Clean Beauty – Xu Hướng Làm Đẹp Bằng Mỹ Phẩm Sạch
Các sản phẩm sạch không tốt hơn so với các sản phẩm thông thường và trên thực tế, một số loại mỹ phẩm sạch thậm chí còn có chất lượng kém hơn so mất nhiều chi phí cho việc marketing thay vì tập trung vào chất lượng của sản phẩm. Nhưng không phải loại mỹ phẩm sạch nào cũng có chất lượng kém hơn mỹ phẩm bình thường. Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm sạch và định nghĩa của “mỹ phẩm sạch” cũng rất đa dạng.
Vậy những ai nên sử dụng mỹ phẩm sạch? Những thành phần mỹ phẩm nào có thể gây hại cho sức khỏe? Và làm thế nào để chọn được một sản phẩm sạch?
Mỹ phẩm sạch là gì?
Mỹ phẩm sạch là những sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần nào gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Các thương hiệu mỹ phẩm lớn vốn không sử dụng các thành phần gây hại trong sản phẩm của mình. Như vậy, “mỹ phẩm sạch” thực chất là một thuật ngữ được dùng trong marketing nhằm nâng tầm sản phẩm và dựa trên sự lo sợ cũng như những điều mà người tiêu dùng chưa hiểu đúng về các thành phần mỹ phẩm.
Tuy nhiên, đúng là có những những thành phần mỹ phẩm có thể gây hại cho da và sức khỏe của người dùng.
Người tiêu dùng thường sẽ phân biệt được những thông tin đã được khoa học kiểm chứng và những thông tin mà nhà sản xuất tung ra nhằm quảng cáo cho sản phẩm.
Nhiều công ty và tổ chức có tiêu chuẩn riêng về mỹ phẩm sạch và điều này càng khiến cho việc xác định một định nghĩa chung trở nên khó khăn.
Dự luật 65 của bàng California (Mỹ) và lệnh cấm gần đây của bang Hawaii (Mỹ) đối với một số thành phần nhất định trong chống nắng chính là ví dụ cho các quy định khác nhau hiện có.
Nhóm hoạt động vì môi trường (The Environmental Working Group – EWG) đánh giá mức độ an toàn của các thành phần dựa trên một số yếu tố, trong khi Cơ quan đánh giá thành phần mỹ phẩm (the Cosmetic Ingredient Review – CIR) đánh giá các thành phần dựa trên tính an toàn và nguy cơ bị viêm da tiếp xúc.
Mặc dù vậy nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về định nghĩa thế nào là "mỹ phẩm sạch".
Ai nên sử dụng mỹ phẩm sạch?
Có những rủi ro sức khỏe thực sự liên quan đến các thành phần trong mỹ phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai, đang cố gắng thụ thai, đang cho con bú, người dễ dị ứng hoặc dễ bị viêm da.
Mặc dù tất cả mọi người đều nên sử dụng những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe nhưng việc lựa chọn mỹ phẩm sạch là điều đặc biệt quan trọng đối với ba nhóm đối tượng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và người đang muốn có con.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ gặp phải các vấn đề không mông muốn do các sản phẩm chăm sóc da cao hơn vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ diện tích bề mặt da trên khối lượng cơ thể cao hơn nhiều so với người lớn. Điều này có nghĩa là trẻ hấp thụ nhiều thành phần trong mỹ phẩm hơn so với người lớn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nhiều thành phần trong mỹ phẩm có thể đi vào máu của người mẹ và sau đó vào trong cơ thể thai nhi. Những thành phần mỹ phẩm được quan tâm nhiều nhất là retinoid, paraben, chất ức chế 5-alpha reductase và các thành phần ảnh hưởng đến hormone.
Người đang muốn có con
Cả nam giới và phụ nữ đều cần chú ý đến những gì mà mình thoa lên da trong 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai. Có những thành phần có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và làm giảm khả năng sinh sản.
>>>> Xem thêm: exosome có tác dụng gì
Các tác hại của mỹ phẩm “không sạch”
Sản phẩm làm đẹp nguy hiểm là những sản phẩm có chứa thành phần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có bằng chứng chứng minh các tác hại.
Có rất nhiều thành phần mỹ phẩm được cho là gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nhưng đa số đều không có bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên, dù sao thì những thành phần này vẫn nằm trong danh sách "thành phần bị cấm" do những lo ngại về marketing thương hiệu hoặc quan hệ công chúng. Có rất nhiều loại mỹ phẩm sạch mới xuất hiện trong năm 2023 và nhiều sản phẩm trong số này bán rất chạy và thu hút người tiêu dùng.
Một số tác hại chính của các thành phần mỹ phẩm gồm có:
- Dị ứng (viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc)
- Gây ung thư
- Gây nhiễm độc gan hoặc các vấn đề khác về gan
- Mất cân bằng nội tiết tố (thường là tác động đến estrogen)
- Độc tính miễn dịch (ảnh hưởng đến hệ miễn dịch)
- Kích ứng (viêm da kích ứng)
- Gây nhiễm độc thận hoặc các vấn đề khác về thận
- Độc tính thần kinh (gây tổn thương thần kinh)
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản (giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ thai)
Thói quen chăm sóc da sạch
Có một số điều mà bạn cần cân nhắc khi chọn mua sản phẩm chăm sóc da.
Bên cạnh lựa chọn những thành phần an toàn cho da, bạn còn phải tìm hiểu xem các thành phần trong sản phẩm có tương tác với nhau hoặc tương tác với các sản phẩm khác đang dùng hay không.
Sau đó, bạn cần sử dụng các sản phẩm đúng thứ tự trong quy trình chăm sóc da hàng ngày.
Đôi khi, các thành phần an toàn có thể phản ứng với nhau và tạo thành thành phần gây hại.
Và nếu sử dụng không đúng, những sản phẩm sạch cũng có thể gây hại cho làn da và sức khỏe.
Vì vậy, thứ tự sử dụng các sản phẩm trong quy trình chăm sóc da là điều rất quan trọng.
Thành phần tự nhiên có an toàn hơn thành phần tổng hợp?
Các thành phần trong mỹ phẩm có thể được chiết xuất từ thực vật, động vật (tự nhiên) hoặc cũng có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm (tổng hợp).
Điều quan trọng cần lưu ý là các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn hơn so với các sản phẩm chứa thành phần tổng hợp. Thành phần tự nhiên cũng có thể gây hại.
Một ví dụ là cocamide DEA, một loại ethanolamine có nguồn gốc từ quả dừa. Cocamide DEA là thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da “tự nhiên” nhưng có thể tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư.
Một điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm mà bạn sử dụng không tương tác với nhau và gây ra phản ứng có hại.
Các tiêu chuẩn mỹ phẩm sạch
Có rất nhiều tiêu chuẩn được đưa ra nhằm đánh giá mỹ phẩm sạch. Đa số những sản phẩm được dán nhãn “sạch” đều chỉ đáp ứng một vài tiêu chuẩn trong số này. Rất hiếm có sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn mỹ phẩm sạch.
Các tiêu chuẩn đánh giá chính gồm có:
- Không thử nghiệm trên động vật
- Hãng sản xuất có đóng góp và hỗ trợ các tổ chức từ thiện
- Không sử dụng thành phần có nguồn gốc từ động vật
- Thương mại tự do
- Hãng sản xuất xử lý chất thải đúng quy định
- Sử dụng nguồn thành phần bền vững
- An toàn cho hệ sinh thái biển
- Quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường
- Sử dụng thành phần cấp y tế
- Sử dụng thành phần tự nhiên
- Sử dụng thành phần hữu cơ
- Sử dụng bao bì có thể tái chế, phân hủy sinh học hoặc làm từ các sản phẩm tái chế
- Thân thiện với môi trường
- Sử dụng thành phần thuần chay
- Sử dụng loại nước an toàn
Mỹ phẩm sạch có hiệu quả hơn mỹ phẩm “không sạch”?
Hiệu quả của một loại mỹ phẩm chăm sóc da phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, loại da, cách dùng, thứ tự sử dụng và những sản phẩm khác trong quy trình chăm sóc da.
Nếu bạn có da dầu hoặc dễ bị mụn trứng cá thì một điều rất quan trọng khi lựa chọn mỹ phẩm là phải tránh các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn sẽ tích tụ và dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Vậy có những thành phần mỹ phẩm nào có thể gây bít tắc lỗ chân lông?
Có rất nhiều thành phần dưỡng ẩm được sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da. Hầu hết các sản phẩm đều có sự kết hợp của một vài thành phần dưỡng ẩm khác nhau. Bài viết này sẽ nêu ra những thành phần dưỡng ẩm phổ biến nhất. Giống như các thành phần chăm sóc da khác, việc lựa chọn thành phần dưỡng ẩm cần dựa trên loại da.
Bạn đang tìm kiếm các loại kem dưỡng ẩm có màu tốt nhất? Để có da sạch, mềm mại và hồng hào, hãy vứt những kem nền gây nặng mặt và nhờn mặt đi và chuyển sang một loại kem dưỡng ẩm màu. Bạn sẽ sớm khám phá ra rằng các chất dưỡng ẩm màu là những phát minh vĩ đại nhất kể từ sau thời kỳ bánh mì lát!
Một quy trình dưỡng da hiệu quả cần có những sản phẩm có thể đáp ứng tốt được nhu cầu của làn da.
Da khô là loại da bị thiếu hụt đi lượng dầu tự nhiên nên thường có cảm giác căng da và khô ráp, đặc biệt là sau khi rửa mặt xong.
- 0 trả lời
- 784 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 1155 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1137 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 0 trả lời
- 743 lượt xem
Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ