Phân biệt tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Hệ tuần hoàn trong cơ thể được tạo nên từ các mạch máu, gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Tĩnh mạch được chia thành các loại khác nhau, trong đó có tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Biết được những điểm khác biệt giữa hai loại tĩnh mạch này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hiểu về các bệnh tĩnh mạch.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu là gì và khác nhau như thế nào.
Tĩnh mạch nông
Các tĩnh mạch nông gồm có cả những tĩnh mạch nhỏ mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bề mặt da và một số tĩnh mạch lớn nằm ở bên dưới da, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các tĩnh mạch này thường nổi lên mỗi khi tập thể dục hoặc nâng vật nặng. Tĩnh mạch nông có chức năng đưa máu từ khắp cơ thể vào các tĩnh mạch sâu. Nếu không có sự trợ giúp của các tĩnh mạch nông thì các tĩnh mạch sâu sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ.
Khi những tĩnh mạch nông này bị tổn hại thì cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể.
Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết khi các vấn đề về tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng
Tĩnh mạch sâu
Đúng như cái tên, tĩnh mạch sâu là những tĩnh mạch nằm sâu bên dưới bề mặt da. Các tĩnh mạch này được bao quanh bởi cơ và có kích thước lớn hơn nhiều so với các tĩnh mạch nông. Sở dĩ có kích thước lớn hơn là vì các tĩnh mạch sâu có nhiệm vụ vận chuyển phần lớn máu trở về tim để được bơm oxy và tiếp tục vòng tuần hoàn.
Có 7 tĩnh mạch sâu chính ở phần dưới cơ thể và đây là những tĩnh mạch phải hoạt động vất vả nhất để đưa máu trở lại tim vì chúng nằm ở vị trí cách xa tim nhất.
Vì những tĩnh mạch này giữ vai trò rất quan trọng và vì chúng phải làm việc nhiều nên cần được chăm sóc và bảo vệ để tránh xảy ra những vấn đề nghiêm trọng.
Các vấn đề với tĩnh mạch nông và sâu
Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch xảy ra do các tĩnh mạch bị tổn thương và có biểu hiện là nổi các mạch máu màu xanh, xoắn và phình lớn trên da. Đây là một vấn đề khá phổ biến. Ước tính có khoảng 25% người trưởng thành bị giãn tĩnh mạch vào một thời điểm nào đó trong đời. Nguyên nhân gây nên vấn đề này là do các van một chiều trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến máu không chảy theo một hướng trở lại tim mà ứ lại, khiến cho mạch máu giãn ra. Các tĩnh mạch ở chân phải chống lại trọng lực trong suốt cả ngày để có thể chuyển máu lên phía trên cơ thể, vì vậy nên các van một chiều này giữ vai trò rất quan trọng đối với chức năng bình thường của tĩnh mạch.
Mặc dù chứng giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm (ở một số người thì vấn đề này chỉ gây mất thẩm mỹ), nhưng không có cách nào để tự xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Chỉ khi đi khám thì mới có thể biết được các tĩnh mạch có cần can thiệp điều trị hay không. Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây ra nhiều biến chứng, cả ở những tĩnh mạch nằm sát bề mặt da và tĩnh mạch nằm sâu bên dưới.
Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông
Một trong những bệnh tĩnh mạch phổ biến nhất xảy ra ở các tĩnh mạch nông là viêm tắc huyết khối tĩnh mạch, hay hiểu một cách đơn giản là hình thành cục máu đông. Mặc dù cục máu đông trong tĩnh mạch nông thường không gây nguy hiểm như cục máu đông trong tĩnh mạch sâu nhưng sau một thời gian có thể phát triển thành hoặc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu. Vì vậy nên dù có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì cũng cần phải kiểm tra. Để đảm bảo rằng các vấn đề về tĩnh mạch chỉ là do cục máu đông trong tĩnh mạch ở bề mặt da chứ không phải trong tĩnh mạch ở sâu bên dưới thì vẫn cần đi khám bác sĩ. Đây là cách duy nhất để biết liệu các biểu hiện gặp phải có phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn hay không.
Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Tương tự như viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông, viêm tắc huyết khối tĩnh mạch sâu hay huyết khối tĩnh mạch sâu cũng là tình trạng hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, loại cục máu đông này nghiêm trọng hơn nhiều so với cục máu đông trong các tĩnh mạch ở bề mặt da vì nếu không được điều trị, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông vỡ ra, rời khỏi tĩnh mạch ở chân ban đầu và di chuyển theo máu đến phổi, tại đây cục máu đông có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Một số dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu là:
- Đau buốt hoặc chuột rút
- Sưng một chân
- Vùng da quanh vùng bị đau có cảm giác nóng ấm, đỏ hoặc trở nên thâm lại
- Nổi tĩnh mạch lớn, chạm vào thấy đau
Những hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở một chân, thường là ở đùi hoặc cẳng chân, hiếm khi xảy ra ở cả hai chân.
Suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị phình to, xoắn, nổi trên bề mặt da và thường có màu xanh hoặc tím. Điều này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị hỏng, khiến cho máu chảy ngược thay vì chảy về phía tim và ứ đọng lại.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tìm hiểu phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch
Tìm hiểu về thuốc tiêm gây xơ mạch Asclera (polidocanol)
- 9 trả lời
- 1901 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1804 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 2740 lượt xem
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?
- 8 trả lời
- 3578 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1337 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?