1

Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!

Ngay cả chỉ hơi buồn nôn cũng có thể khiến bạn bị suy nhược và khi buồn nôn rồi nôn suốt ngày đêm sẽ khiến bạn kiệt sức và khốn khổ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được gợi ý các biện pháp hỗ trợ!
Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị! Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!

Tại sao lại được gọi là ốm nghén buổi sáng trong khi tôi buồn nôn suốt cả ngày?

“Morning sickness" là một thuật ngữ gây hiểu lầm. Đối với một số phụ nữ mang thai, buồn nôn tệ hơn vào buổi sáng và dịu đi trong ngày. Nhưng tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đối với nhiều phụ nữ, nó kéo dài cả ngày. Cường độ các triệu chứng cũng có thể khác nhau ở từng người.

Thuật ngữ y khoa cho chứng ốm nghén là "buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai". Có đến ¾ thai phụ ít nhất vài ba lần buồn nôn và nôn trong tam cá nguyệt thứ nhất và khoảng một nửa chỉ nôn mửa.

Ốm nghén thường bắt đầu và kết thúc khi nào?

Tình trạng buồn nôn thường bắt đầu vào tuần thai thứ 6 nhưng cũng có thể sớm hơn ở tuần thai thứ 4 và có xu hướng trở nên tệ hơn trong tháng tiếp theo. Khoảng một nửa số phụ nữ bị buồn nôn trong thời kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thai thứ 14.

Đối với hầu hết những người khác, phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường, mặc dù tình trạng buồn nôn có thể trở lại vào sau đó hoặc cứ đến rồi đi trong suốt thai kỳ.

Bị ốm nghén trong cả thai kỳ có bình thường không?

Tình trạng này không phổ biến nhưng một số bà mẹ tương lai cũng thường gặp phải. Một số nhỏ thai phụ bị ốm nghén kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ hai và thậm chí là thứ ba. 

Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang bị buồn nôn hoặc ói mửa trong ba tháng đầu. Ốm nghén kéo dài có thể làm bạn khốn khổ và một trường hợp rất nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, khiến bạn không thể tăng cân.

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai?

Không ai biết chắc điều gì gây buồn nôn trong khi mang thai, nhưng có thể đó là sự kết hợp của nhiều thay đổi về thể chất diễn ra trong cơ thể bạn. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Nội tiết tố (hCG). Hormone này tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ đầu mang thai. Không ai biết hCG góp phần gây buồn nôn như nào, nhưng có vẻ như trùng nhau về thời gian: buồn nôn có xu hướng mạnh mẽ nhất vào cùng thời điểm mức hCG cao nhất. Hơn nữa, các tình trạng khác gây ra mức hCG cao hơn như mang đa thai, cũng có liên quan với tỉ lệ buồn nôn và nôn ói nhiều hơn.
  • Estrogen. Cùng với các hormone khác, estrogen có thể là một nguyên nhân khác vì nó cũng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Khứu giác thính hơn và tăng độ nhạy cảm với mùi. Ví dụ, một thai phụ sẽ cảm thấy bị choáng ngợp bởi mùi bánh sandwich quanh đó và một số mùi nhất định sẽ ngay lập tức kích hoạt phản xạ bịt miệng. (Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều này có thể là do mức độ estrogen cao hơn, nhưng không ai biết chắc chắn).
  • Dạ dày nhạy cảm hơn. Hệ tiêu hóa của một số thai phụ trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có nhiều khả năng bị buồn nôn và nôn hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều xác nhận mối liên quan này.
  • Căng thẳng. Các nhà ngiên cứu đặt ra rằng một số phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý thường bị buồn nôn và nôn ói trong suốt thai kỳ vì phản ứng bất thường với tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, không có bằng chứng kết luận nào hỗ trợ quan điểm này. (Tất nhiên, nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn hoặc nôn mửa, chắc chắn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy căng thẳng hơn!).

Liệu một số thai phụ có nguy cơ buồn nôn hơn những người khác không?

Bạn có nhiều khả năng bị buồn nôn hoặc nôn ói nhiều hơn trong khi mang thai nếu:

  • Bạn đang mang thai với cặp song sinh hoặc đa thai. Điều này có thể là do mức độ hCG, estrogen hoặc các hormone khác trong hệ thống của bạn cao hơn. Bạn cũng có nhiều khả năng bị buồn nôn nặng hơn bình thường. Mặt khác, cũng không thể xác định được - một số phụ nữ mang song thai cũng không bị buồn nôn hoặc nôn rất ít.
  • Bạn đã buồn nôn và nôn trong lần mang thai trước.
  • Bạn có tiền sử buồn nôn hoặc nôn như là một tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai. Điều này có thể liên quan đến phản ứng của cơ thể với estrogen.
  • Bạn có nguy cơ bị say tàu xe.
  • Bạn có tiền sử gia đình buồn nôn trong khi mang thai. Nếu mẹ hoặc chị em của bạn bị ốm nghén thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao hơn
  • Bạn có tiền sử đau nửa đầu.
  • Bạn đang mang thai một bé gái. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 55% phụ nữ bị buồn nôn và nôn dữ dội trong ba tháng đầu, sinh con gái.

Tình trạng buồn nôn, mệt mỏi của tôi có ảnh hưởng đến em bé không?

Buồn nôn ở mức nhẹ đến vừa và đôi khi nôn ói do ốm nghén không gây hại gì cho em bé. Ngay cả khi bạn không tăng bất kỳ cân nào trong 3 tháng đầu thai kỳ, thì thường cũng không có vấn đề gì, miễn là bạn cấp nước đầy đủ và có thể giữ thức ăn trong bụng. Trong một số trường hợp, sự thèm ăn sẽ sớm trở lại và bạn sẽ bắt đầu tăng cân. Nếu buồn nôn khiến bạn không thể ăn chế độ cân bằng, hãy uống vitamin dành cho bà bầu để đảm bảo bạn nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Nôn mửa kéo dài có liên quan đến nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, và trẻ sơ sinh nhỏ tuổi thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn về phụ nữ nhập viện vì ói mửa nghiêm trọng cho thấy, những người có thể đạt được ít nhất 7,5kg trong suốt thời kỳ mang thai của họ có kết quả không hề thua kém những phụ nữ khác.

Ốm nghén có phải là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh không?

Không nhất thiết. Đúng là một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ sẩy thai ít bị buồn nôn hơn. (Nếu thai nhi hoặc nhau thai không phát triển bình thường, có nghĩa là bạn có lượng hormone thai kỳ thấp hơn trong hệ thống của mình. Vì vậy, nếu đó là nguyên nhân gây buồn nôn thì bạn sẽ không có nguyên nhân này.)

Nhưng rất nhiều phụ nữ mang thai hoàn toàn bình thường không có buồn nôn hoặc chỉ hơi buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu. Hãy tự cho mình là may mắn và đừng lo lắng nếu bạn không phải chịu đựng!

Làm sao tôi có thể cải thiện chứng ốm nghén?

Nếu bạn bị buồn nôn và nôn nhẹ, thì một số biện pháp tương đối đơn giản có thể hữu ích. (Nếu không, các loại thuốc an toàn và hiệu quả có thể giúp dạ dày của bạn ổn định). Nhiều bằng chứng không đề cập đến những gợi ý dưới đây, nhưng bác sĩ phụ khoa thường khuyến cáo các thai phụ rằng:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ thường xuyên trong cả ngày để dạ dày của bạn không bao giờ bị rỗng. Thực phẩm có hàm lượng protein cao và carbohydrate phức tạp có thể đặc biệt hữu ích. Dù bạn chọn ăn gì, hãy ăn thật chậm.
  • Đừng nằm ngay sau khi ăn bởi vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Tích trữ đồ ăn nhẹ, như bánh quy giòn, trên giường của bạn. Khi thức dậy lần đầu, hãy ăn vài cái và sau đó nghỉ ngơi trong 20 đến 30 phút trước khi thức dậy. Ăn vặt bánh quy cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nếu bạn thức dậy và buồn nôn vào giữa đêm.
  • Dậy từ từ vào buổi sáng - ngồi trên giường trong vài phút, thay vì ra khỏi giường ngay.

ngoi tren giuong

  • Tránh các thực phẩm và mùi gây buồn nôn. Nếu có vẻ như thích thứ nào đó, thì bạn có thể ăn vài món mình yêu thích ngay cả khi chúng không bổ sung chế độ ăn uống cân bằng.
  • Ăn các món ăn được làm lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng vì thực phẩm nóng có xu hướng có mùi mạnh hơn.
  • Không ăn thức ăn béo vì phải mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn. Đồng thời tránh xa các loại thực phẩm cay, chua, và chiên, có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của bạn. Ăn thức ăn nhạt có thể hữu ích.
  • Đánh răng và súc miệng sau khi ăn.
  • Uống các chất lỏng chủ yếu giữa các bữa ăn, nhưng không uống nhiều cùng một lúc khiến dạ dày cảm thấy no vì nó sẽ làm cho bạn không thèm ăn nữa. Nhấm nháp ly nước thường xuyên trong suốt cả ngày là một chiến lược tốt để giữ nước mà không làm no bụng. (Màu nước tiểu của bạn sẽ cho biết liệu bạn đã uống đủ chất lỏng hay chưa: màu vàng hoặc vàng nhạt là đã uống đủ. Nếu màu vàng đậm, đó là dấu hiệu bạn cần uống nhiều hơn).
  • Đồ uống lạnh, có ga có thể là cách đơn giản nhất để ngăn chặn cơn buồn nôn. Sử dụng ống hút nếu có thể. Một số phụ nữ cũng thấy đồ uống vị chua, như nước chanh, hấp dẫn hơn. Nếu bạn nôn mửa nhiều, hãy thử một loại đồ uống tăng lực có chứa glucose, muối, và kali để thay thế các chất điện phân bị mất.
  • Hãy nhận ra các tác nhân không phải đồ ăn khiến bạn buồn nôn, bao gồm một căn phòng nóng nực hoặc ngột ngạt, sực mùi nước hoa, đi xe hơi, hoặc thậm chí các kích thích thị giác nhất định, giống như ánh sáng nhấp nháy.
  • Tận hưởng không khí trong lành bằng cách đi dạo hoặc mở cửa sổ.
  • Thư giãn và chợp mắt bất cứ khi nào bạn có thể - buồn nôn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Xem một chương trình truyền hình hoặc dành thời gian với bạn bè có thể giải tỏa căng thẳng và tránh khỏi những điều không thoải mái.
  • Hãy thử thôi miên. Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng là nó giúp ích cho bệnh ốm nghén, nhưng thôi miên đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống buồn nôn trong quá trình hóa trị liệu.
  • Uống vitamin bà bầu cùng với đồ ăn ngay trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể muốn hỏi bác sĩ xem bạn có thể chuyển sang loại vitamin bà bầu có ít hoặc không có chất sắt, ít nhất trong ba tháng đầu tiên hay không, bởi vì khoáng chất này có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bạn. Nếu vitamin bà bầu vẫn khiến bạn buồn nôn, hãy hỏi bác sĩ xem liệu bạn có thể ngưng dùng nó cho đến khi nào thì tình trạng buồn nôn trở nên khả quan hơn, miễn là bạn bổ sung đầy đủ axit folic để giảm nguy cơ dị tật ống thần kình.
  • Hãy thử dùng gừng. Một số người khẳng định rằng phương pháp này giải quyết tình trạng bụng nôn nao và buồn nôn. Hãy tìm loại bia gừng được làm từ gừng thật hoặc cho một ít gừng tươi vào làm trà gừng. Ăn kẹo gừng cũng có thể giúp ích. Lưu ý: cẩn thận khi sử dụng bột gừng từ viên nang: mặc dù chúng có thể giúp giảm bớt nhưng chẳng thể đảm bảo được có bao nhiêu thành phần hoạt tính trong mỗi viên đó. Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hãy thử bạc hà. Một số phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm khi nhấm nháp trà bạc hà hoặc kẹo bạc hà, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Đeo một vòng tay matxa. Vòng tay cotton mềm mai này thường được bán tại các tiệm thuốc tây. Thiết bị đơn giản và rẻ tiền này, được thiết kế để ngăn ngừa bệnh say sóng, đã giúp một số phụ nữ mang thai vượt qua chứng ốm nghén, mặc dù các nghiên cứu cho thấy nó phần lớn là một hiệu ứng giả dược.
  • Cân nhắc thăm khám một bác sĩ châm cứu có kinh nghiệm điều trị chứng buồn nôn trong thời kỳ mang thai. Hỏi bác sĩ về việc châm cứu, một liệu pháp sử dụng một thiết bị để kích thích phần dưới cổ tay của bạn với một dòng điện nhẹ. Thiết bị này an toàn cho phụ nữ mang thai, mặc dù nó có thể gây kích ứng khi chạm vào da. (Nó thường đi kèm với gel để ngăn ngừa điều này.) Mặc dù châm cứu không được sử dụng rộng rãi, có một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể giúp ích.
  • Thử dùng hương liệu. Một số phụ nữ thấy mùi thơm như chanh, bạc hà, hay cam rất hữu ích. Sử dụng một bộ khuyếch tán để phát tán một loại dầu, hoặc cho một hoặc hai giọt vào một chiếc khăn tay mang theo mình để có thể đưa lên ngửi bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy không bình thường. (Tinh dầu rất mạnh, do đó chỉ nên dùng ít.)

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi buồn nôn đến mức chẳng thể giữ lại được gì trong bụng?

Nếu buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng đến nỗi bạn không thể giữ được gì trong bụng, kể cả nước, nước trái cây, thực phẩm, vitamin bà bầu, hoặc thuốc, thì bạn có thể mắc tình trạng gọi là chứng ốm nghén nặng. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải được điều trị bằng cách truyền các chất lỏng và dùng thuốc uống trong bệnh viện.

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn:

  • Giảm 1kg trở lên
  • Bạn bị buồn nôn và nôn sau tuần thứ 9 của thai kỳ.
  • Bạn bị buồn nôn và nôn sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • Bạn nôn ra máu.
  • Bạn cảm thấy chóng mặt khi đứng
  • Bạn có dấu hiệu mất nước, bao gồm nước tiểu đậm hoặc đi tiểu không thường xuyên.
  • Bạn bị đau bụng, sốt, nhức đầu, hoặc sưng ở phía trước cổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: om nghen
Tin liên quan
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?

Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai
Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.

Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu
Cách sử dụng thuốc điều trị HIV hiệu quả nhất cho bà bầu

Làm sao bà bầu có thể thực hiện chính xác kế hoạch điều trị HIV của mình? Làm thế nào bà bầu có thể tuân thủ chính xác nhất việc uống thuốc HIV? Bà bầu nên làm gì nếu quên uống thuốc HIV? Hãy tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Tình trạng đa ối và nguyên nhân gây ra
Tình trạng đa ối và nguyên nhân gây ra

Nếu bà bầu được chẩn đoán bị đa ối, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm có độ phân giải cao để kiểm tra các bất thường và có thể chọc dò màng ối để kiểm tra khuyết tật di truyền và bệnh lây nhiễm.

Tâm sự bà bầu: Cách để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chồng
Tâm sự bà bầu: Cách để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chồng

Thai kỳ nguy cơ cao có thể rất khó khăn. Sự khó chịu, nghỉ ngơi trên giường và những lo lắng chung có thể khiến giai đoạn chuẩn bị trở thành mẹ là một thách thức, có thể hủy hoại ngay cả mối quan hệ thắm thiết nhất.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  507 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?

Nguyên nhân sảy thai lần hai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  446 lượt xem

Lần đầu em sinh mổ, sức khoẻ bình thường. 2 năm sau, em mang thai lại. Nhưng khi thai được 11 tuần, em bị sảy. Mong bác sĩ cho biết, vợ chồng em có phải đi khám để tìm nguyên nhân của việc sảy thai không ạ?

Nguyên nhân của tình trạng nước ối nhiều hơn bình thường?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  523 lượt xem

Em mang thai lần đầu ở tuần 29. Đi khám định kỳ, bs siêu âm, chẩn đoán lượng nước ối của em nhiều hơn bình thường. Vậy, tình trạng này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Muốn tìm nguyên nhân dẫn đến thai lưu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  504 lượt xem

Đầu tháng, đi siêu âm, bs cho biết, thai nhi được khoảng 5 tuần tuổi, chưa có phôi và tim thai, yolksac(+), Gs=12mm, có hiện tượng bóc tách túi thai, hai phần phụ bình thường, dịch túi cùng(-). Bs có cho thuốc dưỡng thai về uống, 10 ngày sau tái khám. Đúng hẹn, em đến tái khám thì bs cho biết thai gần 7 tuần, có phôi nhưng vẫn chưa có tim thai, Gs=13 mm, CRL=8 mm...Rồi bs kết luận: thai đã lưu. Giờ, nếu muốn biết nguyên nhân dẫn đến thai lưu là gì, thì em phải làm những xét nghiệm gì và chi phí có tốn kém không, thưa bs?

Có bao giờ thai tự lưu mà không biết nguyên nhân?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  466 lượt xem

Em từng bị sẩy thai 2 lần , giờ đang mang thai bé đầu được 8 tuần, đi khám, bs nói thai bình thường. Nhưng 2 ngày nay, em thấy chóng mặt nhiều, buồn nôn (nhưng không thấy nôn), ăn uống ngon miệng hơn. Em sợ giống lần trước (thai bị lưu 10 ngày, đến lịch tái khám em mới biết) - Vậy nên, lúc này, em lo quá. Có bao giờ thai tự nhiên bị lưu mà không có nguyên nhân không, thưa bs?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây