Tôi phân vân giữa nâng ngực bằng cách đặt túi độn dưới mạc cơ hoặc nâng ngực bằng kỹ thuật dual-plane, tôi nên chọn kỹ thuật nào?
Cả hai phương pháp đặt túi dưới mạc cơ và dual-plane đều có những điểm lợi và điểm hại. Vì vú của bạn có ít mô và mỡ, nên độn dưới mạc cơ có thể làm gia tăng nguy cơ ngực bị gợn sóng. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhẹ nhàng hơn nhiều.
Với phương pháp dual-plane kinh điển, cơ ngực sẽ bị cắt. Kết quả là bạn có thể mất sức mạnh ở cơ ngực sau khi phẫu thuật. Bạn thường sẽ đau nhiều ngay sau phẫu thuật. Ngực của bạn cũng có khả năng bị biến dạng vận động khi bạn gồng cơ ngực. Về điểm lợi thì nguy cơ bị gợn sóng sẽ thấp hơn. Tôi sử dụng một kỹ thuật gọi là dual-plane split muscle pocket ( tạm dịch: dual-plane tách cơ), trong đó các thớ cơ ngực được tách ra chứ không cắt mép dưới cơ ngực khỏi xương sườn. Kỹ thuật này bảo toàn cơ ngực, từ đó bảo vệ sức mạnh cơ ngực của bạn và giảm khả năng bị biến dạng gợn sóng hay biến dạng vận động. Về việc giảm khả năng ngực chảy xệ theo thời gian thì thực ra phương pháp nào cũng như nhau.
Thứ nhất, tôi cũng tập crossfit và đã thực hiện vài ca nâng ngực cho các bạn tập crossfit của mình bằng phương pháp đặt túi độn dưới cơ, họ đều có thể chống đẩy và làm các bài tập khác bình thường như chúng tôi. Chắc chắn lúc mới đầu bạn sẽ phải tập nhẹ nhàng thôi, và phải mất thời gian để hồi phục sức lực, nhưng cơ ngực lớn vẫn sẽ hoạt động. Vậy nên việc đặt trên hay dưới cơ là một quyết định nên được đưa ra sau khi đã đánh giá các mặt lợi và hại.
Tôi không biết bác sĩ của bạn đã mô tả các phương án như thế nào trong buổi tư vấn. Thú thực tôi dành riêng kỹ thuật đặt túi độn trên cơ cho những người tập thể hình. Ý tôi là những phụ nữ tập thể hình thực sự, nâng tạ nặng thường xuyên. Lý do là vì khi họ diễn và gồng cơ bắp, túi độn bên dưới cơ sẽ di chuyển và trông kỳ lạ. Vậy nên đối với họ, cách đặt túi độn trên cơ là tốt nhất để tránh biến dạng do vận động. Rủi ro là mô vú bị mỏng dần qua thời gian và gợn sóng dần trở thành vấn đề lớn. Nói chung có vẻ đặt túi độn dưới cơ ít gợn sóng hơn, nhưng nó vẫn có thể xảy ra.
Ngoài những điều đó ra thì nếu bạn thực sự định sử dụng túi độn nhỏ như thế và có da chảy xệ khá nhiều, thì hãy đảm bảo thật sự chắc chắn rằng bạn không cần treo ngực sa trễ thay vì nâng ngực dual-plane. Dual-plane có thể rất tuyệt vời cho những bệnh nhân suýt cần trao sa trễ và họ chấp nhận được ngựa “hơi trễ một chút”, nhưng nhìn vẫn đẹp so với kiểu ngực “căng tròn” trên thành ngực. “Căng tròn” có nghĩa là bầu ngực tròn hơn và nằm cao hơn, điều này không phải lúc nào cũng có thể đạt được thông qua kỹ thuật dual-plane. Hãy tìm hiểu về thủ thuật và xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn. Ngay cả khi chỉ cần treo sa trễ một chút thôi, rất nhiều khi tôi biết được điều mà bệnh nhân mong muốn và nhận ra họ cần treo ngực sa trễ nhiều hơn dual-plane. Tôi đã nói những điều này khi chưa khám cho bạn, vậy nên bạn chỉ nên tham khảo thôi. Hãy sử dụng những thông tin này để đảm bảo là bạn đã suy nghĩ thấu đáo và đã xác định rõ với bác sĩ của bạn.
Bạn nên biết là khái niệm “dưới mạc cơ” chỉ khác đặt dưới mô về mặt lý thuyết, còn trên thực tế thì không khác quá nhiều. Về mặt giải phẫu, đặt túi độn dưới mạc cơ thực sự không có gì khác biệt với đặt túi độn dưới mô, mặc dù cần phải phân biệt nó với việc đặt túi độn dưới mô, và mạc cơ khó có thể duy trì làm một lớp cố định, không vỡ, rách sau khi đặt túi độn. Quan trọng nhất là, nó không giúp bạn giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ hay có lợi thế cơ bao phủ túi độn như kỹ thuật đặt túi dưới cơ. Bạn lo lắng là việc tập crossfit sẽ bị ảnh hưởng, nhưng quên mất rủi ro phải mổ lần hai sẽ cao hơn khi đặt túi ngực bên trên cơ. Bạn không thể tập crossfit cả đời, nhưng rất có thể bạn sẽ mang theo túi độn ngực cả đời. Không liên quan cho lắm nhưng quá trình đưa ra quyết định tương tự nên được áp dụng khi bạn chọn đường mổ. Đường mổ quanh quầng vú có tỉ lệ rủi ro gây co thắt bao xơ cao nhất, tỉ lệ này với đường rạch ở đường chân ngực là thấp nhất. Ở Nam California, có một xu hướng độc đáo đó là đặt túi độn thông qua đường rạch quanh quầng vú mặc dù có bằng chứng cho thấy kết quả nhận được sẽ tệ hơn.
Tỉ lệ bị co thắt bao xơ sẽ thấp hơn khi đặt túi độn dưới cơ, nhưng nhiều bệnh nhân chăm vận động như bạn không muốn làm cơ ngực yếu đi, vậy nên họ chọn đặt túi độn dưới mạc cơ, mặc dù tỉ lệ bị co thắt bao xơ cao hơn một chút. Không có vị trí đặt túi độn nào có thể ngăn không cho ngực bị giãn theo thời gian. Tốt nhất là bạn nên xin tư vấn từ các chuyên gia tại địa phương bạn sinh sống, sau khi khám đầy đủ và trao đổi về mục tiêu mong muốn, để đưa ra một quyết định có cơ sở.
Từ chính bức ảnh bạn đăng, có vẻ như mô vú của bạn đủ dày để thực hiện đặt túi độn dưới mạc cơ. Cách này rất có thể sẽ đem lại cho bạn dáng vẻ bạn mong muốn mà không tác động đến cơ ngực. Mặc dù bạn không muốn ngực trễ xuống qua thời gian, nhưng việc đặt một túi độn vỏ nhám cỡ vừa-nhỏ bên dưới mạc cơ sẽ không làm ngực trễ quá nhiều trong tương lai (nếu so với túi độn vỏ trơn to hơn và đặt ở dưới mô). Trong lúc nói về kích thước túi độn, có lẽ bạn nên cân nhắc độn túi có kích thước lớn hơn 250 ml. Túi độn 250ml khá là nhỏ đối với bạn và tôi không chắc là bạn sẽ thấy hài lòng với kết quả. Tất nhiên, lời khuyên này được đưa ra khi tôi mới chỉ nhìn ảnh của bạn. Bạn nên tới gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để được khám, đo đạc ngực chính xác, giúp bạn chọn loại túi độn và vị trí đặt túi độn mà sẽ giúp bạn có được kết quả bạn mong muốn.
Trước hết, nếu bạn muốn ngực “đầy đặn” và “tròn trịa”, thì có lẽ túi độn 250ml là quá nhỏ, nhưng vẫn còn phải dựa trên quá trình khám và trao đổi trực tiếp. Ngay cả những cá nhân rất thon gọn, thì tôi vẫn khuyên chọn đặt dưới cơ (dual-plane) vì cách này vượt trội hơn đặt dưới mô (bên trên cơ hoặc mạc cơ, hai cái là một) vì nhiều lý do như chụp X-quang vú, ít mô sẹo hơn, kết quả lâu dài đẹp hơn. Ngoài ra, xin hãy nhìn vào độ chênh lệch trong ảnh và hiểu là bạn cần xử lý cả vấn đề này, nếu không vấn đề này sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khi nâng ngực.
Núm vú vẫn có cảm giác nhưng phần mô nửa dưới vú lại bị tê sau 3 ngày phẫu thuật nâng ngực
Chào bác sĩ, núm vú phải của tôi có cảm giác rất rõ ràng, mô vú bên dưới nó lại tê hoàn toàn, ngay cả khi véo vào cũng chẳng cảm thấy thấy gì. Bên trái thì cả núm vú và mô bên dưới đều tê. Hai bên nách của tôi vẫn có cảm giác bình thường. Liệu những vùng bị tê đó cảm giác có trở lại không?
- 2 trả lời
- 2308 lượt xem
Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào?
Điều băn khoăn và lo lắng lớn nhất của tôi về nâng ngực là quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Nó sẽ diễn ra như thế nào và tôi sẽ trải qua những vấn đề gì? Tôi nâng ngực bằng túi độn ngực, thì sẽ cần phải nghỉ việc bao nhiêu lâu? Khi nào thì vết sẹo thực sự bắt đầu mờ dần?
- 9 trả lời
- 30050 lượt xem
Nâng ngực bằng túi độn kéo dài được bao lâu?
Tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực được 14 năm và bây giờ tôi đang bị một ban đỏ khá lớn dưới ngực trái của tôi, nó đau và tôi cảm thấy rất nhiều túi khí. Một bác sĩ từng nói với tôi nên thay thế túi độn ngực 10 năm một lần, nhưng có người khác lại nói với tôi không bao giờ phải thay thế chúng. Vậy sự thực nâng ngực bằng túi độn kéo dài được trong bao lâu?
- 8 trả lời
- 26537 lượt xem
Lựa chọn kích cỡ size túi độn phù hợp trong nâng ngực
Tôi đang sợ nếu nâng ngực, các túi độn sẽ làm ngực tôi trở nên quá to giống với vũ nữ thoát y. Vì vậy, tôi đang cố gắng để tìm hiểu xem size túi độn nào phù hợp với mình. Liệu có quy tắc nào hướng dẫn lựa chọn kích cỡ túi ngực không? Và kích thước túi độn nào sẽ phù hợp với người tôi?
- 4 trả lời
- 8200 lượt xem
Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
Tôi là một giáo viên dạy thể dục và muốn nâng ngực thẩm mỹ. Tôi muốn có vòng một trông thật tự nhiên và không muốn ai biết mình làm ngực to lên bằng dao kéo. Tôi sợ rằng nếu tôi mất thêm thời gian nghỉ ngơi trước hoặc sau kỳ nghỉ đông, thì tất cả mọi người sẽ chú ý. Liệu tôi có thể được trở lại làm việc chỉ sau một tuần phẫu thuật? Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?
- 3 trả lời
- 8689 lượt xem
Nâng ngực bằng túi độn cho ngực loại I và ngực loại II
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.