Rau tiền đạo
Rau tiền đạo (nhau thai tiền đạo) là gì?
Nếu bạn bị rau tiền đạo, điều đó có nghĩa là nhau thai nằm ở vị trí thấp bất thường trong tử cung, ở bên cạnh hoặc bao phủ cổ tử cung của bạn. Nhau thai là cơ quan hình chiếc bánh - thường nằm gần đầu tử cung - cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng qua dây rốn.
Nếu bạn được phát hiện có tình trạng rau tiền đạo sớm trong thai kỳ, thì tình trạng này thường không được coi là một vấn đề. Nhưng nếu rau thai gần cổ tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ, nó có thể gây chảy máu, dẫn đến các biến chứng khác và có thể có nghĩa là bạn cần phải sinh sớm (có thể là sinh non). Nếu bạn bị rau tiền đạo khi đã đến lúc sinh con, có lẽ bạn sẽ cần mổ đẻ.
Nếu nhau thai bao phủ hoàn toàn cổ tử cung, nó được gọi là rau tiền đạo hoàn toàn hoặc toàn phần. Nếu nó nằm ngay trên đường biên của cổ tử cung, nó được gọi nhau rau tiền đạo bám mép (phủ lên phần mở của cổ tử cung khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra). Nếu mép của bánh rau nằm trong phạm vi 2cm tới cổ tử cung, thì nó được gọi là nhau thai ở vị trí thấp.
Vị trí của nhau thai sẽ được kiểm tra trong kỳ kiểm tra siêu âm giữa thai kỳ (thường là từ tuần thai thứ 16 đến 20 và sau đó nếu cần).
Điều gì xảy ra bà bầu được chẩn đoán rau tiền đạo?
Điều này phụ thuộc vào tuần thai của bạn. Đừng hoảng sợ nếu siêu âm giữa thai kỳ cho thấy bạn có rau tiền đạo. Khi quá trình mang thai tiến triển, nhau thai có thể "di chuyển" xa cổ tử cung hơn và không còn là vấn đề.
(Vì bánh rau bám vào tử cung, nó sẽ không thực sự di chuyển nhưng có thể kéo dài cách xa cổ tử cung khi tử cung phát triển. Ngoài ra vì chính sự phát triển của nhau thai nên nó có thể giúp tăng cung cấp máu đến phần trên của tử cung)
Nếu tình trạng nhau tiền đạo được phát hiện khi siêu âm ở tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ được siêu âm theo dõi ở đầu tam cá nguyệt thứ 3 để kiểm tra lại vị trí của bánh rau. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo trong thời gian giữa này thì sẽ được siêu âm để xem chuyện gì đang xảy ra.
Chỉ có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ có nhau thai nằm ở vị trí thấp hoặc rau tiền đạo được phát hiện qua siêu âm trước tuần thai thứ 20 vẫn còn tình trạng này cho đến khi sinh con. Nhau thai bao phủ hoàn toàn cổ tử cung có nhiều khả năng giữ nguyên tình trạng này chứ không về vị trí giáp ranh hoặc vị trí bám thấp. Nhìn chung cứ 200 ca sinh thì có 1 ca mắc rau tiền đạo.
Theo dõi và xử lý rau tiền đạo cuối thai kỳ
Nếu siêu âm tiếp theo cho thấy tình trạng rau tiền đạo của bạn vẫn còn hoặc gần cổ tử cung bạn sẽ được đưa vào chế độ "nghỉ ngơi vùng chậu", có nghĩa là không quan hệ tình dục hoặc khám âm đạo trong phần còn lại của thai kỳ. Và bạn sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi cũng như tránh các hoạt động có thể gây chảy máu âm đạo, chẳng hạn như tập thể dục mạnh hoặc hoạt động vất vả.
Khi đã đến thời điểm sinh, bạn sẽ cần đẻ mổ. Với tình trạng rau tiền đạo toàn phần, nhau thai sẽ ngăn không cho em bé chui ra. Và ngay cả khi nhau thai chỉ bám mép tử cung, bạn cũng vẫn cần sinh mổ, trong hầu hết các trường hợp là bởi vì nhau thai có thể chảy máu rất nhiều khi cổ tử cung giãn nở ra.
Bạn có thể bị ra máu âm đạo nhưng không đau trong tam cá nguyệt thứ 3. Nếu bạn bắt đầu chảy máu (hoặc nếu xuất hiện cơn co), bạn sẽ phải nhập viện. Tình trạng xuất huyết xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu co lại hoặc mở ra (thậm chí là chỉ một chút), làm đứt các mạch máu trong khu vực đó.
Điều gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc bạn mang thai tuần thứ bao nhiêu, có bị chảy máu nặng không, và tình trạng bạn và thai nhi như nào. (Đồng thời, nếu bị chảy máu và có Rh âm tính, bạn sẽ cần tiêm Rh globulin miễn nhiễm, trừ khi cha của đứa bé cũng có Rh âm tính). Nếu em bé gần đủ tháng, em bé sẽ được sinh mổ ngay.
Nếu thai nhi của bạn vẫn còn quá non, em bé vẫn sẽ được sinh ngay lập tức nếu được hoặc nếu bạn bị chảy máu dữ dội, không ngừng. Nếu không, bạn sẽ được theo dõi trong bệnh viện cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu thai kỳ chưa được 34 tuần, bạn có thể được cho dùng corticosteroids để tăng tốc độ phát triển phổi của em bé và ngăn ngừa các biến chứng khác trong trường hợp trẻ được sinh ra sớm.
Nếu máu ngừng chảy và bạn tiếp tục không bị chảy máu trong ít nhất hai ngày - và nếu cả bạn và con đang ở trong tình trạng tốt– thì bạn có thể được cho về nhà. Tuy nhiên, có khả năng máu sẽ bắt đầu chảy lại vào một thời điểm nào đó, và nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần phải nhập viện ngay lập tức.
Nếu bạn và con tiếp tục ổn và không cần phải sinh luôn, thì bạn sẽ được sinh mổ vào tuần thứ 37, trừ khi có lý do phải can thiệp sớm hơn. Khi đưa ra quyết định, nhóm y tế của bạn sẽ cân nhắc lợi ích của việc cho thai nhi thêm thời gian để trưởng thành trước những nguy cơ từ việc kéo dài này, với khả năng phải đối mặt với một đợt chảy máu nặng và cần mổ cấp cứu của mẹ.
Những biến chứng nào khác của rau tiền đạo?
Bị rau tiền đạo nhiều khả năng bạn sẽ bị chảy máu nặng và cần truyền máu. Nó không chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai mà cả trong và sau khi sinh. Dưới đây là những lý do:
Sau khi em bé được mổ đẻ đối với sản phụ bình thường, bác sỹ sản khoa sẽ lấy bánh rau ra và mẹ sẽ được cho dùng Pitocin (và có thể là các loại thuốc khác). Pitocin làm cho tử cung co lại, giúp ngăn chặn chảy máu ở vị trí bánh rau (phía trên tử cung- đáy tử cung). Nhưng khi bạn có nhau tiền đạo, nhau được cấy vào phần dưới của tử cung, phần không co lại giống như phần trên - vì vậy các cơn co thắt không có hiệu quả trong việc ngăn chặn chảy máu.
Phụ nữ có rau tiền đạo cũng có nhiều khả năng có bánh rau bám quá sâu vào thành tử cung và không dễ dàng bóc ra khi sinh. Đây được gọi là tình trạng nhau dính bất thường. Rau tiền đạo có thể gây chảy máu dữ dội và cần truyền máu nhiều lần khi sinh, có thể đe dọa tính mạng và cần phải cắt bỏ cổ tử cung để kiểm soát tình trạng chảy máu.
Tình trạng bị nhau dính bất thường đã tăng lên, song song với tỉ lệ đẻ mổ tăng. Đó là vì việc sinh mổ trước đó khiến một phụ nữ bị rau tiền đạo có nhiều nguy cơ bị nhau dính bất thường hơn. Trên thực tế, nguy cơ sẽ tăng lên đáng kể nếu số lần sinh mổ trước đó nhiều.
Cuối cùng, nếu bạn cần sinh trước ngày dự sinh, con bạn sẽ có nguy cơ bị biến chứng do sinh non- như các vấn đề về hô hấp và cân nặng khi sinh.
Bà bầu nào có nguy cơ cao nhất bị rau tiền đạo?
Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhau tiền đạo đều không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng. Nhưng nếu bạn có một trong những yếu tố dưới đây thì sẽ có nhiều khả năng mắc:
- Bạn đã bị rau tiền đạo trong lần mang thai trước.
- Bạn đã được sinh mổ trước đó. (Bạn càng sinh mổ nhiều, nguy cơ càng cao).
- Bạn đã thực hiện một số phẫu thuật tử cung khác (chẳng hạn như phẫu thuật nong và nạo buồng tử cung hoặc loại bỏ xơ dính).
- Bạn đang mang song thai hoặc đa thai
- Bạn là một người hút thuốc lá.
- Bạn sử dụng thuốc phiện
Ngoài ra, bạn càng có nhiều em bé và bạn càng lớn tuổi, nguy cơ càng cao.
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Khi bị tiền sản giật, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật và steroid có thể là các loại thuốc mà bà bầu có thể cần đến.
Những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật.
Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.
- 1 trả lời
- 902 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1598 lượt xem
Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?
- 1 trả lời
- 465 lượt xem
Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?
- 1 trả lời
- 678 lượt xem
Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?
- 1 trả lời
- 502 lượt xem
Em mang thai được 26 tuần thì được chẩn đoán là phù thai nhi, phải đình chỉ thai nhi, nhưng chưa rõ nguyên nhân từ đâu. Vậy, trước khi mang thai lại, em cần phải kiểm tra những gì ạ