1

Làm gì khi lỡ quên uống thuốc tiểu đường type 2?

Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 2, điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn. Đôi khi, người bệnh cần dùng thuốc nhiều hơn một lần mỗi ngày.
thuoc tieu duong Làm gì khi lỡ quên uống thuốc tiểu đường type 2?

Tuân thủ theo phác đồ điều trị, nghĩa là dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, là điều tối quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Việc quên uống thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu và điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian.

Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2, các bước cần làm khi lỡ quên uống thuốc, cách nhớ uống thuốc hàng ngày và khi nào cần đến gặp bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2

Sau khi xác nhận chẩn đoán tiểu đường type 2, trước tiên bác sĩ có thể sẽ kê insulin hoặc các loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh. Ngoài dùng thuốc, người bệnh còn phải thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và cố gắng giảm cân nếu thừa cân.

Khi những biện pháp này vẫn chưa đủ để đưa đường huyết về mức bình thường, bác sĩ sẽ kê thêm hoặc thay một loại thuốc đang dùng bằng loại thuốc khác.

Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2, mặc dù có chung mục đích là làm giảm lượng đường trong máu nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Giảm lượng đường được tạo ra bởi gan
  • Làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thực phẩm
  • Tăng phản ứng của cơ thể với insulin
  • Giúp tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn
  • Ngăn cản sự tái hấp thu glucose từ máu được lọc qua thận
  • Ngăn cản sự hấp thụ đường từ ruột

Có một số loại thuốc đường uống được sử dụng phổ biến để điều trị tiểu đường type 2, gồm có:

  • Metformin
  • Thuốc ức chế men alpha-glucosidase, chẳng hạn như acarbose (Precose) và miglitol (Glyset)
  • Chất cô lập axit mật hay thuốc nhóm resin như colesevelam (Welchol)
  • Thuốc ức chế DPP-4, chẳng hạn như linagliptin (Tradjenta), saxagliptin (Onglyza) và sitagliptin (Januvia)
  • Nhóm thuốc meglitinide như repaglinide
  • Thuốc ức chế SGLT2, chẳng hạn như canagliflozin (Invokana), dapagliflozin (Farxiga) và empagliflozin (Jardiance)
  • Thuốc ức chế GLP-1 đường uống, chẳng hạn như Rybelsus
  • Nhóm thuốc sulfonylurea, chẳng hạn như glimepiride
  • Nhóm thuốc thiazolidinedione, chẳng hạn như pioglitazone
  • Liệu pháp kết hợp gồm có hai loại thuốc trở lên

Điều gì xảy ra khi quên uống thuốc?

Nếu mức đường huyết gần đây ổn định trong phạm vi bình thường và người bệnh vẫn đang duy trì chế độ ăn uống điều độ cùng lối sống lành mạnh thì việc quên uống một liều thuốc điều trị tiểu đường không phải vấn đề đáng lo.

Tuy nhiên, việc thường xuyên không uống thuốc hoặc không tuân thủ đúng khuyến nghị của bác sĩ về chế độ ăn uống và lối sống có thể dẫn đến tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao).

Nói chung, tăng đường huyết là khi lượng đường trong máu tại thời điểm sau bữa ăn 2 tiếng vượt quá 180 mg/dL hoặc trên 130 mg/dL trước bữa ăn. Các dấu hiệu của tăng đường huyết gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Vết thương chậm lành

Việc thường xuyên không uống thuốc có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí phải nhập viện. Điều này còn làm tăng chi phí điều trị.

Các biến chứng có thể xảy ra khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt gồm có tổn thương thần kinh, bệnh mắt, thận và tim mạch. Khi không được điều trị, những vấn đề này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Cần làm gì khi lỡ quên uống thuốc?

Nếu bỏ lỡ một liều thì hãy uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã qua vài giờ kể từ thời điểm nên uống thuốc và gần đến lúc uống liều tiếp theo thì hãy bỏ luôn liều đã lỡ và dùng liều tiếp theo như bình thường. Không được gộp liều.

Tiếp theo, có thể gọi cho bác sĩ để hỏi xin lời khuyên nếu vẫn chưa yên tâm.

Khi nào cần báo cho bác sĩ?

Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi có bất cứ thắc mắc hay lo lắng nào về các loại thuốc đang dùng hoặc phát hiện triệu chứng mới. Dưới đây là một số trường hợp người bệnh nên gọi hoặc đến gặp bác sĩ.

Có các triệu chứng tăng đường huyết

Nếu liên tục quên uống thuốc và bắt đầu có các triệu chứng tăng đường huyết thì hãy gọi cho bác sĩ. Người bệnh có thể sẽ phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu đo mức đường huyết.

Có lý do cố tình không uống thuốc

Nên trao đổi với bác sĩ nếu phải ngừng thuốc do gặp tác dụng phụ hoặc không thể chi trả chi phí điều trị. Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn khác để kiểm soát tình trạng bệnh.

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, tùy vào cơ địa mỗi người mà một số loại thuốc sẽ được dung nạp tốt hơn và ít gây tác dụng phụ hơn. Các loại thuốc cũng có nhiều mức giá khác nhau.

Cần lưu ý rằng đôi khi các tác dụng phụ chỉ xảy ra trong vài tuần đầu sử dụng thuốc và sau một thời gian, các tác dụng phụ sẽ biến mất. Có thể dùng thuốc trong bữa ăn để giảm thiểu các tác dụng về tiêu hóa.

Quên uống thuốc do phải dùng quá nhiều thuốc mỗi ngày

Nếu lý do bỏ lỡ liều là vì phải uống quá nhiều thuốc mỗi ngày và không nhớ hết được thì cũng nên nói chuyện với bác sĩ để tìm giải pháp.

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kết hợp – những loại thuốc có chứa nhiều thành phần trong cùng một viên. Điều này sẽ giúp làm giảm số lượng thuốc phải uống hàng ngày.

Làm thế nào để nhớ uống thuốc đều đặn?

Đối với nhiều người, việc phải nhớ uống thuốc đều đặn hàng ngày là chuyện không hề đơn giản, đặc biệt là khi phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số cách mà người bệnh có thể thử để uống thuốc đều đặn hơn:

  • Đựng thuốc trong hộp đựng thuốc chia ngăn theo ngày trong tuần
  • Đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc các thiết bị thông minh khác.
  • Lập bảng ghi lịch uống thuốc và ghim lên tường, cửa tủ lạnh hoặc một dễ thấy khác. Hoặc cũng có thể sử dụng ứng dụng điện thoại giúp theo dõi lịch uống thuốc và nhắc hàng ngày.
  • Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày trong khi thực hiện các thói quen khác, chẳng hạn như làm đồ ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.
  • Để hộp đựng thuốc ở nơi dễ thấy trong nhà.
  • Nhờ người sống cùng nhắc uống thuốc.

Người bệnh có thể hỏi bác sĩ về việc uống thuốc điều trị tiểu đường trong bữa ăn sẽ làm giảm tác dụng phụ về tiêu hóa. Ít gặp phải tác dụng phụ hơn sẽ giúp dễ dàng tuân thủ phác đồ điều trị hơn.

Tóm tắt bài viết

Thuốc điều trị tiểu đường cần được sử dụng vào cùng một thời điểm mỗi ngày và người bệnh cần phải dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định để kiểm soát tình trạng bệnh.

Quên uống thuốc có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhưng mức độ tăng sẽ phụ thuộc vào lượng carbohydrate tiêu thụ trong ngày hôm đó và mức độ tập thể dục.

Thường xuyên không uống thuốc có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như mù lòa, bệnh thận, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh.

Khi bỏ lỡ một liều thì hãy uống càng sớm càng tốt. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và dùng liều tiếp theo như bình thường. Nếu bỏ lỡ nhiều liều liên tiếp thì hãy dùng ngay khi nhớ ra.

Báo cho bác sĩ nếu bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của tăng đường huyết hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường type 1
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường type 1

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường type 1. Người mắc bệnh lý này cần có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời phải kiểm soát lượng carbohydrate, protein và chất béo.

Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2
Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.

Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?
Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể không còn khả năng điều hòa lượng đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Mỗi loại tiểu đường là do nguyên nhân khác nhau gây ra và phương pháp điều trị cũng không giống nhau.

Cần làm gì khi thuốc điều trị tiểu đường đường uống không còn hiệu quả?
Cần làm gì khi thuốc điều trị tiểu đường đường uống không còn hiệu quả?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tiến triển, có nghĩa là tình trạng bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Vì thế nên đến một lúc nào đó, các loại thuốc điều trị tiểu đường đường uống có thể sẽ không còn hiệu quả nữa. Lúc này, có rất nhiều giải pháp khác nhau mà người bệnh có thể thực hiện để tiếp tục kiểm soát bệnh tiểu đường, gồm có thay đổi thói quen hàng ngày, sử dụng thêm một loại thuốc khác hoặc bắt đầu dùng insulin.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây