4 giai đoạn bệnh trứng cá đỏ và cách điều trị
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Nếu bạn bị hiện tượng đỏ mặt, hãy đi khám da liễu để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị phù hợp với loại da của bạn.
- Trứng cá đỏ là loại bệnh phát triển theo từng giai đoạn, tốt nhất bạn nên bắt đầu quá trình điều trị từ sớm với các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
- Điều này cũng giúp bạn tránh được các sản phẩm có thể làm tình trạng nghiêm trọng thêm.
Đến nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh này và cho ra nhiều thông tin chưa từng được biết đến, gồm có các giai đoạn trứng cá đỏ khác nhau, yêu tố kích thích phổ biến và các phương pháp điều trị.
Các giai đoạn bệnh trứng cá đỏ
Dựa trên những phát hiện gần đây, bệnh trứng cá đỏ có thể còn phức tạp hơn những gì mà chúng ta vẫn nghĩ trước đây. Bệnh trứng cá đỏ có bốn giai đoạn khác nhau và các loại thuốc mới hiện đang được nghiên cứu, mở ra hướng mới để điều trị cho từng giai đoạn.
Một phát hiện gần đây đã đưa ra một thông tin quan trọng, đó là số loại vi sinh vật có trên da vượt xa rất nhiều so với số lượng từng được biết đến trước đây. Và các nhà nghiên cứu tin rằng những loại vi sinh vật mới được phát hiện này có thể có liên quan đến các giai đoạn của bệnh trứng cá đỏ.
4 giai đoạn của bệnh trứng cá đỏ:
- Giãn vỡ mạch máu: Các mạch máu bị vỡ có thể là do sự giãn nở và co lại sau nhiều năm. Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị bằng laser và ánh sáng là những lựa chọn hiệu quả nhất.
- Đỏ mặt. Hiện tượng này là do các mạch máu bị giãn nở, gây ra những vùng đỏ trên mặt. Các loại thuốc mới đang được nghiên cứu để ngăn chặn sự giãn nở của mạch máu và hiện tượng đỏ mặt đi kèm.
- Mụn mủ giống trứng cá: Giai đoạn này có triệu chứng là đỏ da, đi kèm các mụn ở vùng giữa mặt thường bị nhầm với mụn trứng cá. Nhữngnốt mụn này có thể là do các vi sinh vật trên da như Demodex một loại thuộc họ ve, mạt, hoặc do các sinh vật chưa được xác định gây ra.
- Mũi phì đại, hay còn gọi là mũi sư tử: biểu hiện là mũi phình to, da dày có màu đỏ.
Các yếu tố kích thích bệnh trứng cá đỏ
Ở những người bị bệnh trứng cá đỏ, các triệu chứng của bệnh thường bộc phát do một số yếu tố môi trường. Bằng cách chú ý đến những yếu tố kích thích này, bạn có thể hạn chế hoặc ngăn chặn hẳn các triệu chứng của bệnh. Mặc dù không phải ai bị bệnh trứng cá đỏ cũng có phản ứng giống nhau với các yếu tố kích thích nhưng có một số yếu tố môi trường phổ biến thường khiến cho các triệu chứng bộc lộ ra ngoài như:
- Tiếp xúc với ánh nắng
- Thức ăn cay, đồ uống nóng, caffeine và rượu
- Nhiệt độ quá nóng và quá lạnh
- Sự thay đổi thời tiết theo mùa
- Một số loại vải, ví dụ như len
- Một số thành phần chăm sóc da
- Các loại nước hoa và hương liệu
Điều trị bệnh trứng cá đỏ
Trong những năm gần đây đã có nhiều phát hiện mới trong việc nghiên cứu bệnh trứng cá đỏ, và việc xác định được bốn giai đoạn bệnh trứng cá đỏ khác nhau cũng chính là một bước tiến quan trọng. Cũng nhờ các nghiên cứu luôn không ngừng được thực hiện, hiện nay chúng ta đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Các phương pháp này gồm có:
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được điều chế đặc biệt với các thành phần kháng viêm như trà xanh, dầu argan, resveratrol và hoa cúc giúp làm dịu da.
- Các loại thuốc kê đơn giúp ngăn ngừa hiện tượng đỏ mặt và mụn đi kèm với bệnh trứng cá đỏ.
- Phương pháp điều trị bằng ánh sáng Laser và xung ánh sáng (Intense Pulsed Light - IPL) giúp làm giảm đỏ và các mạch máu được nhìn thấy dưới da.
- Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn giàu axit béo omega-3 và axit linoleic – những chất có khả năng kháng viêm mạnh.
Trứng cá đỏ là một loại bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu là những người da trắng ở độ tuổi từ 30 – 50.
Bên cạnh việc chú ý đến các sản phẩm sử dụng trên da, kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể cũng quan trọng không kém để tránh làm bùng phát các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Khi thời tiết ấm lên sau những tháng mùa đông, mọi người thường có xu hướng dành nhiều thời gian ngoài trời hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc bệnh trứng cá đỏ, sự thay đổi thời tiết này chính là yếu tố kích thích các triệu chứng của bệnh.
Có rất nhiều mẹo và phương pháp khác nhau để làm giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng tinh dầu hắc mai biển và một số loại tinh dầu khác để tiêu diệt một loại mạt có kích thước siêu nhỏ có liên quan đến bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, trước khi bạn thử điều này, bạn cần biết những điều dưới đây.
- 1 trả lời
- 1068 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.
- 0 trả lời
- 3102 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1119 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2252 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1912 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!