1

Acarbose, Miglitol và Pramlintide: Các loại thuốc cản trở sự hấp thụ đường

Acarbose, miglitol và pramlintide là những loại thuốc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Các loại thuốc này đều có tác dụng ngăn đường từ thức ăn đi vào máu quá nhanh. Tuy nhiên, ba loại thuốc có các dạng và cơ chế tác dụng hơi khác nhau.
Acarbose, Miglitol và Pramlintide: Các loại thuốc cản trở sự hấp thụ đường Acarbose, Miglitol và Pramlintide: Các loại thuốc cản trở sự hấp thụ đường

Bệnh tiểu đường và sự hấp thụ đường

Hệ tiêu hóa của cơ thể phân hủy carbohydrate phức tạp trong thức ăn thành glucose – một dạng đường. Sau đó, đường đi qua thành ruột non vào máu. Đường trong máu tiếp tục di chuyển vào các tế bào và được sử dụng làm năng lượng.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể gặp vấn đề trong việc di chuyển đường từ máu vào tế bào. Kết quả là có nhiều đường hay glucose tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao hay còn gọi là tăng đường huyết. Điều quan trọng nhất để điều trị bệnh tiểu đường là phải kiểm soát lượng đường trong máu. Nồng độ glucose trong máu cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Acarbose, miglitol và pramlintide là những loại thuốc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Các loại thuốc này đều có tác dụng ngăn đường từ thức ăn đi vào máu quá nhanh. Tuy nhiên, ba loại thuốc có các dạng và cơ chế tác dụng hơi khác nhau.

Acarbose và miglitol: Thuốc ức chế alpha-glucosidase

Acarbose và miglitol có cả dạng thuốc gốc và biệt dược. Phiên bản biệt dược của acarbose là Precose. Phiên bản biệt dược của miglitol là Glyset. Những loại thuốc này đều thuộc nhóm thuốc ức chế alpha-glucosidase.

Cơ chế tác dụng

Glucosidase là một loại enzyme trong cơ thể giúp chuyển hóa carbohydrate phức tạp trong thức ăn thành đường đơn. Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế alpha-glucosidase là ngăn cản enzyme glucosidase thực hiện nhiệm vụ. Điều này giúp ngăn đường đi qua ruột non vào máu. Tuy nhiên, thuốc ức chế alpha-glucosidase không ngăn được đường đơn (có trong các loại thực phẩm như trái cây, đồ ngọt và mật ong) đi vào máu.

Cách sử dụng thuốc

Cả acarbose và miglitol đều có dạng viên nén dùng qua đường uống. Người bệnh uống thuốc vào ngay đầu mỗi bữa ăn. Chỉ khi dùng vào thời điểm này thì thuốc mới phát huy tác dụng tối đa.

Đối tượng sử dụng

Acarbose và miglitol được phê duyệt để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Những loại thuốc này thường được kê cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có mức đường huyết quá cao sau khi ăn nhiều carbohydrate phức tạp. Acarbose và miglitol có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác.

Không phải ai cũng có thể dùng thuốc ức chế alpha-glucosidase. Nhóm thuốc này không dành cho người dưới 18 tuổi và phụ nữ đang cho con bú. Trong những trường hợp mà người bệnh có vấn đề về tiêu hóa hoặc vấn đề về gan nghiêm trọng, bác sĩ cũng sẽ kê các loại trị tiểu đường khác.

Pramlintide

Pramlintide là một chất tương tự amylin, hiện chỉ có dạng biệt dược tên là SymlinPen chứ không có dạng thuốc gốc.

Cơ chế tác dụng

Thông thường, khi chúng ta ăn uống, tuyến tụy sẽ giải phóng ra amylin. Tuy nhiên, ở một số người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không tạo ra đủ hoặc hoàn toàn không tạo ra amylin. Amylin là một loại hormone giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu bằng cách giảm tốc độ thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Hormone này còn làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no, nhờ đó làm cho chúng ta ăn ít đi và điều này cũng góp phần giảm lượng đường đi vào cơ thể.

Các chất tương tự amylin như pramlintide bắt chước hoạt động của amylin tự nhiên. Nhóm thuốc này làm giảm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn và làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Pramlintide còn giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân.

Cách sử dụng thuốc

Pramlintide có dạng dung dịch lỏng được đựng sẵn trong bút tiêm. Thân bút có vòng xoay để người dùng điều chỉnh liều lượng tiêm.

Người bệnh tự tiêm pramlintide vào dưới da ở bụng hoặc đùi. Thời điểm tiêm thuốc là trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần tiêm nên đổi vị trí tiêm để tránh xảy ra phản ứng không mong muốn tại vị trí tiêm. Nếu sử dụng cả insulin và pramlintide thì phải tiêm ở hai vị trí khác nhau.

Đối tượng sử dụng

Pramlintide được phê duyệt sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 từ 18 tuổi trở lên. Người bệnh có thể sử dụng mình pramlintide hoặc cũng có thể kết hợp với insulin để tăng hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu.

Lưu ý

Pramlintide làm chậm tốc độ hấp thụ các loại thuốc đường uống. Do đó, không sử dụng bất kỳ loại thuốc đường uống nào trong vòng một giờ trước khi tiêm pramlintide hoặc trong vòng hai giờ sau khi tiêm pramlintide.

Ngoài ra, người bệnh phải luôn theo dõi sát sao lượng đường trong máu khi dùng pramlintide. Thuốc này có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng (lượng đường trong máu quá thấp) trong vòng ba giờ sau khi tiêm. Các triệu chứng hạ đường huyết gồm có:

  • Đau đầu
  • Run tay
  • Đói cồn
  • Cáu gắt
  • Giảm tập trung
  • Đổ mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi
  • Tim đập nhanh
  • Bồn chồn
  • Da nhợt nhạt

Nếu kết quả đo đường huyết ở mức thấp, hãy ăn một ít kẹo ngọt hoặc viên nén glucose để đưa đường trong máu về mức bình thường. Lượng đường trong máu quá thấp có thể dẫn đến co giật, bất tỉnh và thậm chí là tử vong. Nếu người bệnh bị co giật hay bất tỉnh thì cần được đưa ngay đến bệnh viện.

Tác dụng phụ của acarbose, miglitol và pramlintide

Giống như hầu hết các loại thuốc khác, acarbose, miglitol và pramlintide cũng đi kèm một số tác dụng phụ, gồm có chóng mặt và buồn ngủ. Ngoài ra, mỗi loại thuốc còn có các tác dụng phụ riêng.

Các tác dụng phụ khác của acarbose và miglitol gồm có:

  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Tăng nồng độ men gan
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Các tác dụng phụ của pramlintide gồm có:

  • Ho
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Chảy mũi
  • Đau họng
  • Nôn

Tương tác thuốc

Acarbose, miglitol và pramlintide có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra vấn đề không mong muốn. Để biết những loại thuốc có thể tương tác tiêu cực với ba loại thuốc này, vui lòng đọc bài viết chuyên sâu về pramlintide, miglitol và acarbose.

Tóm tắt bài viết

Acarbose và miglitol đều là thuốc ức chế alpha-glucosidase nên có cơ chế tác dụng tương tự nhau. Hai loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Pramlintide được sử dụng cho cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Loại thuốc này có thể được sử dụng một mình hoặc cùng với insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.

Người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị tiểu đường mà hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp dựa trên loại bệnh tiểu đường, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh cũng như bệnh sử của người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các loại thuốc làm tăng sản xuất insulin để điều trị tiểu đường
Các loại thuốc làm tăng sản xuất insulin để điều trị tiểu đường

Có nhiều loại thuốc có tác dụng làm tăng sự sản xuất insulin để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2, gồm có chất tương tự amylin, chất tương tự incretin, thuốc ức chế DPP4, sulfonylurea và glinide.

Loại thuốc trị tiểu đường nào an toàn cho người bị suy thận mạn?
Loại thuốc trị tiểu đường nào an toàn cho người bị suy thận mạn?

Có rất nhiều loại thuốc trị tiểu đường và loại thuốc mà người bệnh cần dùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương thận. Bác sĩ có thể sẽ kê một loại thuốc không cần điều chỉnh liều dùng theo chức năng thận.

Bị tiểu đường nên chọn loại statin nào?
Bị tiểu đường nên chọn loại statin nào?

Có nhiều loại statin và hiệu quả mà thuốc mang lại ở mỗi người là khác nhau. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên chọn loại statin nào?

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Làm gì khi lỡ quên uống thuốc tiểu đường type 2?
Làm gì khi lỡ quên uống thuốc tiểu đường type 2?

Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 2, điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn. Đôi khi, người bệnh cần dùng thuốc nhiều hơn một lần mỗi ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây