Tụ máu sau phẫu thuật thẩm mỹ
Tụ máu là gì?
Tụ máu là tình trạng một ổ máu tụ lại bên ngoài các mạch máu lớn, thường là hệ quả của các chấn thương, hay các hoạt động ngoại khoa như nha khoa hay phẫu thuật thẩm mỹ. Những hoạt động này có thể làm làm vỡ các thành mạch, khiến cho máu tràn ra các vùng mô xung quanh. Các khối tụ máu có thể hình thành ở bất cứ mạch máu nào, bao gồm tĩnh mạch, động mạch, và cả các mao mạch. Cũng vì vậy, bản chất của các khối tụ máu có thể khác nhau tùy vào vị trí của chúng, kích thước và hình dạng.
Tụ máu có nhiều loại mà và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong cơ thể. Nó có thể được nhìn thấy dưới da hoặc thậm chí dưới móng tay như những vết bầm tím có kích thước khác nhau. Hay cũng có thể xuất hiện ở sâu bên trong cơ thể nơi mà chúng ta không thể nhìn thấy được.
Vị trí xuất hiện cũng có thể giúp xác định mức độ nguy hiểm của chúng. Khối máu tụ đôi khi được đặt tên theo vị trí của chúng như tụ máu ở tai, dưới móng, dưới da đầu, tụ máu ở vách ngăn mũi, dưới da, hay thậm chí là tụ máu ở lá lách, gan, ngoài màng cứng, dưới màng cứng…
Tụ máu cũng là một trong những biến chứng phổ biến nhất sau phẫu thuật thẩm mỹ. Tùy thuộc vào từng loại quy trình thực hiện mà tỉ lệ và tình trạng tụ máu có thể khác nhau rất nhiều. Hiểu được các yếu tố nguy cơ hình thành nên khối máu tụ và những cân nhắc cần thực hiện trước phẫu thuật để giảm thiểu rủi ro là điều rất quan trọng để chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ. Các biện pháp phòng ngừa trước phẫu thuật khác nhau cũng có thể được thực hiện để giảm thiểu tỉ lệ tụ máu. Khả năng của bác sĩ phẫu thuật trong việc chẩn đoán đầy đủ và điều trị khối máu tụ sau phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ đặc biệt quan trọng đối với việc chăm sóc bệnh nhân mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng hơn cũng như di chứng lâu dài. Hiểu được sự phát triển của khối máu tụ cũng như biết cách kiểm soát chúng sẽ cải thiện độ an toàn cho bệnh nhân và khiến họ hài lòng hơn sau phẫu thuật. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu về tình trạng tụ máu sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Triệu chứng tụ máu
Đối với những khối tụ máu gần bề mặt thì các triệu chứng có thể bao gồm: đổi màu, sưng, viêm, đau khi ấn vào, đỏ, vùng da xung quanh khối tụ máu ấm hơn so với vùng da khác…Tuy nhiên những khối máu tụ ở sâu bên dưới thường khó phát hiện hơn, trong trường hợp này bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra để có thể phát hiền mức độ nghiêm trọng của nó.
Các biểu hiện của tụ máu rất dễ khiến người ta nhầm mới bầm tím, tuy nhiên bầm tím xảy ra khi những mạch máu nhỏ bị vỡ, tạo ra những vùng da bị tím, xanh hoặc sậm màu. Vết bầm về bản chất không nghiêm trọng, cũng không đáng lo ngại, chúng sẽ đổi màu theo thời gian khi vết thương lành, dần dần chuyển sang màu vàng, rồi sáng màu hơn trước khi mất hẳn. Ngược lại, khối máu tụ lại hình thành khi máu chảy ra từ các mạch máu lớn hơn. Vết máu tụ nhìn trên da có thể có màu xanh đậm, hoặc đen nhưng cũng có thể khiến vùng tổn thương bị tấy đỏ. Tụ máu trong phẫu thuật thẩm mỹ có rất nhiều trường hợp buộc phải can thiệp y tế để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Chẩn đoán tụ máu
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật để chẩn đoán khối máu tụ khác nhau. Mặc dù có thể không cần thực hiện xét nghiệm máu đặc biệt để đánh giá nhưng trong một số trường hợp, ngoài kiểm tra thể chất, tiền sử y tế, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bao gồm đánh giá công thức máu toàn phần, bảng đông máu, bảng hóa học và chuyển hóa … Ngoài ra bác sĩ có thể chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm hay chụp cộng hưởng từ để xác định khối máu tụ cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.
Tỷ lệ tụ máu sau phẫu thuật thẩm mỹ
Tụ máu là một biến chứng thường xuyên được báo cáo trong phẫu thuật thẩm mỹ. Các khối này có thể có kích thước khác nhau và có thể có nhiều dấu hiệu cũng như triệu chứng bao gồm ban đỏ, ấm da, phù, đau, tấy và trong một số trường hợp là thay đổi huyết động. Mặc dù các khối tụ máu nhỏ hơn có thể tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì, nhưng các khối lớn hơn nếu không điều trị có thể gây ra hậu quả không lường cho bệnh nhân bao gồm đau, hình thành sẹo, thiếu máu cục bộ ở da và mô dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng. Vì vậy xác định kịp thời và kiểm soát khối máu tụ là rất quan trọng ở bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ.
Tỷ lệ tụ máu sau các thủ tục thẩm mỹ khác nhau và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố như tăng huyết áp, các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, hay các yếu tố phẫu thuật như kỹ thuật của bác sĩ cũng như chăm sóc trước và sau phẫu thuật. Do đó tỉ lệ tụ máu được báo cáo thay đổi đáng kể trong khoảng từ 0 – 15% ở một số các quy trình thẩm mỹ như căng da cánh tay, căng da đùi, các quy trình tạo đường nét cơ thể, căng da mặt, phẫu thuật ngực, phẫu thuật tạo hình bụng…
- Với căng da mặt, tỉ lệ tụ máu rơi vào khoảng 0 – 12%, biến chứng này có thể dẫn đến thời gian hồi phục của bệnh nhân lâu hơn, tăng nguy cơ bong tróc da và có thể phải trở lại phòng khám để kiểm tra, đánh giá, thậm chí là cấp cứu.
- Với phẫu thuật nâng mũi, một nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ tụ máu là 0,2% trong số 4978 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Nguyên nhân được cho là do chảy máu từ các vị trí vết mổ hoặc niêm mạc bị tổn thương. Tỷ lệ tụ máu thấp hơn được xác định ở những ca thực hiện các bước kiểm soát chảy máu sau phẫu thuật như nâng cao đầu 60 độ, gây áp lực nhẹ nhàng ở lỗ mũi, dùng thuốc xịt mũi tại chỗ bao gồm oxymetazoline hoặc phenylephrine.
- Với các ca phẫu thuật ngực, tỉ lệ tụ máu dao động từ 62% đến 8,27%. Các nghiên cứu cho thấy cả kỹ thuật tạo khoang chứa và vị trí túi độn đều liên quan đáng kể đến các biến chứng. Đáng chú ý, khối máu tụ phát triển cũng là một yếu tố rủi ro cho sự phát triển tiếp theo của tình trạng co thắt bao xơ. Với các quy trình phấu thuật cắt bỏ vú hai bên (ít nhất cắt bỏ 200gr mỗi bên) cũng cho thấy ít nhất 5% bệnh nhân cần phải tiến hành các thủ tục để loại bỏ khối máu tụ.
- Với các quy trình tạo đường nét cơ thể, tỉ lệ tụ máu được báo cáo thay đổi đáng kể tùy thuộc vào vị trí thực hiện, cân nặng của bệnh nhân cũng như các can thiệp và kỹ thuật phẫu thuật. Với căng da đùi, tỉ lệ tụ máu phát hiện ở 6% trong số 106 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong khi đó ở căng da cánh tay, tỉ lệ này thấp hơn khá nhiểu, chỉ 1,1%. Phẫu thuật tạo hình thành bụng tỉ lệ xuất hiện khối tụ máu lớn là 1,26%. Điều thú vị là nam giới lại có nguy cơ tụ máu cao hơn trong các quy trình tạo đường nét cơ thể. Nghiên cứu phát hiện cho thấy có đến 14,6% nam giới mắc phải tình trạng này, nhiều hơn nhiều so với bệnh nhân nữ.
Nguyên nhân gây tụ máu, các yếu tố nguy cơ và những vấn đề cần cân nhắc trước phẫu thuật
Thông thường nếu không can thiệp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ gì thì chấn thương tự nhiên là nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu. Bất cứ tổn thương nào lên thành mạch đều có khả năng gây vỡ thành mạch và chảy máu. Lượng máu này sẽ tụ lại một chỗ và tạo thành một khối máu tụ. Với phẫu thuật thẩm mỹ, có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây tụ máu như độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, tăng huyết áp, các loại thuốc sử dụng, hay kỹ thuật thực hiện…
- Độ tuổi: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng độ tuổi bệnh nhân cũng là một yếu tố rủi ro. Các bệnh nhân trên 55 tuổi có nguy cơ tụ máu cao sau phẫu thuật, do đó các bác sĩ cho rằng đánh giá tình trạng sức khỏe kỹ trước phẫu thuật là một vấn đề quan trọng trước khi thực hiện ở những bệnh nhân này. Những phát hiện cũng cho thấy, mặc dù tuổi tác là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bệnh nhân nhưng cũng có thể có các yếu tố gây nhiễu khác xảy ra cùng với độ tuổi (chẳng hạn như thuốc hay tình trạng tăng huyết áp…
- Giới tính: giới tính nam đã được phát hiện là dễ bị tụ máu sau phẫu thuật căng da mặt hơn so với nữ giới do bản chất da dày và nhiều mạch máu hơn. Ngoài ra, nam giới cũng có lưu lượng máu trên da mặt cao hơn so với nữ giới.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): Tác động của BMI đã được nghiên cứu trong nhiều quy trình thẩm mỹ khác nhau và tất cả đều phát hiện, nguy cơ phẫu thuật và tụ máu tăng đáng kể ở bệnh nhân có chỉ số BMI cao.
- Tăng huyết áp: đây cũng được coi là một yếu tố nguy cơ gây tụ máu trong phẫu thuật, đặc biệt là căng da mặt. Một số nghiên cứu đã theo dõi huyết áp trong và sau khi phẫu thuật, kết quả nhận thấy, huyết áp tâm thu (mạch đập) lớn hơn 150 mmHg là yếu tố nguy cơ lớn có thể gây tụ máu sau phẫu thuật. Do đó các tác giả khuyến cáo nên kiểm soát huyết áp để giảm nguy cơ này bằng cách duy tri uống thuốc điều hòa huyết áp vào ngày phẫu thuật. Họ cũng đề nghị đảm bảo uống giảm đau và an thần đầy đủ. Tương tự trong một nghiên cứu về thủ tục cắt vết nhăn da mặt (rhytidectomy), kết quả cho thấy những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp có tỉ lệ tụ máu là 8,2% so với 3,5% ở bệnh nhân không có tiền sử trước đó.
- Thuốc: có nhiều loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ tụ máu như một số loại thuốc làm loãng máu như Coumadin (warfarin), Plavix (clopidogrel), aspirin, Persantine (dipyridamole)) hoặc các sản phẩm có chứa aspirin (như Alka Seltzer)tất cả những sản phẩm này có thể khiến bệnh nhân dễ dàng phát triển một khối máu tụ vì chúng làm giảm đáng kể khả năng đông máu của máu, do đó dù chỉ một tổn thương nhỏ ở mạch máu cũng trở nên khó sửa chữa hơn, dẫn đến hình thành khối máu tụ. Ngoài ra còn có một số loại thuốc và các thực phẩm bổ sung khác cũng có thể làm tăng xu hướng chảy máu bao gồm: vitamin E, các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID như ibuprofen (Motrin, Advil, Aleve), các thực phẩm bổ sung từ tỏi, nhân sâm ….
Ngoài ra các cá nhân mắc các tình trạng như bị bệnh gan mãn tính (lâu ngày), sử dụng rượu quá mức, rối loạn chảy máu (như bệnh Hemophilia và bệnh Von Willebrand), ung thư máu, hoặc số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) cũng bị tăng nguy cơ.
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, 9 trong số 14 bệnh nhân có tiền sử sử dụng aspirin hoặc NSAID và ngừng thuốc chưa đến 2 tuần trước khi phẫu thuật đã bi phát triển khối máu tụ. Ngược lại trong số 31 bệnh nhân có tiền sử dùng aspirin và NSAID và không bị tụ máu sau phẫu thuật thì có 26 người đã ngừng sử dụng thuốc hơn 2 tuần trước khi phẫu thuật. Do đó các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngừng sử dụng thuốc aspirin và NSAID ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật để giảm tỷ lệ hình thành khối máu tụ. Việc sử dụng một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm cũng đã được nghiên cứu và cho thấy ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ chảy máu và tụ máu.
- Cơ sở thực hiện: Các nghiên cứu cho thấy, bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn tốt, ca phẫu thuật được thực hiện ở nơi đảm bảo tiêu chuẩn thì bệnh nhân có tỉ lệ tụ máu thấp hơn đáng kể. Cũng theo các nghiên cứu, tỉ lệ biến chứng thấp có thể xảy ra ở các cơ sở ngoại trú, nhưng đó là vì những cơ sở này đã thực hiện khâu kiểm tra thể chất và đánh giá bệnh nhân kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật, đồng thời có nhân viên chăm sóc được đào tạo đầy đủ. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng nếu bệnh nhân quyết định thực hiện ở các cơ sở ngoại trú thì cần được kiểm tra, đánh giá thật kỹ trước khi thực hiện.
- Kết hợp thực hiện nhiều thủ tục: Nghiên cứu cũng cho thấy có vẻ như tỉ lệ tụ máu tăng lên ở những bệnh nhân thực hiện các thủ tục kết hợp. Nguyên nhân là vì tăng thời gian phẫu thuật khiến bác sĩ thực hiện mệt mỏi hơn dẫn đến kém chất lượng trong khâu kỹ thuật.
Các phương pháp điều trị khối máu tụ
Sau khi đã chẩn đoán là khối máu tụ thì tiêu chuẩn vàng để điều trị là sơ tán khối máu tụ đó. Điều này có thể được thực hiện ở phòng mổ, phòng khám hoặc ở cơ sở nào đó tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng. Khối máu tụ sau phẫu thuật có thể được phân loại là nhỏ hoặc lớn. Các khối nhỏ thường không ảnh hưởng đến khả năng sống sót của da, và đôi khi có thể không yêu cầu phải chữa trị do cơ thể sẽ hấp thụ chúng theo thời gian. Với những loại cần can thiệp thì có 4 kỹ thuật chính để xử lý: dùng kim hút, dẫn lưu, hút khối máu tụ bằng kỹ thuật hút mỡ, và phẫu thuật loại bỏ.
Xử lý khối máu tụ bằng kim hút
Đây là phương pháp đơn giản nhất, áp dụng cho những khối máu tụ nhỏ ở ngay dưới da. Bác sĩ chỉ cần đưa mũi kim vào và hút lượng máu tụ ra, sau đó mọi thứ có thể tiếp tục lành lại như bình thường mà không cần can thiệp thêm gì.
Dẫn lưu khối máu tụ
Đây được coi là một quy trình phẫu thuật vì có vết rạch da. Kỹ thuật này áp dụng với những tình trạng khối máu tụ lớn và nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ rạch và đặt dẫn lưu để loại bỏ máu tích tụ giúp giảm áp lực gây ra bởi khối máu tụ. Tùy theo tình trạng máu tụ mà thời gian đặt dẫn lưu có thể khác nhau ở các bệnh nhân. Quá trình hồi phục sau đó cũng nhẹ nhàng vì vết rạch nhỏ và quy trình không can thiệp nhiều.
Hút khối máu tụ bằng kỹ thuật hút mỡ
Với những khối máu tụ lớn, bác sĩ cũng có thể tiến hành thao tác giống như hút mỡ để loại bỏ. Ưu điểm đặc biệt của phương pháp này là chỉ cần sử dụng ống cannula có gắn thiết bị hút chân không. Đây cũng là một thủ tục rất đơn giản, thông thường trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ tiêm vào khối máu tụ 0,3% xylocaine với adrenaline (30 mL đến 60 mL) rồi chờ trong 20 phút. Sau đó rạch một đường nhỏ bằng lưỡi dao số 11, rồi đưa ống thông cannula vào khối máu tụ. Khối máu sẽ được loại bỏ bằng cách di chuyển và kéo ống thông. Quy trình nhẹ nhàng và hoàn toàn có thể thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ.
Phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ
Kỹ thuật này áp dụng đối với những trường hợp có khối máu tụ lớn sau phẫu thuật, cần điều trị ngay lập tức vì nếu để lâu khối máu tụ sẽ mở rộng, gây phá hủy mô. Trong những trường hợp nặng với khối máu tụ ở đầu hoặc cổ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến đường thở và không thể được xử lý bằng cách hút hay dẫn lưu. Trong trường hợp này cần mở lại vết mổ trước đó và kiểm tra đánh giá vùng phẫu thuật cũng như trực tiếp loại bỏ khối máu tụ.
Cách ngăn chặn biến chứng tụ máu sau phẫu thuật
Các biện pháp bổ trợ phổ biến nhất để giảm thiểu nguy cơ hình thành khối máu tụ sau phẫu thuật là đặt ống dẫn lưu, dùng chất trám mô, và dùng băng ép/nịt. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các biện pháp trên vừa giúp thoát dịch và máu thừa vừa giúp giảm bầm tím, do đó bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường nhanh hơn với tỉ lệ hài lòng cao hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần kiểm soát tốt tình trạng huyết áp của bệnh nhân, và tránh thao tác quá mức trong quá trình thực hiện. Về phía bệnh nhân cũng cần tránh các loại thuốc và thực phẩm chức năng làm loãng máu, tránh hút thuốc trước khi phẫu thuật,
Trong thời gian hậu phẫu bệnh nhân cần tránh xoa bóp mạnh, va đập ở vùng phẫu thuật và cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ. Nếu phát hiện máu tụ nhẹ có thể dùng một miếng gạc nóng đắp lên vùng bị ảnh hưởng 2 – 3 lần một ngày để giúp máu được tái hấp thụ, đồng thời cố gắng giữ vùng điều trị ở vị trí cao hơn tim.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Đối với một số người tháng 3 là thời điểm giới mê bóng rổ đại học Mỹ gọi là Tháng 3 Điên, tuy nhiên đối với Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa kỳ (ASPS), đây là thời điểm để thu thập số liệu thống kê phẫu thuật hàng năm.
Đôi khi 2 thực sự tốt hơn 1. Và trong phẫu thuật thẩm mỹ, việc kết hợp các quy trình có thể là cách nên làm nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất có thể hoặc nếu bạn đã có mục tiêu cụ thể trong đầu. Một số quy trình kết hợp với nhau sẽ tốt hơn hoặc mang lại kết quả bổ sung cho nhau.
Đối với nhiều phụ nữ, phẫu thuật nâng ngực là quy trình đơn giản và an toàn. Nhưng an toàn không có nghĩa là không có nguy cơ tiềm ẩn nào.
Cho dù là phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, thu gọn ngực hay loại bỏ, thay đổi túi độn hoặc phẫu thuật nâng ngực chảy xệ thì phẫu thuật ngực cũng là một trong số những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất tại Mỹ.
Quyết định đặt túi độn nâng ngực không phải là một vấn đề dễ dàng. Có thể bạn đã đã mất rất nhiều thời gian để quyết định mình có muốn thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ này hay không.
- 9 trả lời
- 23092 lượt xem
Tôi tham khảo các thông tin trên mạng thấy có nhiều hướng dẫn khác nhau về cách mát xa vú sau phẫu thuật nâng ngực. Tôi muốn tìm hiểu các kỹ thuật mát xa thích hợp cho ngực sau mổ.
- 18 trả lời
- 10916 lượt xem
Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 400cc, kích thước vòng một của tôi tăng từ 34AA lên cỡ C cup. Tôi muốn biết có phải mặc áo ngực thể thao hay áo ngực định hình không và mặc trong bao lâu? Một chiếc áo ngực nịt chặt thì có tốt hơn so với cái lỏng không?
- 7 trả lời
- 8668 lượt xem
Tôi mới phẫu thuật nâng ngực bằng túi gel silicone Mentor, túi độn được đặt dưới cơ 4 tuần trước. Tôi cao 1m5 và nặng 44 kg. Bác sĩ của tôi khuyên nên chọn túi độn cỡ nhỏ nên tôi chọn túi 250cc cho cả hai bên. Tôi thuận tay phải và ngực phải của tôi nhỏ hơn một chút so với ngực trái. Bây giờ tôi đang rất lo vì ngực trái của tôi đầy hơn, hơi sưng hơn trong khi ngực phải cao và cứng hơn nhưng lại nhỏ hơn ngực trái. Liệu sau một thời gian nữa thì tình trạng này có hết không?
- 8 trả lời
- 5713 lượt xem
Tôi vừa đặt túi độn Mentor được 3 tuần (túi độn 295cc, độ nhô trên trung bình). Bác sĩ nói rằng ngực tôi bị chảy xệ, vậy tôi có cần phải tiến hành phẫu thuật nâng ngực chảy xệ nữa không?
- 4 trả lời
- 1336 lượt xem
Hơn một năm trước, tôi đã phẫu thuật nâng ngực bằng túi gel silicone 300cc, đặt túi dưới cơ. Hiện tại tôi bị co thắt bao xơ. Tôi muốn phẫu thuật cắt bỏ và muốn biết quá trình phẫu thuật này có thể được thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ không?