Chăm Sóc Da Bị Bệnh Trứng Cá Đỏ
Nếu bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea), bạn cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc da:
- Biết rõ loại da của mình
- Hạn chế tẩy da chết
- Sử dụng các thành phần giúp chống viêm và làm dịu da
- Chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ
- Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với loại da
Tất cả các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến làn da đều phải được giải quyết để kiểm soát bệnh trứng cá đỏ.
Điều quan trọng là phải chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da vì sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu và làm cho tình trạng bệnh trứng cá đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Tìm hiểu về cách xác định loại da tại đây.
Những sản phẩm chăm sóc da cần tránh khi bị bệnh trứng cá đỏ
Khi bị bệnh trứng cá đỏ, bạn cần tránh những sản phẩm chăm sóc da dưới đây:
- Benzoyl peroxide
- Kem chống nắng hóa học
- Alpha hydroxy acid (AHA)
- Thành phần có độ pH thấp
- Serum vitamin C
- Tẩy tế bào chết dạng hạt trên mặt
- Cọ rửa mặt
- Sản phẩm có mùi thơm mạnh
Không sử dụng các sản phẩm tẩy da chết cho đến khi triệu chứng bệnh trứng cá đỏ dịu bớt.
Thành phần tẩy tế bào chết an toàn duy nhất mà bạn có thể sử dụng khi bị bệnh trứng cá đỏ là salicylic acid (một loại BHA) vì thành phần này có khả năng làm dịu da.
Các thành phần có độ pH thấp duy nhất được phép sử dụng cho người bị bệnh trứng cá đỏ là azelaic acid và salicylic acid. Tránh các loại axit khác như ascorbic acid.
Bạn có thể sử dụng retinoid sau 1 - 2 tháng sử dụng các sản phẩm làm dịu da nếu da không bị châm chích.
Khi sử dụng retinoid, hãy bắt đầu từ nồng độ thấp nhất, sau đó theo dõi phản ứng của da và từ từ tăng nồng độ.
>>>>> Xem thêm: tế bào gốc exosome là gì
Hyaluronic acid có an toàn cho da bị bệnh trứng cá đỏ không?
Bạn có thể sử dụng serum hyaluronic acid khi bị bệnh trứng cá đỏ tuy nhiên đó không phải là lựa chọn tốt nhất.
Serum hyaluronic acid giúp dưỡng ẩm tạm thời cho da nhưng lại làm cho các thành phần khác thẩm thấu vào da nhiều hơn, điều này có nghĩa là sẽ làm tăng tác dụng phụ của các thành phần chăm sóc da khác.
Ngoài ra, hyaluronic acid không tác dụng làm dịu da.
Tuy rằng không gây hại nhưng các sản phẩm chứa hyaluronic acid thường có giá cao mà lại không giúp ích gì cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ.
Bị bệnh trứng cá đỏ có được sử dụng serum vitamin C không?
Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ thì không được sử dụng serum vitamin C.
Vitamin C phải có độ pH thấp (từ 2 - 2,5) thì mới thẩm thấu được vào da mà độ pH thấp này sẽ gây kích ứng làn da bị bệnh trứng cá đỏ, gây đỏ bừng mặt và châm chích da.
Kem dưỡng chứa vitamin C không gây châm chích da nhưng do có độ pH không đủ thấp nên sẽ không có hiệu quả. Do đó, bạn không nên lãng phí tiền vào những sản phẩm này.
So với vitamin C, niacinamide là lựa chọn an toàn hơn cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ.
>>>> Xem thêm: chiết xuất cam thảo
Bị bệnh trứng cá đỏ có nên sử dụng toner không?
Khi bị bệnh trứng cá đỏ, bạn nên tránh các loại toner có chứa cồn vì cồn sẽ gây khô và kích ứng da.
Chỉ nên sử dụng tone nếu da của bạn là da dầu, toner không chứa cồn và có chứa các thành phần làm dịu da như:
- Cúc La Mã (chamomile)
- Trà xanh (green tea)
- Cúc thơm (feverfew)
- Chiết xuất cam thảo (licorice extract)
Bị bệnh trứng cá đỏ có thể sử dụng retinol không?
Không nên sử dụng retinol ngay khi bắt đầu chu trình chăm sóc da. Sau 4 - 8 tuần sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm dịu da, bạn có thể cân nhắc sử dụng retinol nồng độ thấp.
Khi bị bệnh trứng cá đỏ, chỉ sử dụng retinol nếu bạn không có các triệu chứng sau đây:
- Châm chích
- Đóng vảy
- Khô da
- Da nóng rát, đau
Nên chọn loại kem dưỡng ẩm nào?
Giống như các sản phẩm khác trong chu trình chăm sóc da, bạn cần lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của mình. Da khô sẽ phải dùng loại kem dưỡng ẩm khác với da dầu.
Dưới đây là một số lưu ý về chọn kem dưỡng ẩm khi đối với người bị bệnh trứng cá đỏ:
- Tránh các loại kem dưỡng có chứa alpha hydroxy acid
- Có thể dùng kem dưỡng chứa salicylic acid (BHA) nếu không bị châm chích da
- Sử dụng kem hoặc lotion dưỡng ẩm có thành phần làm dịu da
Các bước chăm sóc da cho người bị bệnh trứng cá đỏ
Dưới đây là các bước trong chu trình chăm sóc da cho người bị bệnh trứng cá đỏ. Bạn có thể áp dụng các bước này cho cả chu trình chăm sóc da buổi sáng và buổi tối:
- Sữa rửa mặt dịu nhẹ
- Sản phẩm dành cho mắt để điều trị vấn đề về mắt. Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ ở mí mắt thì hãy chọn loại kem dưỡng mắt giúp làm dịu da. Tránh các loại kem dưỡng mắt chứa retinol và AHA
- Serum hoặc kem dưỡng da dành cho bệnh trứng cá đỏ
- Kem dưỡng ẩm làm dịu da
Vào buổi sáng, bạn cần thoa thêm kem chống nắng để bảo vệ da nhưng không sử dụng kem chống nắng hóa học. Vào buổi tối có thể dùng thêm kem dưỡng chống lão hóa nếu cần thiết.
Có thể sử dụng serum và kem dưỡng da cùng với thuốc bôi kê đơn điều trị bệnh trứng cá đỏ không?
Serum và kem dưỡng ẩm là những sản phẩm chăm sóc da, không có tác dụng điều trị bệnh trứng cá đỏ nhưng có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh trứng cá đỏ.
Bạn nên bôi thuốc kê đơn trước, sau đó mới bôi kem dưỡng.
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da khi bị bệnh trứng cá đỏ
Nếu bị bệnh trứng cá đỏ, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da. Sản phẩm chăm sóc da cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần có tác dụng giảm viêm da và mẩn đỏ
- Không chứa thành phần gây kích ứng da
- Không có mùi thơm
- Kem chống nắng không chứa các chất hóa học gây kích ứng da như avobenzone
- Không chứa thành phần gây dị ứng
Việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da còn phải dựa trên loại da ví dụ như da dầu hay da khô và và vấn đề về da cần giải quyết, ví dụ như đốm thâm, da không đều màu, da lão hóa…
Các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ có thể gây khó khăn cho việc xác định loại da. Nếu bạn không rõ làn da của mình thuộc loại nào thì có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.
Tại sao người mắc bệnh trứng cá đỏ cần sử dụng sản phẩm chăm sóc da đặc biệt?
Có một số lý do mà những người mắc bệnh trứng cá đỏ cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt:
- Những sản phẩm chăm sóc da thông thường có thể gây kích ứng làn da bị bệnh trứng cá đỏ
- Da bị bệnh trứng cá đỏ cần được bảo vệ nhiều hơn khỏi ánh nắng mặt trời
- Da bị bệnh trứng cá đỏ cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da làm dịu và chống viêm
Có nhiều sản phẩm chăm sóc da thân thiện với làn da bị bệnh trứng cá đỏ. Điều quan trọng là tìm được những sản phẩm phù hợp và xây dựng các bước chăm sóc da mà bạn có thể thực hiện hàng ngày để cải thiện tình trạng da và kiểm soát bệnh trứng cá đỏ.
Mặc dù quy trình chăm sóc da của mỗi người là khác nhau nhưng quy trình chăm sóc da cho người bị bệnh trứng cá đỏ gồm có các bước cơ bản sau:
- Rửa mặt: chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp với loại da, thoa đều sữa rửa mặt lên da và nhẹ nhàng mát xa theo chuyển động tròn bằng đầu ngón tay. Rửa lại thật kỹ với nước ấm, sau đó sử dụng khăn bông sạch nhẹ nhàng thấm khô da.
- Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu da
- Thoa kem dưỡng mắt có tác dụng giảm đỏ và ngứa da quanh mắt (nếu bị bệnh trứng cá đỏ ở khu vực này)
- Thoa thuốc điều trị bệnh trứng cá đỏ nếu có.
Vào buổi sáng, bạn nên sử dụng thêm kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia cực tím trong ánh nắng. Lựa chọn kem chống nắng vật lý hoặc khoáng chất. Có thể dùng kem chống nắng có màu để che đi các mảng da đỏ. Vào buổi tối, bắt đầu quy trình chăm sóc da bằng bước rửa mặt và tẩy trang để loại bỏ kem chống nắng và mỹ phẩm trang điểm. Không dùng khăn ướt tẩy trang và các sản phẩm tẩy trang chứa hóa chất mạnh. Nên chọn các sản phẩm tẩy trang nhẹ nhàng và thoa theo chuyển động tròn để loại bỏ sạch kem chống nắng và mỹ phẩm trang điểm khỏi da, sau đó rửa mặt bằng sữa rửa mặt và chuyển sang các bước tiếp theo trong quy trình chăm sóc da.
10 lời khuyên về chăm sóc da dành cho người bị bệnh trứng cá đỏ
1. Ma sát sẽ làm bệnh trứng cá đỏ trở nên nặng hơn.
2. Dùng tẩy trang nhẹ nhàng để loại bỏ lớp kem chống nắng và mỹ phẩm
3. Xác định và tránh các tác nhân kích hoạt triệu chứng bệnh trứng cá đỏ
4. Da có thể sẽ bị đau rát sau khi rửa mặt, đây là một vấn đề thường gặp ở người bị bệnh trứng cá đỏ, ngay cả khi chỉ rửa mặt bằng nước
5. Nhiều loại kem dưỡng có thể gây kích ứng da bị bệnh trứng cá đỏ
6. Kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng làn da bị bệnh trứng cá đỏ
7. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến cho tình trạng bệnh trứng cá đỏ trở nên trầm trọng hơn
8. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt không có mùi thơm để giặt ga trải giường và vỏ gối
9. Tránh dùng tinh dầu vì mùi thơm có thể gây kích ứng da bị bệnh trứng cá đỏ
10. Cân nhắc bổ sung men vi sinh vì các nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật trên da có ảnh hưởng đến bệnh trứng cá đỏ
Ngoài ra còn nhiều điều khác mà người bị bệnh trứng cá đỏ cần lưu ý khi chăm sóc da. Hãy tự theo dõi làn da để biết những gì nên làm và nên tránh để kiểm soát tình trạng bệnh.
Các cách để giảm viêm và kiểm soát bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mạn tính và có liên quan mật thiết đến tình trạng viêm trong cơ thể. Trên thực tế, những người mắc bệnh trứng cá đỏ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và các bệnh lý viêm khác cao hơn. Đó là lý do tại sao ngoài chú ý đến thói quen chăm sóc da, người bị bệnh trứng cá đỏ còn phải cố gắng kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể.
Dưới đây là các cách giúp giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
- Thiền, tập yoga hoặc thực hiện các biện pháp thư giãn khác hàng ngày.
- Thêm các loại thực phẩm chống viêm như cá hồi, dầu argan và dầu hạt lanh vào chế độ ăn uống.
- Tránh các tác nhân làm tăng viêm và kích hoạt triệu chứng bệnh trứng cá đỏ như nhiệt độ cao, rượu bia, thức ăn cay và đồ uống nóng.
- Sử dụng kem dưỡng thể để giảm tình trạng viêm da toàn thân.
- Không cọ sát trên mặt
- Tránh sử dụng nước hoa và các sản phẩm có mùi thơm khác.
- Ăn nhiều trái cây và rau củ.
- Bổ sung men vi sinh.
- Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống
Không bao giờ là quá muộn cho việc phòng chống lão hóa, kể cả các biện pháp ngăn ngừa hay điều trị các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da.
Bệnh trứng cá đỏ là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu rõ, ảnh hưởng đến hàng triều người trên thế giới.
Trứng cá đỏ là một loại bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu là những người da trắng ở độ tuổi từ 30 – 50.
Có các biểu hiện đặc trưng là hiện tượng cơn đỏ bừng mặt mà đôi khi đi kèm với những tổn thương giống mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ là một vấn đề về da phổ biến nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Bệnh chàm, hoặc viêm da dị ứng, là tình trạng da ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mặc dù việc kiểm soát căn bệnh là điều khó khăn với mọi lứa tuổi, nhưng với trẻ em thì lại gây ra những vấn đề riêng biệt.
- 1 trả lời
- 1066 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.
- 0 trả lời
- 3095 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1116 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 1001 lượt xem
Hôm nay em mạnh dạn chụp cam thường xin bác sĩ tư vấn về da. E chăm hoài mà ko láng mịn nên chán qúa. Da e là da hỗn hợp. Mùa đông khô nứt, mùa hè thì đổ dầu. Những sản phẩm e dùng: -Srm Fresh soy -Toner Badskin/ Labo labo -Serum Kiehl’s Dark spot -Serum mắt Lancome -Dưỡng ẩm Fresh lotus youth. Giờ đổi sang Olehenrikhen -Kem trị mụn và chống nắng của Paula's Choice Da e nhạy cảm nên dùng thử BHA bị ngứa rát Bác sĩ cho e lời khuyên nên dùng gì để cải thiện da với ạ? Cảm ơn bác sĩ