Tiêm ngừa Rubella được hơn nửa tháng thì đã... "dính bầu"?
Khi tiêm vacxin ngừa Rubella, người tiêm luôn được khuyến cáo sau 3 tháng mới nên có thai, hoặc tối thiểu một tháng. Hiện chưa có bằng chứng cụ thể là vacxin ngừa Rubella gây dị tật trên thai nên không có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Song, bạn vẫn nên đến khám thai và lắng nghe tư vấn Tiền sản thêm tại các Bệnh viện chuyên khoa sản để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi cho yên tâm nhé.
Bé vừa được 17 tháng, mẹ đã lỡ "dính bầu"
Hai bé đầu em sinh mổ. Bé thứ 2 mới 17 tháng thì em thấy chậm kinh, thử que 2 vạch. Vậy, trường hợp 17 tháng đã lỡ "dính bầu" như em, có nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé, đúng không ạ?
- 1 trả lời
- 548 lượt xem
Tiêm vac-xin 3 trong 1 khi vừa "dính bầu", có sao không?
Chu kỳ kinh nguyệt của em khá ổn định, cứ vào khoảng 7- 8 hàng tháng là em có kinh. Để chuẩn bị cho việc mang thai, do không chúy ý sắp đến kỳ kinh nên ngày 4/5 em đi tiêm phòng vac-xin 3 trong 1 sởi, quai bị, rulbela. Đến hôm nay (12/5) em vẫn trễ kinh.Vậy, nếu lỡ "dính bầu" thì việc tiêm vac-xin thế có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 739 lượt xem
Bé thứ 2 mới 27 tháng đã "dính bầu", có nên bỏ thai?
Em sinh mổ hai lần. Hiện, bé thứ hai vừa tròn 27 tháng. Bị lỡ kế hoạch nên em lại vừa mang thai được 2 tuần. Đi siêu âm, bs kết luận thai bám vào vết mổ cũ. Giờ, em định uống thuốc có được không hay còn có biện pháp phá thai nào phù hợp hơn ạ?
- 1 trả lời
- 403 lượt xem
Có nên thụ thai sau 3 tháng chích ngừa mũi Rubella kết hợp?
Năm nay em 36 tuổi, hiện đã có một bé gần 7 tuổi. Lần mang thai trước, em có chích ngừa 1 mũi Rubella. Đang muốn có thêm bé thứ 2 nữa nên vừa rồi, khi đi chích ngừa cúm, em được bác sĩ tư vấn cho tiêm lại mũi Rubella kết hợp. Từ hôm chích ngừa đến nay đã được gần 3 tháng. Vậy, giờ em đã có thể thụ thai được chưa, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 716 lượt xem
Chích ngừa lần 1 khi mang thai được 6 tháng
Khi thai nhi được 6 tháng, lên tỉnh khám, em được chích ngừa lần 1 ở bệnh viện. Nhưng do điều kiện bận rộn quá, em không lên tỉnh tái khám được. Vậy, mong bs cho biết: em có thể chích ngừa lần 2 ở Trung tâm Y tế huyện gần nhà, được không ạ?
- 1 trả lời
- 510 lượt xem
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Mặc dù có rất nhiều hướng dẫn khác nhau nhưng Viện Y học Hoa Kỳ cho biết, nếu đã có cân nặng khỏe mạnh, bạn không cần bổ sung thêm calo trong ba tháng đầu.
Mang thai là một điều thật tuyệt diệu, nhưng một số phản ứng phụ của nó có thể gây khó chịu, bối rối và cực kỳ phiền nhiễu. Chúng tôi đang muốn nói đến việc thải chất lỏng cơ thể quá nhiều hoặc tình trạng ngứa, sưng phù và đầy bụng.
Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?
Mọi người đều biết về các tác dụng phụ thông thường của thai nghén như buồn nôn, ợ nóng và thèm muốn không kiểm soát được đối với một số thực phẩm nhất định. Nhưng bạn có thể đã chưa nghe nói rằng một số phụ nữ khao khát bụi bẩn (vâng, những thứ có từ mặt đất!), hoặc tiết ra rất nhiều nước bọt mà họ phải nhổ đi.... Hãy cùng tìm hiểu thêm về những triệu chứng này và những triệu chứng kỳ lạ đáng ngạc nhiên khác.