĩ nói, thai em mới chỉ gần 2 tuần thôi. Vậy, liệu bào thai có bị ảnh hưởng gì không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây