1

Sinh non - Những kiến thức cần thiết!

Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.
Sinh non - Những kiến thức cần thiết! Sinh non - Những kiến thức cần thiết!

Chuyển dạ sớm và sinh non là gì?

Nếu bạn bắt đầu có các cơn co thắt đều đặn làm cổ tử cung mở trước khi mang thai đến tuần 37, thì rõ ràng bạn đang ở giai đoạn sinh non. (Nó còn được gọi là sinh sớm). Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.

Chuyển dạ sớm không có nghĩa là bạn sẽ có một đứa trẻ non tháng. Có đến nửa số phụ nữ trải qua chuyển dạ sớm cuối cùng đã sinh ở tuần thai thứ 37 hoặc muộn hơn.

Khoảng ¼ ca sinh non được lên kế hoạch từ trước. Nếu bà bầu và thai nhi có biến chứng hoặc thai nhi không hoạt động tốt, bác sĩ của bạn có thể quyết định kích sinh sớm hoặc cho mổ đẻ trước 37 tuần. (Điều này có thể xảy ra nếu bạn có tình trạng sức khoẻ trầm trọng, như tiền sản giật nghiêm trọng hoặc xấu đi hoặc nếu thai nhi đã ngừng phát triển).

Phần còn lại được gọi là sinh non tự nhiên. Bạn có thể bị sinh non tự nhiên nếu bạn chuyển dạ sớm, nếu nước ối vỡ sớm (được gọi là vỡ ối non tháng, hoặc PPROM), hoặc nếu cổ tử cung mở ra sớm khi không có các cơn co thắt (gọi là bất túc cổ tử cung - cervical insufficiency).

Khoảng 12% trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ sinh non sớm, cao hơn 1/3 so với tỷ lệ vào đầu những năm 1980. Nhiều phụ nữ sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, cũng khiến họ có nhiều khả năng mang song thai hoặc đa thai, dẫn đến nguy cơ sinh sớm. Ngoài ra, nhiều phụ nữ đang trì hoãn việc mang thai và nguy cơ mang đa thai sẽ nhân lên khi bạn già hơn.

Các triệu chứng của sinh non

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây sau 37 tuần:

  • Dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi đặc điểm dịch tiết - nếu bạn bị rò rỉ chất lỏng hoặc dịch loãng hơn, nhầy hoặc có máu (ngay cả khi nó có màu hồng hoặc chỉ cần pha chút máu). 
  • Chảy máu âm đạo. 
  • Đau bụng, co thắt như hành kinh hoặc hơn có bốn cơn co trong một giờ (ngay cả khi không đau). 
  • Tăng áp lực trong vùng chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống). 
  • Đau lưng dưới, đặc biệt nếu cơn đau nhịp nhàng, hoặc trước đây bạn không hề bị. 

Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn vì một số, như áp lực vùng chậu hoặc đau lưng, rất phổ biến trong thai kỳ và những cơn co thắt sớm có thể nhầm là những cơn co Braxton Hicks.

Nhưng an toàn hơn hết là gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn đang trải qua bất cứ điều gì bất thường vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Để nhận biết kịp những vấn đề tiềm ẩn sớn, bạn nên làm quen với các triệu chứng mà không bao giờ nên bỏ qua trong thời kỳ mang bầu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu em bé sinh non?

Sinh non có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ hoặc thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu ca sinh xảy ra quá sớm. Nói chung, thai nhi càng trưởng thành trong bụng mẹ thì cơ hội sống sót và khỏe mạnh của bé càng cao.

Một số trẻ sơ sinh non tháng có thể gặp vấn đề về hô hấp, có nguy cơ cao xuất huyết não. Hệ thống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và vàng da hơn, có thể gặp khó khăn khi cho con bú cũng như không thể duy trì được nhiệt độ cơ thể.

Những trẻ sống sót được đôi khi bị hậu quả về sức khoẻ lâu dài, bao gồm bệnh phổi mãn tính, thị lực khiếm thính, bại não và các vấn đề phát triển.

Hầu hết trẻ sinh non được sinh ra trong khoảng từ tuần thai thứ 34 đến 37. Nếu những đứa trẻ sinh non giai đoạn này không có các vấn đề về sức khoẻ khác, chúng thường có kết quả tốt hơn những đứa trẻ sinh ra sớm hơn, mặc dù chúng vẫn gặp nguy cơ cao hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Nếu bạn chuyển dạ trước 34 tuần và không có lý do khẩn cấp phải sinh ngay, đội ngũ y tế có thể trì hoãn chuyển dạ trong vài ngày. Điều này có nghĩa là em bé của bạn có thể được dùng corticosteroids để giúp phổi và các cơ quan khác phát triển nhanh hơn, làm tăng cơ hội sinh tồn và giảm thiểu một số nguy cơ liên quan đến việc sinh sớm.

Nhiều tiến bộ công nghệ đã được thực hiện để giúp điều trị cho trẻ non tháng. Để tận dùng điều này, trẻ sơ sinh non tháng sẽ được chăm sóc tốt nhất tại một bệnh viện với đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU).

Nguyên nhân gây ra sinh non tự nhiên

Mặc dù nguyên nhân thường không được biết rõ, nhưng nhiều yếu tố có thể góp phần gây nên:

  • Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có liên quan đến sinh non. Các chất được tạo ra bởi vi khuẩn trong đường sinh dục có thể làm suy yếu màng ối và làm cho nó vỡ sớm. Ngay cả khi màng tế bào còn nguyên vẹn, vi khuẩn vẫn có thể gây nhiễm trùng và viêm trong tử cung, có thể gây ra chuỗi các sự kiện dẫn đến chuyển dạ sớm.

Bạn có thể đã được kiểm tra chlamydia và bệnh lậu trong lần khám đầu tiên trước khi sinh. Nếu đã từng xét nghiệm dương tính với một trong hai bệnh lây truyền qua đường tình dục này, bạn và bạn tình nên được điều trị ngay lập tức. Cần kiểm tra lại sau khi điều trị và nên sử dụng bao cao su khi quan hệ trong phần còn lại của thai kỳ.

Nếu từng sinh non ở thai kỳ trước, bạn cũng có thể đã được sàng lọc nhiễm khuẩn âm đạo (BV). Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba làm giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ có tiền sử sinh non, nhưng các nghiên cứu khác cho thấy không có gì khác biệt. Vì vậy, các chuyên gia không đồng ý về việc nên kiểm tra cả những phụ nữ mang thai không có triệu chứng. (Nếu có các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn, bạn sẽ được xét nghiệm và điều trị bằng kháng sinh, nếu cần).

Có thể bạn sẽ không được kiểm tra bệnh trùng roi âm đạo trichomoniasis trừ khi có các triệu chứng khó chịu. Một số trường hợp không phải nhiễm trùng tử cung, mà là nhiễm trùng thận, viêm phổi và viêm ruột thừa cũng làm tăng nguy cơ sinh non.

Bà bầu cũng có nhiều rủi ro hơn nếu mắc một loại nhiễm khuẩn được biết đến như là nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng, một tình trạng mà có vi khuẩn trong đường tiểu nhưng không có triệu chứng. (Đây là một trong những lý do mà tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn).

  • Có vấn đề với nhau thai, chẳng hạn như previa ở nhau thai, bong nhau thai.
  • Có tử cung quá lớn, thường xảy ra khi bạn mang thai nhiều lần hoặc có quá nhiều nước ối.
  • Có bất thường cấu trúc của tử cung hoặc cổ tử cung. Ví dụ, bạn có thể có cổ tử cung ngắn hơn bình thường (dưới 25 milimet), giảm độ dài (effaces) hoặc mở ra (dilates) mà không có các cơn co thắt. Điều này được gọi là sự khiếm khuyết cổ tử cung và có thể là kết quả của việc phải phẫu thuật cổ tử cung, hoặc đó có thể là vấn đề bẩm sinh của bạn.
  • Có thực hiện phẫu thuật bụng trong thời kỳ mang thai (ví dụ để cắt ruột thừa, túi mật hoặc nang buồng trứng lớn). 

Các yếu tố nguy cơ gây sinh non tự nhiên

Có một số yếu tố nguy cơ, nhưng lưu ý rằng hơn một nửa số ca sinh non là tự phát xảy ra trong thời gian mang bầu, trong đó không có yếu tố nguy cơ có thể nhận dạng. Mặc dù không thể nói liệu bạn có sinh non hay không nhưng có thể sẽ có nhiều khả năng hơn nếu bạn:

  • Trước đây đã từng sinh non (trẻ càng được sinh sớm trong thai kỳ bao nhiêu thì bạn càng có nguy cơ cao sinh non tự nhiên). 
  • Đang mang thai đôi hoặc đa thai. 
  • Bạn dưới 17 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi. 
  • Giảm cân trước khi bạn mang bầu hoặc không tăng cân trong thời gian mang thai. 
  • Đã bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai. Chảy máu âm đạo trong hơn một tam cá nguyệt có nghĩa là nguy cơ sẽ còn cao hơn. 
  • Có thiếu máu ở mức vừa phải đến nặng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. 
  • Hút thuốc lạm dụng rượu, hoặc sử dụng ma túy (đặc biệt là cocaine) trong thai kỳ. 
  • Mới sinh con trong 18 tháng qua (đặc biệt nếu bạn đã có thai trong vòng 6 tháng sau sinh). 
  • Được sinh ra bởi một người mẹ uống DES. (Lưu ý: DES đã bị đưa ra khỏi thị trường Hoa Kỳ vào năm 1971 nhưng vẫn còn ở một số nước khác. Nếu bạn ở cuối tuổi 30 hoặc lớn hơn hoặc mẹ bạn sống ở một quốc gia khác khi mang thai bạn, hãy hỏi bà ấy có đã dùng DES hay không). 
  • Không chăm sóc trước sinh hay bắt đầu chăm sóc muộn. 
  • Đang mang thai đơn sau khi áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản. 
  • Có tình trạng kinh tế xã hội thấp. 

Cũng có mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng stress, đặc biệt là căng thẳng mạn tính với sinh non. Lý thuyết cho rằng căng thẳng trầm trọng có thể dẫn đến sự giải phóng các hormone có thể gây nên các cơn co tử cung và sinh non.

Điều này có thể giải thích tại sao những phụ nữ là nạn nhân của tình trạng lạm dụng trong gia đình lại có nguy cơ sinh non tự phát cao hơn. Những người chịu đựng bạo lực thể xác cũng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt nếu có chấn thương ở bụng.

Có một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm việc ca đêm hoặc có công việc liên quan nhiều đến thể chất có thể có nguy cơ sinh non cao hơn.

Cuối cùng, một số nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu về vai trò của các yếu tố di truyền, vì sinh non xảy ra phổ biến hơn ở một số gia đình. Yếu tố di truyền có thể giúp giải thích các tỷ lệ khác biệt thấy được trong các chủng khác nhau, ngay cả khi các yếu tố nguy cơ khác đã được tính đến.

Có xét nghiệm nào có thể dự đoán được nguy cơ sinh non?

Có hai thử nghiệm sàng lọc dành cho những phụ nữ có triệu chứng sinh non hoặc có nguy cơ cao. Một kết quả âm tính sẽ rất hữu ích vì nó có thể giúp bạn thoải mái và tránh được những can thiệp không cần thiết và không phải tốn nhiều thời gian trong bệnh viện.

Hội Phụ nữ và Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) không khuyến cáo thực hiện một trong hai xét nghiệm này cho tất cả bà bầu. Các nghiên cứu không cho thấy các xét nghiệm này có ích cho những phụ nữ không có nguy cơ cao và không có triệu chứng.

Đây là hai xét nghiệm:

Đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm

Bác sĩ có thể đã kiểm tra độ dài của cổ tử cung trong lần khám đầu tiên trước khi sinh. Nếu có bất kỳ mối quan tâm nào, họ có thể đề nghị tiến hành siêu âm để đo cổ tử cung của bạn chính xác hơn và tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy nó đang thay đổi. Nếu nó bắt đầu mỏng đi (mòn) hoặc mở ra (giãn nở), thì nguy cơ sinh non cao hơn.

Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm cổ tử cung nếu cảm thấy bất thường trong quá trình khám, ví dụ: nếu bạn có nguy cơ cao về chứng thiếu máu cổ tử cung; hoặc nếu sau đó bạn có các triệu chứng cho thấy cổ tử cung đang thay đổi (chẳng hạn như thấy áp lực trong khung xương chậu hoặc chuột rút, đau lưng, tiết dịch nhầy nhiều hơn, hoặc tiết nhiều dịch âm đạo hoặc chảy máu).

Nếu siêu âm cho thấy cổ tử cung của bạn bắt đầu thay đổi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm các hoạt động thể lực và làm việc, tránh quan hệ tình dục và ngừng hút thuốc nếu bạn chưa bỏ được. Tùy theo tình trạng của bạn cũng như tuổi thai của bé mà bạn có thể được siêu âm một lần khác trong vài tuần tới.

Nếu bạn đang mang thai dưới 24 tuần và cổ tử cung của bạn đang thay đổi nhưng bạn không có bất kỳ cơn co thắt nào, bác sĩ có thể khuyên bạn nên khâu phẫu thuật. Đối với quy trình này, bác sĩ sẽ khâu một đường đỡ quanh cổ tử cung của bạn để giữ nó đóng lại. Tuy nhiên, quy trình này không phải là không có rủi ro, và cũng có khá nhiều tranh cãi về việc liệu nó có đủ hiệu quả để đáng thực hiện hay không.

Những người được lợi từ quy trình này bao gồm những phụ đã có lịch sự bị khiếm khuyết cổ tử cung. Nếu bạn thuộc nhóm này, quy trình khâu có thể được thực hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất (từ 12 đến 14 tuần), trước khi có sự thay đổi cổ tử cung. Nếu bạn đã từng sinh non trước 34 tuần, có thể bác sĩ sẽ tiến hành đo cổ tử cung thường xuyên và sẽ thực hiện khâu nếu tình trạng cổ tử cung ngắn được phát hiện trước tuần thai thứ 23. Bác sĩ sẽ đánh giá xem bạn có phải là người phù hợp với quy trình này không.

Cũng có bằng chứng cho thấy, việc sử dụng progesterone đặt âm đạo có thể làm giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ có cổ tử cung ngắn (dưới 2 cm).

Xét nghiệm fibronectin ở bào thai

Thử nghiệm này thường dành cho những phụ nữ bị co thắt hoặc có các triệu chứng khác của sinh non. Fibralectin fetal (fFN) là một protein được tạo ra bởi màng thai nhi. Nếu có nhiều hơn một lượng nhỏ trong một mẫu dịch tiết cổ tử cung và âm đạo trong khoảng từ tuần thai thứ 24 đến 34, thì bạn sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn.

Kết quả fFN dương tính có thể khiến bác sĩ kê thuốc để trì hoãn chuyển dạ cũng như corticosteroid để giúp phổi bé trưởng thành nhanh hơn.

Tuy nhiên, xét nghiệm này thực sự sẽ thông báo chính xác cho bạn thời điểm bạn sẽ không sinh, chứ không nói lên được thời điểm bạn sẽ sinh. Nếu bạn có kết quả âm tính, thì khó có thể sinh trong 2 tuần thới. Một kết quả âm tính sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn, đồng thời gián đoạn được phải nằm viện cũng như các liệu pháp điều trị khác.

Bà bầu có thể làm gì với thai kỳ nguy cơ cao?

Chăm sóc bản thân. Nếu bạn ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, bắt đầu chăm sóc trước sinh sớm, thường xuyên đi khám bác sĩ, ngừng các thói quen không lành mạnh (như hút thuốc lá) và kiểm soát mức độ căng thẳng stress, thì bạn đã làm được rất nhiều điều để đảm bảo sức khoẻ thai kỳ về lâu dài. Tùy vào tình trạng cá nhân của bạn, mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên gặp một chuyên gia về thai kỳ nguy cơ cao để chăm sóc cho bạn.

Nếu trước đây bạn đã bị vỡ ối sớm (PPROM) hoặc sinh non tự nhiên trước 37 tuần và hiện đang mang thai một em bé, hãy nói với bác sĩ về cách điều trị với một hợp chất progesterone gọi là Makena (17 alpha hydroxyprogesterone caproate, hoặc viết tắt là 17P).

Các nghiên cứu cho thấy tiêm hormone này hàng tuần, bắt đầu từ tuần thứ 16 đến 20 và tiếp tục kéo dài đến 36 tuần, sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tái sinh non tháng cho phụ nữ trong trường hợp này. (Trong một số trường hợp, thuốc được bắt đầu sử dụng sau tuần thai thứ 20). Loại thuốc này dường như không có lợi cho phụ nữ mang đa thai hoặc không có tiền sử sinh non.

Khi quá trình mang thai tiến triển, hãy dành thời gian để điều chỉnh những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn. Dành thời gian yên tĩnh mỗi ngày một mình để bạn có thể tập trung vào các cử động của em bé và ghi nhận bất kỳ nhức mỏi bất thường hoặc áp lực nào.

Tìm hiểu các dấu hiệu của chuyển dạ sớm và báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào. Sự phát triển quan trọng nhất trong việc kiểm soát sinh non trong vòng 50 năm trở lại đây là đã được sử dụng corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi của bé trước khi sinh. Bạn càng sớm nhận ra mình có nguy cơ sinh non bao nhiêu thì em bé càng được hưởng lợi nhiều từ việc điều trị này.

Cuối cùng, một số bác sĩ sẽ đề xuất việc nghỉ ngơi trên giường (bedrest), mặc dù nhiều nghiên cứu lớn cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy nó giúp ngăn ngừa sinh non và trong một số trường hợp có thể gây bất lợi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu phụ nữ mang thai bắt đầu có dấu hiệu sinh non?

Nếu bạn có dấu hiệu sinh non hoặc nghĩ rằng bạn đang bị rỉ ối, hãy gọi bác sĩ, có thể bạn sẽ cần đến bệnh viện để đánh giá thêm. Bạn sẽ được theo dõi các cơn co thắt trong khi bác sĩ cũng theo dõi nhịp tim của em bé, đồng thời sẽ được kiểm tra xem liệu lớp màng ối của bạn có bị vỡ hay không. Nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, và môi trường tử cung và âm đạo cũng có thể được kiểm tra. Bạn cũng có thể được kiểm tra fibronectin thai nhi.

Nếu nước ối của bạn không bị vỡ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra âm đạo để đánh giá tình trạng cổ tử cung của bạn. Siêu âm bụng cũng sẽ được thực hiện, để kiểm tra lượng nước ối hiện tại và xác nhận tình trạng tăng trưởng, tuổi thai cũng như vị trí của em bé. Cuối cùng, một số bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm qua đường âm đạo để kiểm tra lại chiều dài cổ tử cung và tìm kiếm dấu hiệu giãn nở tử cung.

Nếu tất cả các xét nghiệm đều âm tính, lớp màng ối của bạn chưa vỡ, cổ tử cung không giãn sau một vài giờ theo dõi, các cơn co thắt đã lắng xuống, bạn và em bé có vẻ khỏe mạnh, thì có khả năng bạn sẽ được về nhà.

Mặc dù mỗi bác sĩ có thể kiểm soát tình hình theo những cách khác nhau, nhưng có một số hướng dẫn chung.

Nếu bạn đang mang thai dưới 34 tuần và phát hiện chuyển dạ sinh non, lớp màng ối của bạn còn nguyên vẹn, nhịp tim của thai nhi ổn, và bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng tử cung hoặc các vấn đề khác (như tiền sản giật nặng hoặc có dấu hiệu bong nhau thai), thì bác sĩ có thể sẽ cố trì hoãn việc sinh con.

Đầu tiên, bà bầu sẽ được tiêm kháng sinh tĩnh mạch để ngăn ngừa nhiễm trùng Streptococcus nhóm B (GBS) ở con. (Điều này được thực hiện chỉ trong trường hợp cho thấy bạn là người mang mầm bệnh, vì phải mất 48 giờ mới có được kết quả). Nhiều người sẽ được cho thuốc để cố gắng ngăn chặn các cơn co thắt kéo dài để bé có thể dùng corticosteroids nhằm tăng tốc phát triển phổi.

Nếu bạn ở một bệnh viện nhỏ, nơi không có chế độ chăm sóc sơ sinh đặc biệt cho trẻ sinh non tháng thì sẽ được chuyển đến một cơ sở lớn hơn vào thời điểm này, nếu có thể. Bạn và em bé sẽ được theo dõi trong suốt quá trình chuyển dạ.

Nếu nước ối bị vỡ trước 34 tuần nhưng bạn không có cơn co thắt, đội ngũ y tế có thể quyết định kích chuyển dạ hoặc có thể lựa chọn để trì hoãn, chờ đợi, hy vọng bé có thêm thời gian để trưởng thành phổi. Điều này phụ thuộc vào số tuần thai và liệu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào không hoặc lý do khác mà con bạn sẽ tốt hơn khi được sinh ra không. Trong bất kỳ trường hợp nào, trừ khi bạn đã có một bài kiểm tra GBS âm tính gần đây, bạn sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh để bảo vệ chống lại Strep B.

Nếu đang ở tuần thai thứ 34 trở lên, và nước ối đã bị vỡ, bạn có thể được kích sinh hoặc mổ lấy thai.

Mặt khác, nếu bạn đang mang thai dưới 34 tuần, bác sĩ khuyên nên trì hoãn sinh, trừ khi có lý do rõ ràng phải sinh ra.

Mục đích của việc chờ đợi là cố gắng cho thai nhi thêm thời gian để trưởng thành các cơ quan. Nhược điểm là nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Nhưng ở trường hợp tuổi thai còn non, những lợi ích của việc chờ đợi thường lớn hơn những rủi ro từ kích đẻ hoặc mổ lấy thai ngay lập tức.

Trong khi chờ đợi bạn sẽ được tiêm kháng sinh (cũng với những loại thuốc để điều trị GBS) nhằm để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng khác và giúp kéo dài thai kỳ. Bạn cũng sẽ nhận được một đợt dùng corticosteroids để giúp đẩy nhanh sự phát triển của phổi bé.

Bà bầu và thai nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ trong thời gian này. Tất nhiên, nếu bạn phát triển các triệu chứng của nhiễm trùng hoặc có những dấu hiệu khác cho thấy thai nhi không phát triển, bạn sẽ được kích sinh hoặc mổ lấy thai.

Nếu số tuổi thai chưa được 24 tuần, thì sẽ không dùng kháng sinh để ngăn chặn GBS, đồng thời cũng không khuyến cáo dùng corticosteroid. Nhóm y tế sẽ tiên lượng cho bạn về tình trạng em bé và bạn có thể chọn chờ đợi hoặc kích sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: sinh non
Tin liên quan
Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết?
Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết?

Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết không? Khi nào nên bắt đầu bổ sung vitamin bà bầu? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển
Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển

Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.

Kết thúc cuộc chiến với những việc vặt trong nhà trong suốt thai kỳ
Kết thúc cuộc chiến với những việc vặt trong nhà trong suốt thai kỳ

Ai sẽ làm gì? Và ai sẽ làm nhiều hơn? Đây là một chủ đề tranh luận lớn cho nhiều cặp vợ chồng. Và trong thời kỳ mang thai những lập luận này lại càng trở nên nóng hơn bởi vì có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho con của bạn

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
"Đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  521 lượt xem

Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?

Độ mờ da gáy cao cao, có nên làm sinh thiết gai nhau?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  435 lượt xem

Em mang thai gần 12 tuần, đi siêu âm ĐMDG kết quả là 3.0mm, vào xét nghiệm doule text cũng có khả năng như vậy. Em được chỉ định làm sinh thiết gai nhau thì khi nào làm là hợp lý ạ?

Đầu thai kỳ không ốm nghén tức là sinh con trai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1082 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?

Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  897 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây