Bệnh trứng cá đỏ là gì và cách điều trị
Nội dung chính của bài viết
- Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu bệnh trứng cá đỏ và phát triển các phương pháp điều trị mới.
- Trước tiên bạn cần xác định rõ loại da của mình để chọn những sản phẩm phù hợp, cải thiện các triệu chứng và tránh làm cho tình trạng nặng hơn.
- Thay đổi chế độ ăn phù hợp cũng góp phần giúp bạn đối phó với căn bệnh khó chịu này.
Vì nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ rất phức tạp và các triệu chứng rất đa dạng nên căn bệnh này hiện vẫn gây nhiều khó khăn cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
Các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ có các triệu chứng sau đây:
- Tình trạng đỏ mặt kéo dài
- Cơn đỏ bừng mặt ở vùng mặt và cổ
- Các vùng tổn thương giống như mụn trứng cá
- Cảm giác nóng rát, đau, châm chích và kích ứng
- Các tĩnh mạch mỏng, màu tím đỏ xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở xung quanh mũi và má
- Mí mắt sưng đỏ
Triệu chứng ban đầu của bệnh trứng cá đỏ thường chỉ là hiện tượng đỏ bừng mặt, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể khiến các mạch máu giãn ra, da dày lên và mũi to ra.
Các loại bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ được phân thành bốn loại và bệnh nhân có thể bị nhiều hơn một loại cùng một lúc.
- Loại 1: Trứng cá đỏ giãn mạch (Erythematotelangiectatic). Triệu chứng là hiện tượng nổi ban đỏ ở vùng giữa mặt, kèm theo đó là chứng giãn mao mạch và đỏ bừng mặt. Nhiều bệnh nhân mắc phải loại này thường không nhận ra họ bị bệnh trứng cá đỏ và do đó không sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, khiến cho bệnh tiến triển nặng thêm.
- Loại 2 là trứng cá đỏ dạng mụn mủ với triệu chứng là các nốt mụn đỏ, mụn mủ và ban đỏ ở vùng giữa mặt. Loại này có thể bị chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá.
- Loại 3 là trứng cá đỏ dạng mũi to, dấu hiệu đặc trưng là da vùng mũi trở nên dày và không đều với nhiều cục nhỏ trên bề mặt da, loại nàythường phổ biến hơn ở nam giới và hầu hết các bệnh nhân đều đã bị bệnh trứng cá đỏ từ nhiều năm.
- Loại 4 là bệnh trứng cá đỏ thể mắt. Hầu hết bệnh nhân mắc phải loại này đều phản ánh về cảm giác nóng rát, ngứa, ngứa và chảy nước mắt .Đa số đều mắc bệnh được một thời gian dài nhưng không được chẩn đoán và điều trị do họ nghĩ rằng mình chỉ bị dị ứng.
Các yếu tố kích thích bệnh trứng cá đỏ
Hiện tượng đỏ mặt đi kèm với bệnh trứng cá đỏ có nguyên nhân là do sự giãn nở của các mạch máu. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác của bệnh trứng cá đỏ, ví dụ như các nốt mụn đỏ và mụn viêm giống mụn trứng cá, hiện vẫn chưa được tìm ra. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau, vẫn chưa có giả thuyết nào chỉ ra được nguyên nhân gốc rễ của bệnh trứng cá đỏ. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân có thể là do một loại gen di truyền mạnh. Mặc dù bệnh trứng cá đỏ có thể xảy ra ở mọi chủng tộc nhưng những người có nguồn gốc Bắc Âu thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.
Một số yếu tố từ môi trường và lối sống có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Bằng cách chú ý đến những thời điểm mà tình trạng bệnh trở nên xấu đi, bạn có thể xác định được yếu tố nào ảnh hưởng đến làn da. Các yếu tố kích thích bệnh trứng cá gồm có:
- Ánh nắng
- Tập luyện
- Thức ăn cay, đồ uống nóng, caffeine và rượu
- Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sự thay đổi thời tiết
- Ma sát (tránh thực hiện phương pháp siêu mài da, lột da hóa học, tẩy tế bào chết dạng hạt và bàn chải rửa mặt)
- Các sản phẩm chăm sóc da (một số loại kem chống nắng, các sản phẩm chứa axit hydroxy và cồn)
- Phấn mắt có nhũ và các loại mỹ phẩm khác có chứa thành phần thô có thể gây kích ứng da
- Nước giặt có chứa nước hoa
Việc xác định được yếu tố kích thích là rất quan trọng và các yếu tố này của mỗi bệnh nhân đều không giống nhau. Mặc dù cà phê, rượu và thức ăn cay là yếu tố kích thích phổ biến nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Bạn không nhất thiết phải tránh xa mọi yếu tố kích thích mà chỉ cần xác định và tránh những yếu tố ảnh hưởng đến mình.
Việc tiếp xúc với nắng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trứng cá đỏ. Mặt khác, nhiều loại kem chống nắng hóa học cũng có thể gây kích ứng cho những người có da nhạy cảm dễ bị bệnh trứng cá đỏ, do đó bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý.
Chế độ ănchứa nhiều axit béo omega-3 (như cá hồi và dầu hạt lanh) có thể giúp làm dịu tình trạng viêm của bệnh trứng cá đỏ. Ngoài ra, các hoạt động giảm stress như ngồi thiền và ngủ đủ giấc cũng có thể giúp giảm viêm.
Cách điều trị bệnh trứng cá đỏ
Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán và điều trị bệnh trứng cá đỏ từ sớm để tránh làm cho tình trạng tiến triển nặng thêm.
Bước đầu tiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ là xác định loại da của bạn. Tất cả các loại da khi mắc bệnh trứng cá đỏ đều có một điểm chung, đó là viêm. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm và sản phẩm chăm sóc da chống viêm có thể giúp cải thiện tình hình. Trứng cá đỏ là một loại bệnh có thể nặng thêm theo thời gian nhưng việc điều trị sớm bằng một chế độ phù hợp sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Mặc dù có nhiều thành phần có thể làm cho bệnh trứng cá đỏ nặng thêm, nhưng bên cạnh đó cũng có một số thành phần có thể giúp giảm viêm như hoa cúc La Mã, dầu argan, cúc thơm, chiết xuất cam thảo, axit azelaic, chiết xuất nấm, caffeine hoặc trà xanh. Ví dụ, caffeine có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm bằng cách thắt chặt các mạch máu, làm cho chúng co lại, nhờ đó làm giảm triệu chứng đỏ mặt.
Việc tránh các thành phần gây bệnh trứng cá đỏ cũng quan trọng không kém việc lựa chọn các thành phần phù hợp. Hầu hết bệnh nhân trứng cá đỏ đều gặp phải vấn đề da mặt trở nên đỏ và châm chích sau khi rửa hoặc bôi bất kì sản phẩm nào. Trong những trường hợp này thì lực ma sát khi rửa mặt hoặc bôi kem dưỡng có thể là nguyên nhân kích thích da mặt. Vì lí do này nên những người bị bệnh trứng cá đỏ không nên tiến hành phương pháp siêu mài da, dùng cọ rửa mặt, tẩy tế bào chết hoặc các sản phẩm tạo sự ma sát trên da.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng các sản phẩm steroid dạng bôi hay các loại kem “trị đỏ da” có chứa hydrocortisone để tạm thời thu nhỏ các mạch máu bởi các mạch mau này cuối cùng sẽ trở lại như cũ và thậm chí có thể trở nên to hơn, khiến cho tình trạng đỏ da không bao giờ được chữa khỏi.
Cuối cùng, hãy đi khám da liễu. Mọi bệnh nhân trứng cá đỏ đều nên được điều trị bởi bác sĩ da liễu để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và loại bệnh trứng cá đỏ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi và dạng uống cùng với thuốc kháng viêm phù hợp để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Chế độ ăn khi bị bệnh trứng cá đỏ
Các loại thực phẩm và đồ uống cần tránh
Một trong những bước bạn cần thực hiện để kiểm soát các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ là loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn hàng ngày của bạn, ví dụ như:
- Rượu
- Caffeine
- Các loại đồ uống nóng như cà phê, trà,…
- Thức ăn cay
- Trái cây họ cam quýt
- Đậu nành
- Giấm
Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng nhóm củ quả họ cà bao gồm cà tím, cà chua và khoai tây có thể kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể, do đó, gây viêm và góp phần làm đỏ mặt. Nếu bạn không biết liệu những loại củ quả này có ảnh hưởng tình trạng bệnh của mình hay không thì hãy thử loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn trong vài tuần và theo dõi xem các triệu chứng có cải thiện hay không.
Thực phẩm nên ăn
Có một số loại thực phẩm có thể giúp làm dịu da bằng cách giảm viêm và tạo cảm giác mát cho da, ví dụ như:
- Các loại cá, đặc biệt là cá hồi
- Dầu hạt lanh và các loại dầu có axit linoleic
- Bắp cải
- Dưa chuột
- Nước ép lô hội
- Các loại hạt: hạt điều, hạt dẻ,…
- Củ nghệ
Có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để những thay đổi trong chế độ ăn bắt tạo sự thay đổi trên da. VÌ thế, đừng vội từ bỏ, hãy làm theo những thay đổi này để có được sự cải thiện lâu dài trong tình trạng da của bạn.
Bệnh trứng cá đỏ là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu rõ, ảnh hưởng đến hàng triều người trên thế giới.
Bên cạnh việc chú ý đến các sản phẩm sử dụng trên da, kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể cũng quan trọng không kém để tránh làm bùng phát các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Khi thời tiết ấm lên sau những tháng mùa đông, mọi người thường có xu hướng dành nhiều thời gian ngoài trời hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc bệnh trứng cá đỏ, sự thay đổi thời tiết này chính là yếu tố kích thích các triệu chứng của bệnh.
Có rất nhiều mẹo và phương pháp khác nhau để làm giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng tinh dầu hắc mai biển và một số loại tinh dầu khác để tiêu diệt một loại mạt có kích thước siêu nhỏ có liên quan đến bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, trước khi bạn thử điều này, bạn cần biết những điều dưới đây.
- 1 trả lời
- 1066 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.
- 0 trả lời
- 3095 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1116 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2246 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1910 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!