Cách Điều Trị Bệnh Trứng Cá Đỏ (Rosacea) Từ Bên Trong
Bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là một bệnh lý viêm da mạn tính có triệu chứng là da mẩn đỏ và nổi sẩn nhỏ chứa mủ, thường là ở má và mũi. Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng, trong đó có các biện pháp điều trị tự nhiên, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sống. Những biện pháp này giúp kiểm soát chứng viêm toàn thân và nhờ đó ngăn ngừa, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.
Bên cạnh đó, uống bổ sung một số loại vitamin cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
Sức khỏe tổng thể ảnh hưởng đến bệnh trứng cá đỏ như thế nào?
Để kiểm soát tốt bệnh trứng cá đỏ, bạn cần chăm sóc cẩn thận cho làn da và chú ý đến sức khỏe tổng thể, mục tiêu là giảm viêm, cả viêm trong da và viêm toàn thân.
Nói chung, bạn cần cải thiện sức khỏe tổng thể, kiểm soát lượng đường trong máu và giữ cân bằng hệ vi sinh vật để kiểm soát bệnh trứng cá đỏ.
Bệnh trứng cá đỏ thường cải thiện khi:
- sức khỏe tổng thể tốt
- ăn uống đủ chất
- ít căng thẳng
- nội tiết tố cân bằng và ổn định
- lượng đường trong máu ở mức bình thường
- có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh
Điều này có nghĩa là có mối liên hệ giữa sức khỏe tổng thể và bệnh trứng cá đỏ.
Điều này có thể là do sức khỏe tổng thể không tốt làm tăng phản ứng viêm, bao gồm cả viêm trong da.
Vì lý do này, mục đích của việc điều trị bệnh trứng cá đỏ từ bên trong là giảm viêm.
Đường huyết, kháng insulin và bệnh trứng cá đỏ
Trong một nghiên cứu vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh trứng cá đỏ và tình trạng kháng insulin. Nghiên cứu này được thực hiện trên 47 người mắc bệnh trứng cá đỏ (12 nam và 35 nữ trong độ tuổi 35 - 68) và 50 người ở nhóm đối chứng (11 nam và 39 nữ trong độ tuổi 38 - 78), tất cả đều tương xưng về độ tuổi, giới tính và chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong số những người tham gia mắc bệnh trứng cá đỏ, 24 người bị thể giãn mạch (erythematotelangiectatic), 22 người bị thể sẩn mụn mủ (papulopustular) và 01 người bị thể phì đại (phymatous).
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng nhóm mắc bệnh trứng cá đỏ có tỷ lệ kháng insulin cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p = 0,009). Ngoài ra, nhóm bị bệnh trứng cá đỏ có đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p<0,05). Nồng độ LDL cholesterol, triglyceride, cholesterol toàn phần và CRP (protein phản ứng C) ở nhóm bị bệnh trứng cá đỏ cũng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p<0,05). Từ những phát hiện này, nghiên cứu cho thấy mối liên hệ rõ rệt giữa bệnh trứng cá đỏ và tình trạng kháng insulin cũng như sự gia tăng một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Hút thuốc và bệnh trứng cá đỏ
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của hút thuốc đến bệnh trứng cá đỏ nhưng các kết quả chưa đồng nhất. Nicotine trong thuốc lá có thể gây co mạch máu và điều này giải thích cho kết quả của một nghiên cứu vào tháng 5 năm 2020 cho thấy rằng người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ thấp hơn người không hút.
Nghiên cứu này thu thập thông tin từ Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia Đài Loan nhằm mục đích đánh giá mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ. Trong số 59.973 người tham gia có 379 người mắc bệnh trứng cá đỏ trong thời gian theo dõi trung bình là 10,8 năm. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ thấp hơn so với những người chưa từng hút thuốc, với tỷ số nguy cơ được điều chỉnh (adjusted hazard ratio - aHR) là 0,60 và khoảng tin cậy (confidence interval - CI) 95% là 0,39 - 0,92.
Dữ liệu còn cho thấy rằng ở những người đang hút thuốc, tần suất hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ càng thấp (Ptrend = 0,0101). Cụ thể, những người hút trên 15 điếu thuốc mỗi ngày có aHR mắc bệnh trứng cá đỏ là 0,51 (CI 95% là 0,26 – 0,99). Ngoài ra, ở những người mới mắc bệnh trứng cá đỏ, aHR (CI 95%) của những người hút thuốc từ 10 năm trở xuống và những người có chỉ số bao – năm (pack-year) từ 10 trở xuống lần lượt là 0,44 (0,22 – 0,88) và 0,51 (0,29 – 0,89). Đáng chú ý là việc hút thuốc trước đây (hiện đã ngừng hút) không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ. Nghiên cứu kết luận rằng những người đang hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ thấp hơn đáng kể so với những người không hút thuốc.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên hút thuốc lá để ngăn ngừa và điều trị bệnh trứng cá đỏ. Mặc dù hút thuốc lá có thể liên quan đến sự giảm nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ nhưng lại gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn cho sức khỏe.
Điều trị bệnh trứng cá đỏ từ bên trong một cách tự nhiên
Vitamin và bệnh trứng cá đỏ
Bệnh trứng cá đỏ không phải do thiếu vitamin gây ra. Tuy nhiên, bệnh trứng cá đỏ sẽ thuyên giảm khi tình trạng viêm trong cơ thể được cải thiện.
Điều này có nghĩa là thực hiện chế độ ăn uống và bổ sung các vitamin có tác dụng gỉam viêm có thể giúp kiểm soát bệnh trứng cá đỏ.
Bị bệnh trứng cá đỏ cần tránh những vitamin nào?
Các vitamin gây đỏ bừng mặt có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Loại vitamin có nguy cơ cao nhất là niacin hay còn được gọi là vitamin B3.
Những người bị thừa vitamin D cũng có thể bị bệnh trứng cá đỏ.
Do đó, nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ thì nên tránh hai loại vitamin này.
Những vitamin nào có lợi nhất cho bệnh trứng cá đỏ?
Thực sự không có loại vitamin nào có lợi cho bệnh trứng cá đỏ. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống có tác dụng chống viêm vào chế độ ăn uống.
Uống bổ sung vitamin D có làm tăng nặng bệnh trứng cá đỏ không?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa vitamin D có thể làm cho bệnh trứng cá đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị thiếu hụt vitamin D và đang phải uống bổ sung thì không cần phải ngừng. Miễn là dùng đúng liều thì vitamin D sẽ không gây bệnh trứng cá đỏ.
Các loại thực phẩm có lợi cho bệnh trứng cá đỏ
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Ăn các loại thực phẩm giàu axit béo chống viêm, đặc biệt là axit béo omega-3, có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể và cả viêm da, ví dụ như bệnh trứng cá đỏ.
Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm có:
- Cá hồi: Là một loại cá béo có hàm lượng axit béo omega-3 rất cao, đặc biệt là EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic).
- Dầu hạt lanh(flaxseed oil): chứa nhiều ALA (axit alpha-linolenic), một loại axit béo omega-3 có nguồn gốc từ thực vật.
- Hạt chia: một trong những nguồn cung cấp ALA dồi dào.
- Quả óc chó: giàu ALA và cả các chất béo tốt khác.
- Cá mòi: chứa nhiều axit béo omega-3.
- Cá thu: cũng là một loại cá béo giàu omega-3.
- Dầu algal: một loại dầu chiết xuất từ tảo, là một trong những nguồn cung cấp DHA và EPA có nguồn gốc từ thực vật.
- Hạt gai dầu (hemp seed): chứa cả axit béo omega-3 và omega-6 với tỷ lệ cân bằng.
- Đậu nành edamame (đậu nành non): nguồn cung cấp ALA dồi dào.
- Lòng đỏ trứng (từ gà nuôi thả): lòng đỏ trứng có thể chứa một lượng lớn axit béo omega-3, tùy thuộc vào chế độ ăn của gà.
- Dầu hạt cải (canola oil): chứa hàm lượng lớn ALA.
- Dầu nhuyễn thể (krill oil): một loại thực phẩm chức năng có chứa cả EPA và DHA, có nguồn gốc từ nhuyễn thể - một loài sinh vật biển kích thước rất nhỏ.
- Rau mầm cải Brussels (bắp cải tí hon): khi được nấu chín, loại rau này cung cấp ALA.
- Thịt bò ăn cỏ: thường có tỷ lệ axit béo omega-3 và omega-6 tốt hơn so với thịt bò được nuôi bằng phương pháp thông thường.
- Cá cơm: nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào.
Thực phẩm chứa nhiều polyphenol
Polyphenol là một nhóm chất chống oxy hóa mạnh có trong nhiều loại thực phẩm. Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp làm dịu tình trạng viêm trong cơ thể.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu polyphenol:
- Táo
- Hoa atiso
- Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, mâm xôi đen
- Đậu đen
- Trà đen
- Anh đào
- Sôcôla đen
- Đinh hương (clove)
- Cà phê
- Nam việt quất (cranberries)
- Dầu ô liu nguyên chất
- Hạt lanh (flaxseed)
- Trà xanh
- Hạt phỉ (hazelnut)
- Cải xoăn kale
- Rau kinh giới tây (oregano)
- Hồ đào (pecan)
- Mận
- Lựu
- Bắp cải tím
- Nho đỏ
- Hành tím
- Rượu vang đỏ
- Hương thảo (rosemary)
- Đậu nành
- Rau chân vịt (rau bina, cải bó xôi)
- Hoa hồi
- Nghệ
Các loại đồ uống có lợi cho bệnh trứng cá đỏ
Những đồ uống dưới đây có thành phần chống viêm có thể giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể:
- Trà hoa cúc
- Trà xanh
- Cà phê
Men vi sinh có tác dụng điều trị bệnh trứng cá đỏ không?
Có nhiều chủng lợi khuẩn có khả năng chống viêm nhưng chưa rõ uống bổ sung men vi sinh có tác dụng điều trị bệnh trứng cá đỏ hay không và chủng vi khuẩn nào là tốt nhất.
Tốt hơn hết vẫn nên bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột từ các loại thực phẩm như sữa chua và thực phẩm lên men.
Tránh các tác nhân kích hoạt triệu chứng bệnh trứng cá đỏ
Những loại thực phẩm và đồ uống có thể kích hoạt triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ gồm có:
- Đồ ăn và đồ uống nóng
- Thực phẩm cay
- Đồ uống có cồn
Bệnh trứng cá đỏ là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chưa được hiểu rõ, ảnh hưởng đến hàng triều người trên thế giới.
Trứng cá đỏ là một loại bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu là những người da trắng ở độ tuổi từ 30 – 50.
Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả thanh thiếu niên và người lớn.
Khi thời tiết ấm lên sau những tháng mùa đông, mọi người thường có xu hướng dành nhiều thời gian ngoài trời hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc bệnh trứng cá đỏ, sự thay đổi thời tiết này chính là yếu tố kích thích các triệu chứng của bệnh.
Có rất nhiều mẹo và phương pháp khác nhau để làm giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng tinh dầu hắc mai biển và một số loại tinh dầu khác để tiêu diệt một loại mạt có kích thước siêu nhỏ có liên quan đến bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, trước khi bạn thử điều này, bạn cần biết những điều dưới đây.
- 1 trả lời
- 1105 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.
- 0 trả lời
- 3170 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1176 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 2339 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 2000 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!