Danh sách các thành phần dưỡng ẩm trong mỹ phẩm
Các nhóm thành phần dưỡng ẩm trong mỹ phẩm
Các thành phần dưỡng ẩm trong mỹ phẩm có thể được chia thành các nhóm như sau:
- Chất làm mềm
- Chất hút ẩm
- Chất khóa ẩm
- Dầu
- Axit béo
Chất làm mềm
Các chất làm mềm (emollient) bao phủ bề mặt da và mang lại những tác dụng như:
- Làm mịn da
- Giúp da tươi tắn, rạng rỡ
- Giúp da phản xạ ánh sáng tốt hơn
- Làm mờ các đường nhăn và nếp nhăn trên da
Chất làm mềm có thể được ví như filter cho làn da, tạm thời giúp cho da trông đẹp hơn.
Một số chất làm mềm còn có chức năng hút ẩm hoặc khóa ẩm.
Chất hút ẩm
Chất hút ẩm (humectant) hút nước từ môi trường xung quanh vào da. Do đó, chất hút ẩm phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng ở điều kiện khí hậu ẩm ướt. Chất hút ẩm mang lại những lợi ích sau đây cho da:
- Giúp da ẩm mượt, căng mịn hơn
- Làm mờ các đường nhăn trên da
- Làn da trở nên tươi tắn, có sức sống hơn
- Da giảm khô ráp, sần sùi
Tuy nhiên, nếu sử dụng khi độ ẩm trong không khí thấp, chất hút ẩm sẽ hút độ ẩm trong da vào không khí và khiến da bị khô. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần sử dụng chất hút ẩm kết hợp với chất khóa ẩm.
Chất khóa ẩm
Chất khóa ẩm (occlusive) tạo thành lớp rào cản trên da, giúp ngăn hơi ẩm thoát khỏi da.
Chất khóa ẩm có thể được tạo nên từ:
- Dầu
- Chất béo
- Axit béo
- Cồn béo (fatty acid)
- Bơ
- Sáp
- Mỡ khoáng (petrolatum)
Chất khóa ẩm còn giúp các hoạt chất trong sản phẩm thẩm thấu vào da tốt hơn. Màng nilon, miếng silicon và băng gạc cũng có tác dụng khóa ẩm.
Tinh dầu không có tác dụng khóa ẩm.
Yếu tố giữ ẩm tự nhiên
Yếu tố giữ ẩm tự nhiên (natural moisturizing factor - NMF) giúp điều hòa quá trình hydrat hóa làn da bằng cách cung cấp các thành phần dưỡng ẩm bên trong tế bào da.
Yếu tố giữ ẩm tự nhiên được tạo nên từ hỗn hợp các chất có trọng lượng phân tử thấp và tan trong nước có nguồn gốc từ filaggrin, một loại protein có trong các tế bào sừng của da (keratinocyte).
Filaggrin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của hàng rào bảo vệ da và sự hydrat hóa da. Ở các lớp dưới của da, filaggrin chủ yếu có chức năng tạo nên cấu trúc của da nhưng khi di chuyển lên các lớp da bên trên, filaggrin sẽ phân hủy thành các axit amin và được gọi là yếu tố giữ ẩm tự nhiên.
Yếu tố giữ ẩm tự nhiên được tạo nên từ các axit amin sau:
- histidene
- glutamine
- arginine
Tất cả các axit amin này đều có đặc tính hút ẩm, nghĩa là chúng có khả năng hút và liên kết với phân từ nước rất hiệu quả.
Thông qua các quá trình biến đổi hóa học, các axit amin này tạo ra các hợp chất như axit transurocanic, axit pyrrolidone carboxylic và citrulline, cuối cùng là tạo nên yếu tố giữ ẩm tự nhiên.
Yếu tố giữ ẩm tự nhiên có được dùng trong mỹ phẩm không?
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng việc tái tạo yếu tố giữ ẩm tự nhiên với thành phần giống hệt như yếu tố giữ ẩm tự nhiên trong da người vẫn là một thách thức. Điều này là do yếu tố giữ ẩm tự nhiên có khả năng thích ứng với các môi trường khác nhau và đặc điểm của yếu tố giữ ẩm tự nhiên ở mỗi người là không giống nhau. Rất khó tạo ra một chất có đầy đủ các đặc tính như vậy và sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, các axit amin có nguồn gốc từ filaggrin vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng ẩm da. Ví dụ về các axit amin này gồm có histidine, glutamine và arginine.
Những axit amin này có vai trò là chất hút ẩm, giúp da giữ được độ ẩm và duy trì trạng thái đủ ẩm.
Cách tìm yếu tố giữ ẩm tự nhiên trên nhãn sản phẩm
Bản thân yếu tố giữ ẩm tự nhiên không được sử dụng trong mỹ phẩm nhưng các thành phần tạo nên nó thì có. Bạn có thể tìm những sản phẩm chứa các thành phần sau đây:
- pyrrolidone carboxylic acid (PCA)
- urea
- lactate
- histidine
- glutamine
- arginine
Các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên
Nhiều chất dưỡng ẩm như propylene glycol là hóa chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những thành phần dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên. Một trong những thành phần tự nhiên có hiệu quả dưỡng ẩm nhanh nhất là glycerin nhưng chỉ khi sử dụng dầu thì mới có thể cung cấp các axit béo dưỡng ẩm cho da.
Cho dù có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo thì việc lựa chọn thành phần dưỡng ẩm cũng phải tùy thuộc vào loại da. Một số loại da cần dùng axit béo bão hòa, trong khi một số loại da lại cần axit béo không bão hòa. Da dầu nên dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng nhẹ trong khi da khô cần các loại kem dưỡng có kết cấu đặc và thậm chí là các loại dầu.
Lưu ý, mặc dù có chữ “dầu” nhưng các loại tinh dầu không phải là thành phần dưỡng ẩm hiệu quả.
Ví dụ về các thành phần dưỡng ẩm trong mỹ phẩm
Ví dụ về các thành phần có tác dụng dưỡng ẩm trong mỹ phẩm gồm có:
- Dầu argan
- Bơ ca cao (cocoa butter)
- Dầu hoa anh thảo (evening prime oil)
- Glycerin
- Glyceryl stearate
- Dầu hạt nho (grape seed oil)
- Axit hyaluronic
- Dầu hạt macca
- Bơ hạt mỡ (shea butter)
- Squalane
- Dầu hướng dương (sunflower oil)
- …
Thành phần dưỡng ẩm nào tốt nhất?
Glycerin là thành phần dưỡng ẩm tốt nhất giúp tăng cường độ ẩm cho da một cách nhanh chóng.
Tiếp theo là axit hyaluronic. Axit hyaluronic có khả năng giữ được lượng nước lớn hơn gấp 1.000 lần trọng lượng phân tử của bản thân nó.
Cả glycerin và axit hyaluronic đều là những chất hút ẩm.
Tuy rằng giúp cho da ẩm mượt hơn nhanh chóng nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời và cả hai đều không có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da. Sau khi rửa mặt, tác dụng của glycerin và axit hyaluronic sẽ biến mất.
Nếu bạn có da dầu hoặc dễ bị mụn trứng cá thì một điều rất quan trọng khi lựa chọn mỹ phẩm là phải tránh các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn sẽ tích tụ và dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Vậy có những thành phần mỹ phẩm nào có thể gây bít tắc lỗ chân lông?
Có nhiều thành phần bị hạn chế hoặc bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm do không an toàn, có hại hoặc thậm chí gây nguy hiểm.
Chất chống oxy hóa có mặt trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng mắt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… Những thành phần này mang lại nhiều lợi ích cho làn da, từ cải thiện kết cấu bề mặt da, chống lão hóa cho đến giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, nám… Vậy có những loại chất chống oxy hóa nào thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da? Những chất này có tác dụng gì đối với da và có cơ chế hoạt động ra sao? Và chất chống oxy hóa nào là tốt nhất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Có vô số thành phần chăm sóc da khác nhau. Thành phần mà bạn nên sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại da của bạn. Bạn có thể dựa trên danh sách thành phần trong bài viết này để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Có rất nhiều thành phần chăm sóc da có tác dụng chống viêm và làm dịu da. Những thành phần này được sử dụng trong sữa rửa mặt, toner, serum. Bài viết này sẽ nêu ra một số thành phần chống viêm và giảm mẩn đỏ được sử dụng phổ biến nhất.
- 0 trả lời
- 743 lượt xem
Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ
- 0 trả lời
- 784 lượt xem
Bác sĩ ơi, em đang stress quá. Bị mụn đã stress rồi, hết mụn lại để vài chục vết thâm càng stress hơn. Bác sĩ tư vấn giúp em sản phẩm nào trị thâm tốt với ạ. Da em là da dầu, lỗ chân lông to. Cảm ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 1153 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1136 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!