Thai chết lưu và những kiến thức cần biết
Thai chết lưu là gì?
Khi một em bé chết trong tử cung vào tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc muộn hơn, nó được gọi là thai chết lưu. (Khi thai nhi bị mất trước 20 tuần, thì được gọi là sẩy thai). Khoảng 1 trong số 160 trường hợp mang thai kết thúc với tình trạng thai chết lưu ở Hoa Kỳ. Hầu hết thai chết lưu xảy ra trước khi bắt đầu chuyển dạ, nhưng một số nhỏ xảy ra trong khi chuyển dạ.
Nếu gần đây bạn nhận được thông tin con đã bị chết trong tử cung thì chắc hẳn sẽ rất đau đớn. Để vượt qua nỗi đau này, hãy xem các bài viết về các đối phó với nỗi đau mất con khi mang thai.
Chẩn đoán thai chết lưu
Một thai phụ có thể nhận thấy em bé của mình không còn chuyển động và đến thăm khám bác sĩ hoặc cô ấy phát hiện ra tình trạng này trong một cuộc thăm khám tiền sản định kì. Bác sĩ sẽ nghe tim thai bằng thiết bị siêu âm được gọi là Doppler. Nếu không có nhịp tim, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác nhận tình trạng tim ngừng đập và em bé đã chết.
Đôi khi siêu âm còn cung cấp thông tin giúp giải thích tại sao đứa trẻ chết. Bác sĩ cũng làm xét nghiệm máu để giúp xác định - hoặc loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn chọc ối để kiểm tra các vấn đề nhiễm sắc thể có thể đã gây ra hoặc góp phần làm thai chết lưu. (Bạn có thể có được thông tin đầy đủ hơn về nhiễm sắc thể của em bé qua kiểm tra chọc ối chứ không phải là kiểm tra mẫu mô sau khi bé sinh ra).
Thai bị chết lưu được sinh ra như nào
Một số phụ nữ cần nhanh chóng sinh bé ra vì một số lý do y tế, nhưng những người khác có thể chờ đợi một khoảng thời gian để chuẩn bị cho việc chuyển dạ hoặc cho mình cơ hội tự mình bắt đầu chuyển dạ. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi thai phụ cẩn thận để chắc chắn họ không bị nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về đông máu. Một số phụ nữ mặc dù chọn kích sinh ngay sau khi biết bé đã chế lưu hoặc là qua sinh đẻ bình thường, hoặc là qua một quy trình được thực hiện nhờ gây tê toàn thân hoặc tại chỗ.
Chuyển dạ và sinh
Nếu cổ tử cung của thai phụ không bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho chuyển dạ, bác sĩ có thể đưa thuốc vào âm đạo để bắt đầu quá trình đó. Sau đó thai phụ sẽ được truyền tĩnh mạch hormone oxytocin (Pitocin) để kích thích các cơn co tử cung. Phần lớn phụ nữ có thể sinh đường âm đạo.
Nong và nạo phá thai
Nếu thai kỳ vẫn trong tam cá nguyệt thứ hai và cô ấy có thể làm việc với một bác sĩ giàu kinh nghiệm thì có thể lấy em bé ra bằng một quy trình được gọi là Nong và nạo phá thai (D&E). trong quá trình D&E, bác sĩ sẽ cho gây mê toàn thân hoặc dùng thuốc an thần và gây tê tại chỗ trong khi mở cổ tử cung và đưa em bé ra.
Đối với những phụ nữ có thể lựa chọn giữa hai cách này (kích sinh thường hoặc D&E), dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:
D & E có thể là một lựa chọn tốt hơn cho những phụ nữ thích thủ tục nhanh chóng hơn. Và dưới bàn tay của những bác sĩ giàu kinh nghiệm thai phụ ít có nguy cơ bị biến chứng từ D & E hơn là kích sinh, ở cả hai thủ thuật, nguy cơ biến chứng đều thấp.
Kích sinh có thể là một sự lựa chọn tốt hơn cho những phụ nữ muốn trải nghiệm sinh đẻ như là một phần của quá trình đau đớn của họ và những người muốn lựa chọn được nhìn và bế ẵm con mình. Ngoài ra, với phương pháp này có thể thực hiện khám nghiệm bé để cung cấp thêm nhiều đầu mối về nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu.
Điều gì xảy ra sau khi bé được sinh ra?
Bệnh nhân và bác sĩ nên thảo luận trước về những gì sẽ xảy ra. Bệnh nhân có thể cho bác sĩ biết nếu họ muốn được bế em bé hoặc thực hiện các nghi lễ văn hoá hoặc tôn giáo ngay sau khi sinh.
Nhóm y tế có thể thực hiện các kiểm tra để xác định nguyên nhân gây tử vong. Trước tiên họ kiểm tra nhau thai, màng, và dây rốn ngay sau khi sinh. Sau đó họ yêu cầu cho phép được phân tích kỹ lưỡng những mô này trong phòng thí nghiệm và làm xét nghiệm di truyền cũng như khám nghiệm tử thi cho đứa trẻ.
Điều này có thể là quyết định khó khăn đối với những bậc cha mẹ đang phải trải qua nỗi đau lớn mất con. Và thậm chí một đánh giá kỹ lưỡng có thể cũng không lý giải được tình trạng đứa bé bị chết lưu.
Mặt khác, cha mẹ có thể tìm thấy được những thông tin có giá trị. Ví dụ, nếu thai chết lưu là do một vấn đề di truyền, người mẹ có thể biết và theo dõi vấn đề này trong lần mang thai kế tiếp. Hoặc cô ấy có thể phát hiện ra nguyên nhân là do nhiễm trùng hoặc dị tật bẩm sinh – những điều hiếm xảy ra, có thể khiến thai phụ yên tâm hơn khi muốn tiếp tục mang thai.
Bác sĩ có thể giải thích cho cha mẹ những kết quả thu được từ một cuộc khám nghiệm tử thi, cách thực hiện và chi phí. (Các khám nghiệm tử thi không phải lúc nào cũng được bảo hiểm chi trả và có thể chi phí lên đến 1.500 USD). Đối với cha mẹ quyết định không thực hiện khám nghiệm tử thi, thì một số xét nghiệm ít xâm lấn cũng có thể cung cấp một số thông tin hữu ích. Bao gồm X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm và lấy mẫu mô.
Người mẹ cũng được thực hiện các xét nghiệm, đồng thời được đánh giá kỹ về lịch sử y tế, sinh sản, gia đình để tìm ra nguyên nhân thai chết lưu.
Nguyên nhân gây thai chết lưu
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân tử vong không bao giờ được phát hiện, ngay cả sau khi điều tra kỹ lưỡng. Và đôi khi nhiều hơn một nguyên nhân gây ra cái chết của đứa trẻ.
Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Bào thai tăng trưởng kém. Trẻ chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt những trẻ có vấn đề tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng
- Bong nhau thai. Bong nhau thai là nhau bắt đầu tách rời tử cung trước khi sinh, là một nguyên nhân phổ biến khác gây tử vong.
- Dị tật bẩm sinh. Bất thường về nhiễm sắc thể và di truyền, cũng như những khuyết tật về cấu trúc có thể dẫn đến tử vong. Một số trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.
- Nhiễm trùng. Nhiễm trùng liên quan đến người mẹ, thai nhi hoặc nhau thai là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong, đặc biệt khi chúng xảy ra trước 28 tuần thai. Những bệnh nhiễm trùng được biết đến là nguyên nhân gây trẻ chết lưu bao gồm Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn), cytomegalovirus, listeriosis, và giang mai.
- Tai nạn dây rốn. Tai nạn liên quan đến dây rốn có thể góp phần gây ra một số lượng nhỏ các tình trạng thai chết lưu. Khi dân rốn bị thắt nút hoặc không gắn vào nhau thai một cách hợp lý, bé có thể bị thiếu oxy. Tuy nhiên các bất thường dây rốn thường gặp ở những trẻ khỏe mạnh, và hiếm khi là nguyên nhân chính gây chết lưu.
- Các vấn đề khác, như thiếu oxy trong quá trình sinh khó hoặc chấn thương (ví dụ như từ tai nạn xe hơi), cũng có thể gây tử vong.
Nguy cơ gây thai chết lưu
Bất cứ ai cũng có thể có con chết lưu nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những người khác. Tỷ lệ con chết lưu sẽ cao hơn nếu người mẹ:
- Có thai lưu hoặc thai nhi hạn chế phát triển trong tử cung trong thai kỳ trước đó. Tiền sử sinh non, tăng huyết áp do mang thai, hoặc tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ.
- Có bệnh mãn tính như lupus, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, tăng huyết khối (rối loạn đông máu), hoặc bệnh tuyến giáp.
- Phát triển các biến chứng trong thai kỳ này, như hạn chế tăng trưởng trong tử cung, tăng huyết áp do mang thai, tiền sản giật hoặc ứ mật trong thai kỳ.
- Hút thuốc lá, uống rượu hoặc chơi thuốc trong thời kỳ mang thai.
- Mang thai đôi hoặc đa thai
- Bị béo phì
Các yếu tố khác cũng có thể góp phần. Phụ nữ Mỹ gốc Châu phi có nguy cơ có con chết lưu gấp đôi những phụ nữ Mỹ khác. Phụ nữ chưa sinh con cũng có nguy cơ cao hơn.
Có một số bằng chứng gợi ý rằng phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc một thủ thuật được gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) có nguy cơ thai chết lưu cao hơn, ngay cả khi họ không mang da thai.
Độ tuổi - ở cả hai độ lứa tuổi sinh đẻ – trẻ quá và lớn tuổi quá – đều ảnh hưởng đến nguy cơ. Cả thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai lớn tuổi đều có nguy cơ có thai chết lưu nhiều hơn những phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30. Nguy cơ gia tăng rõ nhất ở thanh thiếu niên dưới 15 tuổi và phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
Đối với thanh thiếu niên, các chuyên gia nghi ngờ cả sự non nớt về thể chất và lối sống đều có thể góp phần làm tăng nguy cơ. Phụ nữ lớn tuổi thường có khả năng thụ thai với nhiễm sắc thể gây chết hoặc dị tật bẩm sinh gây tử vong, họ cũng hay có các bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao, và mang thai đôi, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây thai chết lưu.
Cách làm giảm nguy cơ thai chết lưu?
Trước khi thụ thai
Nếu bạn chưa mang thai, hãy sắp xếp gặp bác sĩ để được thăm khám tiền sản. Điều này sẽ cho bạn cơ hội để xác định và xử lý bất kỳ vấn đề nào đã xảy ra kể từ lần cuối cùng bạn phát hiện. Và nếu bạn bị bệnh mãn tính, như tiểu đường hoặc huyết áp cao, bạn có thể làm việc với bác sĩ để đảm bảo rằng nó được kiểm soát trước khi bắt đầu thụ thai.
Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thuốc kê toa nào bạn đang dùng, từ đó có thể điều chỉnh nếu cần. Và hãy kiểm tra với họ trước khi mua các loại thuốc bán tự do hoặc thảo dược để tìm hiểu xem chúng có an toàn trong thời kỳ mang thai hay không (và với liều lượng nào).
Uống 400 microgram axit folic mỗi ngày (uống riêng hoặc từ một loại vitamin tổng hợp), bắt đầu uống ít nhất một tháng trước khi bắt đầu mang thai. Làm như vậy có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh, ví dụ như bướu cổ (nứt đốt sống).
Nếu bạn bị béo phì, hãy cân nhắc giảm cân trước khi cố gắng thụ thai. (Tuy nhiên, đừng bao giờ cố gắng giảm cân trong thời gian mang thai). Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách để giảm cân. Các hướng dẫn của Viện Y học khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai béo phì cần giới hạn mức tăng cân của họ chỉ từ 5 đến 10kg trong thai kỳ.
Trong quá trình mang thai
Không hút thuốc, uống rượu, hoặc chơi ma túy trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn gặp khó khăn khi bỏ thuốc, rượu hoặc ma túy, hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu một chương trình có thể giúp bạn bỏ thuốc lá. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bỏ hút thuốc sau lần mang thai đầu tiên giúp giảm nguy cơ thai chết lưu trong lần mang thai kế tiếp xuống cùng mức với người không hút.
Gọi ngay cho nhà cung cấp nếu bạn có bất kỳ tình trạng chảy máu âm đạo nào trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Đây có thể là một dấu hiệu của sự bong nhau thai. Các dấu hiệu khác cần báo cáo cho nhà cung cấp ngay lập tức bao gồm đau phần tử cung, đau lưng, thường xuyên có các cơn co thắt hoặc co cứng (như kiểu co thắt trong kỳ hành kinh nhưng không biến mất) và em bé giảm hoạt động.
Bác sỹ có thể khuyên bạn đếm số lần đá của bé mỗi ngày bắt đầu từ tuần thai thứ 28. Một cách thực hiện là ghi lại xem bé cử động 10 lần trong bao lâu. Nếu bạn đếm được dưới mười cú đá trong 2 giờ, hoặc nếu bạn cảm thấy rằng con đang di chuyển ít hơn bình thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể được đánh giá và theo dõi, nếu cần.
Nhận thấy các triệu chứng khác có thể báo hiệu xảy ra một vấn đề nào đó trong thai kỳ và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ điều gì đó không ổn.
Nếu trước đây bạn đã có thai chết lưu (hoặc mang thai có nguy cơ cao vì các lý do khác), bạn sẽ được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ và bắt đầu kiểm tra bào thai trong tam cá nguyệt thứ ba, thường bắt đầu từ tuần thứ 32. Bạn sẽ được thực hiện các kiểm tra để theo dõi nhịp tim của em bé, bao gồm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai nhi và kiểm tra sơ lược tình trạng lý sinh của thai nhi. Nếu kết quả cho thấy em bé được sinh ra sẽ tốt hơn là ở trong tử cung thì bạn sẽ được kích sinh hoặc cho sinh mổ.
Thai chết lưu có bị tái diễn ở lần mang bầu tiếp theo không?
Nếu các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây thai chết lưu thì họ có thể cung cấp một số nguy cơ trong lần mang thai kế tiếp.
Ví dụ, nguy cơ sẽ lớn hơn nếu bạn vẫn bị một tình trạng sức khỏe nào đó, như lupus, cao huyết áp mạn tính, hoặc bệnh tiểu đường, hoặc nếu bạn có biến chứng khi mang thai làm cho thai nhi tử vong nhiều hơn, như tình trạng bong nhau thai.
Tuy nhiên, ngay cả khi nguyên nhân gây thai lưu từ lần trước không còn nữa thì bạn cũng sẽ vẫn cảm thấy rất lo lắng tình trạng lặp lại. Thật khó có thể tránh được cảm giác này.
Kiểm tra lại tình trạng của bạn với bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai lại. (Nếu bạn đi thăm khám, hãy đảm bảo bác sĩ có quyền biết hết về hồ sơ y tế của mình, bao gồm cả kết quả xét nghiệm).
Bạn cũng có thể muốn tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai nguy cơ cao nếu có và các chuyên gia khác nếu cần. Ví dụ, nếu con bị rối loạn di truyền, một cố vấn di truyền có thể giúp bạn hiểu được nguy cơ thai chết lưu hoặc các biến chứng khác trong thai kỳ khác.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.
Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?
Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Ai sẽ làm gì? Và ai sẽ làm nhiều hơn? Đây là một chủ đề tranh luận lớn cho nhiều cặp vợ chồng. Và trong thời kỳ mang thai những lập luận này lại càng trở nên nóng hơn bởi vì có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho con của bạn
- 1 trả lời
- 892 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1172 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 673 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi mang thai lần đầu nên chưa có kinh nghiệm gì. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm sao để bà bầu biết được đứa con trong bụng mình vẫn ổn được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 678 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi rất thích ăn cay. Việc ăn thực phẩm cay khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1839 lượt xem
Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.