1

Tâm sự bà bầu: Cách để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chồng

Thai kỳ nguy cơ cao có thể rất khó khăn. Sự khó chịu, nghỉ ngơi trên giường và những lo lắng chung có thể khiến giai đoạn chuẩn bị trở thành mẹ là một thách thức, có thể hủy hoại ngay cả mối quan hệ thắm thiết nhất.
Tâm sự bà bầu: Cách để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chồng Tâm sự bà bầu: Cách để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ chồng

Đây là những cách mà các bà bầu có nguy cơ cao đã sử dụng để yêu cầu sự giúp đỡ nhiều hơn từ chồng họ.

Giao tiếp chính là chìa khóa

“Tôi nói với anh ấy những hạn chế của tôi và cách thức để giúp tôi.” - Wallis123

“Nói chuyện rõ ràng với chồng tôi chính là chìa khóa để anh ấy hiểu rõ về thai kỳ khó khăn này và sự hỗ trợ tôi cần. Anh ấy không hoàn hảo, nhưng việc nhìn thấy anh ấy nỗ lực như vậy để được hỗ trợ tôi nhiều như thế là điều rất đặc biệt!” - brigg15

“Tôi bị bệnh tự miễn, vì vậy trước khi chúng tôi cố gắng mang thai, chồng tôi đã biết về những rủi ro và thách thức. Khi chúng tôi quyết định có con, anh ấy đã rất thông cảm cho tôi và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để giúp đỡ tôi. Nếu tôi cần điều gì đó và anh ấy không thể làm điều đó, anh ấy sẽ tìm ra một người có thể làm điều đó. Đó là tinh thần đồng đội tại nhà chúng tôi. Tôi không mong đợi anh ấy tự biết, vì vậy việc giao tiếp rất quan trọng.” - krickalow

Đưa ra các yêu cầu cụ thể

“Tôi phải nghỉ ngơi trên giường và không được phép làm bất cứ điều gì ngoại trừ tắm và gặp bác sĩ. Vì vậy, tôi đưa ra một danh sách tất cả những gì tôi cần, và sau khi đi làm về, anh ấy sẽ làm những việc đó.” - mrramir

“Yêu cầu những gì bạn cần và giải thích lý do. Trước khi nằm viện, tôi bảo chồng tôi xem những đoạn phim về việc mang thai và giải thích rằng mặc dù anh ấy không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra từ bên ngoài, nhưng bên trong tôi đang điên lên và tôi rất mệt mỏi. Chồng tôi đã ngọt ngào hơn nhiều khi biết tôi cảm thấy mệt mỏi và đã giúp đỡ tôi nhiều hơn.” - sfdennise

“Chồng tôi nói là anh ấy không phải là người có thể đọc tâm trí của người khác, vì vậy nếu tôi cần giúp đỡ thì hãy yêu cầu anh ấy làm điều đó.” - Chelseahass

“Đừng hy vọng chồng bạn có thể trở thành một người có thể đọc tâm trí của phụ nữ. Không có gì sai khi nói chuyện rõ ràng và súc tích” - Ba1100n

Cần có sự tham gia của bác sĩ của bạn

“Chồng tôi ở bệnh viện cùng tôi khi tôi bị chẩn đoán mắc chứng tiền sản giật. Sau khi bác sĩ giải thích mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, anh ấy đã tự nguyện giúp đỡ. Nếu anh ấy không ở đó để chẩn đoán, tôi sẽ nói chuyện với anh ấy để yêu cầu anh ấy giúp tôi.” - ECelena

“Hãy yêu cầu bác sĩ của bạn đưa ra một danh sách những điều mà bạn không nên làm cho chồng bạn.” - sfdennise

“Tôi nghĩ rằng đàn ông khó có thể hiểu được ngay cả khi chúng ta nói với họ những gì chúng ta cần, đặc biệt là nếu không có những thông tin cụ thể từ bên ngoài về bệnh tật của chúng ta. Tôi biết rằng chồng tôi không thể giải quyết được các vấn đề y tế. Điều đó có nghĩa là, nếu chồng tôi nghe thông tin trực tiếp từ bác sĩ và nhận được câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể của anh ấy, anh ấy có vẻ sẽ hữu ích hơn và hiểu hơn về những hạn chế của tôi.” - DenBabyApril2016

Hãy đánh giá cao

“Hầu hết mọi người đều vui vẻ hành động nếu họ được công nhận vì sự giúp đỡ của họ, tôi đã khen ngợi, làm những việc tốt đẹp cho chồng tôi, và nói với anh ấy đó là vì anh ấy tuyệt vời thế nào.” – sfdennise

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tam su ba bau
Tin liên quan
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?

Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!
Ốm nghén: Nguyên nhân, mối lo ngại và cách điều trị!

Ngay cả chỉ hơi buồn nôn cũng có thể khiến bạn bị suy nhược và khi buồn nôn rồi nôn suốt ngày đêm sẽ khiến bạn kiệt sức và khốn khổ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được gợi ý các biện pháp hỗ trợ!

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bàng quang nằm ngay phía trên xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Bàng quang giãn ra để chứa nước tiểu. Cổ bàng quang có cơ vòng giúp giữ cho cơ quan này đóng chặt và ngăn nước tiểu chảy ra ngoài khi không đi tiểu. Cơ sàn chậu có thể bị suy yếu trong thời gian mang thai và sinh nở. Điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.

Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị
Tiền sản giật: dấu hiệu, nguyên nhân, nguy cơ, điều trị

Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.

Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!
Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!

Làm thế nào bà bầu có thể chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi trên giường? Cách để phụ nữ mang thai thoải mái khi phải nghỉ ngơi trên giường là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có cách nào bỏ thai khi bé đã được 29 tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4154 lượt xem

Em bị bệnh buồng trứng đa nang, mỗi năm kinh nguyệt chỉ có 1-2 lần. Vì vậy, em không biết mình có thai. Đến khi đi siêu âm thì mới biết thai đã 29 tuần. Do chưa chuẩn bị đủ kinh tế cũng như tâm lý để sẵn sàng đẻ và nuôi con nên em muốn hỏi: có cách nào kích sinh non và lấy bé ra giúp em được không ạ?

Có thể bóc nhân xơ tử cung, khi mổ lấy thai được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  662 lượt xem

Em đang mang thai bé thứ 2 được 22 tuần. Lúc mang thai bé đầu, em phát hiện mình có nhân xơ mặt sau tử cung (52 x 54mm), em sinh mổ và không thực hiện bóc tách nhân xơ. Hiên tại em và thai nhi vẫn bình thường, khối nhân xơ kích thước vẫn như cũ. Nhưng lần này, em muốn lúc mổ lấy thai, bóc tách nhân xơ luôn cùng với lúc mổ lấy thai, có được không ạ?

Làm sao biết được lượng nước ối đang nhiều hay ít?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  395 lượt xem

Em mang thai 16 tuần. Lịch khám thai trong 3 tháng giữa, và 2 tháng cuối thai kì là mỗi tháng/1 lần. Tuy nhiên, việc thiểu ối hay đa ối lại xảy ra rất nhanh, sau 1 ngày đa khác. Vây, ngoài 20 tuần, lúc bé chưa máy mà vẫn chưa đến lịch tái khám định kỳ thì làm sao mà biết được lượng nước ối nhiều hay ít ạ?

Sao không được bs cho thuốc chống gò tử cung... như bạn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  653 lượt xem

Mang thai 27-29 tuần tuổi, em đi siêu âm, bs bảo: vị trí nhau bám mặt sau nhóm 3, bờ dưới bánh nhau bám đến mép lỗ trong tử cung - Kết luận: nhau tiền đạo loại 2. Bs bảo em nghỉ ngơi, tránh quan hệ vợ chồng, hẹn 4 tuần sau tái khám lại. Từ lúc có thai đến giờ, em chưa ra huyết lần nào. Sao em không được bs cho uống thuốc chống gò tử cung và chích thuốc hỗ trợ phổi cho bé (như cô bạn gần nhà) nhỉ?

Tiêm Beten mũi 2 cách mũi 1 khoảng 26h30', được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  458 lượt xem

Hôm nay em đi khám, bs chỉ định tiêm Betene inj 3ml lúc 16h30 và dặn hôm sau tiêm mũi 2 cũng vào lúc 16h30 (tức cách 24h). Bác sĩ cho hỏi: em có thể tiêm mũi 2 vào lúc từ 18h (tức là cách mũi 1 khoảng 26h30'), chứ ko phải là 24h được không? Và như vậy, có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây