Danh Sách Các Thành Phần Mỹ Phẩm Gây Bít Tắc Lỗ Chân Lông Và Nổi Mụn
Những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông phổ biến nhất
Có rất nhiều thành phần mỹ phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, trong đó có những thành phần được sử dụng rất phổ biến. Sử dụng những sản phẩm này có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
Một số thành phần mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông phổ biến gồm có:
1. Sáp ong
Sáp ong (bee wax) là một thành phần phổ biến có trong nhiều loại mỹ phẩm trang điểm và dưỡng da, chẳng hạn như kem nền và kem che khuyết điểm. Một nhược điểm lớn của sáp ong là có thể gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn trứng cá. Sáp ong có kết cấu đặc, khiến cho chất sừng không thể thoát ra khỏi lỗ chân lông, điều này tạo điều kiện cho bã nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ lại dưới da và gây mụn.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn có lợi cho việc trị mụn nhưng sáp ong lại có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
2. Bơ ca cao
Mặc dù bơ ca cao (cocoa butter) giúp cho da có cảm giác mịn mượt nhưng đây lại là một thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Bơ ca cao rất dễ đông cứng và sẽ làm bít lỗ chân lông, ngăn cản oxy lưu thông.
Nếu bạn sử dụng bơ ca cao dạng lỏng để tẩy trang, hãy nhớ rửa kỹ bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ sạch bơ ca cao khỏi lỗ chân lông.
3. Dimethicone
Dimethicone là một loại polymer gốc silicone có trong nhiều sản phẩm dành cho da dầu, bao gồm cả kem chống nắng. Thành phần này có thể gây tắc lỗ chân lông, đặc biệt là khi không rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào buổi tối. Có nhiều dạng dimethicone và không phải dạng nào cũng gây bít tắc lỗ chân lông.
4. Isopropyl myristate, isopropyl isostearate và myristyl lactate
Những hợp chất này được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Những thành phần còn có mặt trong cả những sản phẩm trị mụn như tretinoin hay Retin A.
Nhiều thành phần mặc dù gây bít tắc lỗ chân lông nhưng vẫn được coi là thành phần trị mụn do có tác dụng kháng khuẩn hoặc chống viêm. Isopropyl myristate, isopropyl isostearate và myristyl lactate thường rất dễ bị bỏ qua khi đọc danh sách thành phần của sản phẩm. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn thì nên tránh những sản phẩm có chứa một trong ba thành phần này.
5. Dầu dừa
Dầu dừa là một thành phần có nguồn gốc tự nhiên nhưng rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là ở những người dễ bị mụn.
Tuy nhiên, dầu dừa lại có chứa một hợp chất tên là axit lauric. Axit lauric có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm, nhờ đó có thể giúp trị mụn trứng cá. Nói chung, các chiết xuất từ dầu dừa ít có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn hơn so với dầu dừa (kể cả loại nguyên chất và loại tinh luyện).
6. Chất tạo màu đỏ
Một số chất tạo màu trong phấn má và son môi có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Chất tạo màu đỏ là loại có nhiều vấn đề nhất.
Cụ thể, chất tạo màu đỏ được tạo nên từ xanthene, monoazoaniline, fluoran và indigoid có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
Danh sách các thành phần mỹ phẩm có thể gây bít tắc lỗ chân lông được liệt kê ở cuối bài viết.
>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông được phát hiện như thế nào?
Người đầu tiên nghiên cứu về nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần mỹ phẩm là một bác sĩ da liễu người Mỹ tên là Albert Kligman. Ông đã sử dụng tai thỏ để kiểm tra thành phần mỹ phẩm nào gây bít tắc lỗ chân lông. Các thành phần mỹ phẩm được bôi lên tai thỏ, sau đó kiểm tra xem tai thỏ có mụn đầu đen hay không.
Vào năm 1984, bác sĩ da liễu người Ireland Jim Fulton đã thực hiện một nghiên cứu lớn để xem thành phần mỹ phẩm nào gây ra mụn đầu đen khi bôi lên tai thỏ. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều nghiên cứu tương tự được thực hiện để tìm hiểu về nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần mỹ phẩm khác nhau. Nhiều nghiên cứu trong số đó cũng được thực hiện trên tai thỏ.
Những nghiên cứu này đã tìm ra một danh sách dài các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Khi phương pháp thử nghiệm trên động vật không được ủng hộ, số lượng thử nghiệm về khả năng gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần mỹ phẩm đã giảm cho đến năm 1982, khi bác sĩ Albert Kligman mô tả nghiên cứu trên người để đánh giá các sản phẩm được cho là có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
Từ kết quả của những nghiên cứu này, một thành phần mỹ phẩm được xác định là gây bít tắc lỗ chân lông khi thành phần đó gây nổi mụn trứng cá.
Hệ thống đánh giá mức độ gây bít tắc lỗ chân lông của thành phần mỹ phẩm
Hiện đã có một hệ thống xếp hạng mức độ gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần mỹ phẩm trên thang điểm từ 0 đến 5 (hệ thống Morris). Điểm 0 có nghĩa là thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn trong khi điểm 5 có nghĩa là thành phần có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông rất cao.
Hệ thống Kligman cho điểm từ 0 - 3 trong đó 3 là mức độ gây bít tắc lỗ chân lông cao nhất. Thang đo này không phải lúc nào cũng chính xác vì còn có những yếu tố khác góp phần gây bít tắc lỗ chân lông nhưng đây vẫn là một công cụ hữu ích giúp đánh giá nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần trong mỹ phẩm.
Một hệ thống đánh giá phổ biến khác là hệ thống Fulton, trong đó sử dụng thang điểm từ 0 - 5. Dưới đây là bảng các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông với điểm số tương ứng trong hệ thống Kligman, Morris và Fulton. Lưu ý, đây chưa phải là danh sách đầy đủ; danh sách đầy đủ có ở cuối bài viết.
Thành phần |
Điểm Kligman |
Điểm Morris |
Điểm Fulton |
Butyl stearate | - | - | 4 - 5 |
Bơ ca cao | 3 | - | - |
Decyl oleate | - | 3 | 3 |
Cetyl alcohol | - | - | 3 |
Hexylene glycol | - | - | 3 |
Isopropyl isostearate | - | 4 | 5 |
Isopropyl linoleate | - | 4 - 5 | - |
Isopropyl myristate | 1 | 3 - 4 | 5 |
Isostearyl neopentanoate | - | - | 3 |
Isopropyl palmitate | - | 3 | 4 |
Axit lanolin | 3 | 4 | 2 |
Lanolin alcohol | - | 1 - 2 | 2 |
Lanolin alcohol acetylated | 3 | 4 - 5 | 4 |
Lanolin anhydrous | - | - | 2 |
Myristyl lactate | - | - | 5 |
Myristyl myristate | - | 0 - 1 | 4 - 5 |
Octanol | 0 - 3 | - | - |
Octyl palmitate | - | 2 - 3 | - |
Petrolaum USP | - | 2 -3 | - |
PPG-2 myristyl proprionate | - | - | 5 |
Propylene glycol isostearate | - | 4 | - |
Propylene glycol monostearate | - | - | 4 |
Squalane | - | - | 2 |
Axit stearic | 1 | - | 1 - 2 |
Lưu huỳnh/ sulfur (keo) | - | - | 3 |
Các thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông
Nhiều người cho rằng các thành phần tự nhiên không gây bít lỗ chân lông nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Các thành phần có nguồn gốc tự nhiên như sáp ong và dầu mầm lúa mì vẫn có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Một hiểu sai phổ biến khác về các thành phần mỹ phẩm là tất cả các loại dầu đều gây tắc lỗ chân lông và nổi mụn nhưng trên thực tế có nhiều loại dầu không hề gây ra điều này và thậm chí còn có loại dầu giúp chống lại vi khuẩn gây mụn.
Một số thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông gồm có:
- Axit salicylic: Giống như lưu huỳnh, axit salicylic ngăn chặn sự tiết dầu quá mức bằng cách làm khô da và loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông.
- Dầu hạt gai dầu (hemp seed oil): Mặc dù đúng là nhiều loại dầu gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn nhưng không phải loại dầu nào cũng vậy. Một số loại dầu thậm chí còn giúp ngăn ngừa mụn trứng cá. Dầu hạt gai dầu là một trong những loại dầu như vật. Loại dầu này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng khô da, nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn trong da tăng sản xuất dầu và dẫn đến nổi mụn. Dầu hạt gai dầu không gây bít tắc lỗ chân lông như nhiều loại dầu khác.
- Dầu argan: Loại dầu này không gây bít tắc lỗ chân lông và có chứa thành phần chống viêm.
- Axit lauric: Một loại axit béo có trong dầu dừa, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
>>> Xem thêm: Chăm sóc da tự nhiên
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây bít tắc lỗ chân lông của thành phần mỹ phẩm
Việc một thành phần mỹ phẩm có gây bít tắc lỗ chân lông hay không phụ thuộc một phần vào loại da của người sử dụng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng gây bít tắc lỗ chân lông của các thành phần trong mỹ phẩm:
- Độ ẩm
- Nhiệt độ
- Độ pH
- Tiếp xúc với tia cực tím
- Tình trạng nội tiết tố
- Stress/căng thẳng
- Tẩy da chết
- Loại sữa rửa mặt
- Hệ vi sinh vật trên da
- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm
- Phản ứng với các thành phần khác
Những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông khi tiếp xúc với nắng
Một số thành phần mỹ phẩm khiến lỗ chân lông bị bít tắc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:
- Lưu huỳnh (sulfur)
- Bơ ca cao
- Squalene
- Nhựa than (coal tar)
Ngoài ra, bã nhờn trên da cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên rửa mặt ngay sau khi ở ngoài trời nắng.
Danh sách các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông
Nắm được danh sách các thành phần mỹ phẩm gây bít tắc lỗ chân lông sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm an toàn để giảm nguy cơ bị mụn trứng cá. Mặc dù chưa phải là danh sách đầy đủ nhưng dưới đây là một số thành phần gây bít tắc lỗ chân lông phổ biến, được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.
A
Acetylated lanolin alcohol
Algin
Almond oil (dầu hạnh nhân)
Anhydrous lanolin
Arachidic acid
Ascorbyl palmitate
Avobenzone
Azulene
B
Beeswax (sáp ong)
Benzaldehyde
Benzoic acid
Beta carotene
BHA
Bubussa oil
Butyl stearate
Butylated hydroxyanisole (BHA)
C
Cajeput oil (tinh dầu tràm gió)
Calendula (hoa cúc)
Camphor (long não)
Capric acid
Carbomer 940
Carnuba wax (sáp Carnauba)
Carotene
Carrageenan
Castor oil (dầu thầu dầu)
Ceteareth-20
Cetearyl alcohol
Cetyl acetate
Cetyl alcohol
Chaulmoogra oil (dầu đại phong tử)
Cocoa butter (bơ ca cao)
Coconut butter (bơ dừa)
Coconut oil (dầu dừa)
Colloidal sulfur (keo lưu huỳnh)
Collagen
Corn oil (dầu ngô)
Cotton seed oil (dầu hạt bông)
D
D&C red pigments (màu đỏ D&C)
Decyl oleate
Dioctyl succinate
Disodium monooleamido
E
Emulsifying wax NF
Ethoxylated lanolin
Ethylhexyl palmitate
Evening primrose oil (dầu hoa anh thảo)
F
Fluoran
G
Glyceryl-3-Diisostearate
H
Hexadecyl alcohol
Hyaluronic acid (some molecule weights)
Hydrogenated castor oil (dầu thầu dầu hydro hóa)
Hydrogenated vegetable oil (dầu thực vật hydro hóa)
Hydroxypropylcellulose
I
Indigoid
Isocetyl alcohol
Isodecyl oleate
Isopropyl isosterate
Isopropyl lanolate
Isopropyl linoleate
Isopropyl myristate
Isopropyl neopentanoate
Isopropyl palmitate
Isostearyl isostearate
Isostearyl neopentanoate
L
Laneth 10
Lanolin acid
Lanolin alcohol
Lanolin oil
Lanolin wax
Laureth 4 and 23
M
Menthyl anthranilate
Methoxycinnamate
Mink oil (dầu chồn)
Monoazoanoline
Myristic acid
Myristyl lactate
O
Octyl palmitate
Octyl stearate
Oleth-10
Oleth-3
Oleyl alcohol
Oxybenzone
P
Palmitic acid
Peach kernel oil (dầu hạt đào)
Peanut oil (dầu đậu phộng)
PEG 100 distearate
PEG 150 distearate
PEG 16 lanolin
PEG 200 dilaurate
PEG 2-Sulfosuccinate
PEG 8 stearate
Pentaerythritol tetra isostearate
PG caprylate/caprate
PG dicaprylate/caprate
PG dipelargonate
PG monostearate
Polyethylene glycol (PEG 400)
Polyethylene glycol 300
Polyglyceryl-3-Diisostearate
Potassium chloride
PPG 2 myristyl propionate
PPG-5-ceteth-10 phosphate
Propylene glycol monostearate
Pumpkin oil (dầu hạt bí ngô)
R
Red algae (tảo đỏ)
S
Sandalwood seed oil (dầu hạt đàn hương)
Sesame oil (dầu mè/vừng)
Shark liver oil (dầu gan cá mập)
Solulan 1
Solulan 16
Sorbitan oleate
Soybean oil (dầu đậu nành)
Steareth 10
Steareth 2
Steareth 20
Stearyl heptanoate
Sulfated castor oil (dầu thầu dầu sulfat hóa)
Sulfated jojoba oil (dầu jojoba sulfat hóa)
Synthetic dyes (chất tạo màu tổng hợp, gồm có bột màu D&C màu đỏ #S 3, 4, 6, 7, 9, 17, 19, 21, 27, 230, 33, 36, 40)
T
Triethanolamine
V
Vitamin A palmitate
W
Wheat Germ Glyceride/oil (glyceride/dầu mầm lúa mì)
X
Xanthene
Xylene
Có rất nhiều thành phần dưỡng ẩm được sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da. Hầu hết các sản phẩm đều có sự kết hợp của một vài thành phần dưỡng ẩm khác nhau. Bài viết này sẽ nêu ra những thành phần dưỡng ẩm phổ biến nhất. Giống như các thành phần chăm sóc da khác, việc lựa chọn thành phần dưỡng ẩm cần dựa trên loại da.
Có vô số thành phần chăm sóc da khác nhau. Thành phần mà bạn nên sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại da của bạn. Bạn có thể dựa trên danh sách thành phần trong bài viết này để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Một giải pháp để điều trị thâm nám và da không đều màu là sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa thành phần làm sáng da. ó những thành phần nào có tác dụng này? Và thành phần hiệu quả nhất?
Có nhiều thành phần bị hạn chế hoặc bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm do không an toàn, có hại hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Chất chống oxy hóa có mặt trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng mắt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích cho làn da, từ cải thiện kết cấu bề mặt da, chống lão hóa cho đến giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, nám… Vậy có những loại chất chống oxy hóa nào thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da? Những chất này có tác dụng gì đối với da và có cơ chế hoạt động ra sao? Và chất chống oxy hóa nào là tốt nhất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
- 0 trả lời
- 3102 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1576 lượt xem
Em chào bác sĩ. Mong mn tư vấn giúp e với ạ! Da e là da nhạy cảm. Đổ dầu nhiều ở vùng mũi . Lcl to, tàn nhang nữa. E bị mụn bọc và mụn ẩn ở quanh cằm và má, e có đi khám da liễu, bs kê uống iso kèm thuốc bôi. Tới nay đã theo da liễu dc 6 tháng rồi. 2 tháng đầu mụn đẩy lên khá nhiều. Tới tháng thứ 3 là ổn, còn thâm đỏ. Hiện tại mụn bọc đã hết . Còn vài cái mụn ẩn thôi ạ. Bs chữa da liễu có kê loại differin và dưỡng ẩm eucerin . E dùng 4 tháng rồi e ko thấy có chuyển biến gì. Da còn bị sạm màu đi mặt mũi đen thui vàng ra. E có khám lại thì bs bs kê thuốc bôi acnetin -a. Và uống iso, mới hết thuốc mà e thấy cũng không khả quan lắm. Da vẫn thế , đôi khi còn tệ hơn. Mụn thì hết mà thâm đỏ bôi cả 4 5 tháng ko có chuyển biến gì. Theo e tìm hiểu thì dùng tre nếu ko biết cách rất nguy hiểm. E có hỏi bs rất nhiều mà bs ko tl. E xuống khám hỏi dùng các sản phẩm như thế đã hợp lí chưa, bác nhìn liếc qua rồi bảo được. Bác sĩ xem giúp em các bước em chăm sóc da. Thiếu xót gì mong bác sĩ cho e ý kiến ạ Sáng : srm aquaphil - dưỡng ẩm eucerin- kcn biore Tối : tẩy trang innisfree- srm hada labo - acnetin Lâu lâu e có đắp mask giấy của innisfree. Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 2252 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 609 lượt xem
mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?
- 0 trả lời
- 758 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!