Cấy tóc vào vết sẹo trên da đầu có được không, hiệu quả mức nào?
Sẹo khiến cho da đầu có những mảng không có tóc và làm cho mái tóc bị mỏng đi. Nếu có tóc dài và dày thì những mảng da đầu này có thể được che đi nhưng nếu để tóc ngắn hoặc tóc thưa mỏng thì sẹo và những mảng da đầu mất tóc sẽ bị lộ rõ. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách cấy tóc vào vết sẹo.
Vậy làm thế nào để cấy tóc trên sẹo? Cấy tóc trên sẹo có gì giống và khác với khác với cấy tóc vào những vùng da đầu khác? Những loại sẹo nào có thể cấy tóc? Kết quả sau cấy tóc có được bền lâu không?
Cấy tóc trên sẹo là gì?
Cấy tóc vào sẹo là một cách khắc phục tình trạng tóc không mọc được ở vết sẹo trên đầu bằng phương pháp cấy tóc vĩnh viễn. Cấy tóc trên sẹo có thể được thực hiện trên nhiều loại sẹo như:
- Sẹo da đầu bẩm sinh
- Sẹo do các bệnh lý viêm da, khiến da đầu bị rụng tóc từng mảng chẳng hạn như rụng tóc xơ hóa vùng trán và lichen phẳng
- Sẹo do chấn thương, tai nạn
Tai nạn có thể gây hình thành sẹo theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như da bị tổn thương do nhiệt, axit hoặc bị mất da. Cả những vết khâu trên đầu cũng có thể để lại sẹo và khiến tóc không thể mọc được.
Cấy tóc trên sẹo là một giải pháp rất hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, do mô da đã bị phá hủy và mô sẹo không được cung cấp nhiều máu nên sau khi cấy tóc vào sẹo, tóc thường không mọc nhiều giống như khi cấy tóc trên vùng da bình thường.
Nếu vết sẹo quá lớn thì có thể phải phẫu thuật để giảm kích thước vết sẹo trước khi cấy tóc. Trong những trường hợp có vết sẹo quá cứng hoặc bên dưới da là sọ nhân tạo, tóc sau khi cấy sẽ không thể mọc được.
Những điểm hạn chế của việc cấy tóc vào sẹo sẽ được nói chi tiết trong các phần sau của bài viết này.
Các kỹ thuật cấy tóc vào sẹo
Cấy tóc trên sẹo được thực hiện bằng cách lấy nang tóc từ vùng chẩm (vùng sau đầu) và cấy vào vị trí bị sẹo. Có 2 loại kỹ thuật cấy tóc là chiết cụm nang tóc (FUE) và cắt dải nang tóc (FUT). Hai kỹ thuật này khác nhau về cách mà nang tóc được lấy từ da đầu.
Cấy tóc trên sẹo bằng kỹ thuật FUE
Cấy tóc FUE (follicular unit extraction) là phương pháp lấy nang tóc trực tiếp từ da đầu bằng mũi khoan điện nhỏ. Từng cụm nang tóc được lấy ra khỏi da đầu ở vùng chẩm và sau đó được cấy vào vùng có sẹo.
Cấy tóc FUE có ưu điểm là hầu như không để lại sẹo vì quá trình cấy tóc chỉ tạo ra các vết thương rất nhỏ trên da đầu, chưa đến một milimet. Khi vết thương lành sẽ không hình thành sẹo. Phương pháp cấy tóc này cũng mất ít thời gian phục hồi hơn vì vết thương nhỏ hơn so với cấy tóc FUT.
Tuy nhiên, cấy tóc trên sẹo bằng phương pháp FUE cũng có những nhược điểm. Vì mũi khoan chỉ chiết các nang tóc mà không kèm theo da nên nếu quá trình cấy tóc được thực hiện không đúng kỹ thuật thì các tế bào rất dễ bị hỏng và tỷ lệ nang tóc tồn tại sau khi cấy đến vị trí mới sẽ thấp hơn. Hơn nữa, vết sẹo lại là vị trí khó mọc tóc nên nếu nang tóc không còn nguyên vẹn khi cấy thì kết quả có được sẽ không được như mong muốn.
Tại Absolute Hair Clinic, các bác sĩ giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng để chiết và cấy nang tóc nên nang tóc hầu như không bị hư hại và tỷ lệ nang tóc tồn tại sau khi cấy sẽ cao hơn, nhờ đó mà khu vực cấy tóc sẽ mọc tóc tốt hơn.
Cấy tóc trên sẹo bằng kỹ thuật FUT
Cấy tóc FUT là phương pháp cắt một dải da đầu rồi tách từng cụm nang tóc dưới kính hiển vi có độ phóng đại cao. Sau đó, các nang tóc còn dính một phần mô da đầu được cấy đến vị trí có vết sẹo. Điều này giúp tóc mọc dễ dàng hơn ở vị trí mới so với kỹ thuật FUE.
Một ưu điểm nữa là phương pháp cấy tóc FUT không làm mỏng vùng tóc ở sau gáy. Do cấy tóc FUE lấy đi các nang tóc nên sẽ làm giảm mật độ tóc. Trong khi đó, phương pháp cấy tóc FUT cắt dải da đầu và sau đó hai mép đường cắt được khâu lại với nhau nên sẽ không làm thay đổi mật độ tóc.
Tuy nhiên, một nhược điểm lớn của phương pháp cấy tóc FUT là để lại vết sẹo dài tại vùng chẩm. Do đó mà phương pháp này không phù hợp với những người có tóc thưa trên diện rộng vì vết sẹo có thể bị lộ ngay cả khi tóc đã mọc dài. Sau khi cấy tóc bằng phương pháp FUT, khách hàng cần để tóc dài để che đi vết sẹo tại khu vực cắt dải da.
Nếu muốn cấy tóc vào vết sẹo thì nên chọn phương pháp cấy tóc nào? FUE hay FUT? Có nên cấy tóc vào vết sẹo hay không? Điều này còn phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ vì có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc, chẳng hạn như kiểu tóc muốn để và mức độ sẹo.
Ưu điểm và hạn chế của cấy tóc vào sẹo
Ưu điểm
Phương pháp cấy tóc vào sẹo mang lại những lợi ích như:
- Giúp khắc phục tình trạng mất tóc ở vết sẹo trên da đầu, giúp khôi phục sự tự tin.
- Do tóc được cấy vào vết sẹo là tóc vĩnh viễn nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hormone gây rụng tóc DHT và tốc độ thoái hóa theo thời gian cũng chậm hơn so với tóc ở các khu vực khác.
- Có thể mọc tóc ngay cả khi vết sẹo không còn tế bào nang tóc nào. Đây là điều mà các phương pháp điều trị khác như huyết tương giàu tiểu cầu PPR hay thuốc trị rụng tóc không thể làm được.
Điểm hạn chế của cấy tóc vào sẹo
Việc cấy tóc vào vết sẹo trên da đầu có rất nhiều điểm hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là không phải vết sẹo nào cũng có thể cấy tóc. Cụ thể:
- Các vết sẹo do rụng tóc xơ hóa vùng trán và lichen phẳng có thể cấy tóc nhưng phải chờ khỏi bệnh trước để sau này không cần cấy tóc lại. Có thể phải sau ít nhất 2 năm mới khỏi bệnh.
- Sẹo do phẫu thuật hoặc tai nạn: Thường phải đợi từ 4 - 6 tháng sau khi vết thương lành để sẹo ổn định vì vết sẹo có thể to ra hoặc có những thay đổi khác trong giai đoạn đầu sau khi lành vết thương.
- Một số vết sẹo không thể mọc tóc hoặc mọc tóc rất kém. Lý do là vì các mạch máu đã bị hỏng trong chấn thương hoặc vết sẹo quá dày, khiến máu không thể lưu thông đến mô sẹo giống như mô da khỏe mạnh. Khi lưu lượng máu quá ít, nang tóc sẽ không thể hoạt động bình thường. Đối với những trường hợp mà tóc không thể mọc sau khi cấy vào vết sẹo thì không nên cấy tóc để tránh mất thời gian và tiền bạc.
- Đối với những trường hợp đã ghép sọ hoặc có vật liệu kim loại bên dưới vết sẹo, bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể xem có thể cấy tóc hay không.
Nếu việc cấy tóc vào vết sẹo là khả thi thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp cấy tóc phù hợp. Còn nếu như biết chắc chắn phương pháp cấy tóc không thể đem lại kết quả mong muốn thì không nên cấy. Khách hàng có thể để tóc dài hoặc đội tóc giả để che đi vết sẹo.
Cấy tóc trên sẹo dành cho những đối tượng nào?
Cấy tóc vào sẹo là giải pháp dành cho những người có các mảng da đầu bị mất tóc do sẹo. Điều này ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin. Cấy tóc giúp khôi phục lại tóc vĩnh viễn ở vết sẹo. Sau khi cấy thành công, tóc sẽ không còn dễ bị rụng nữa.
Tuy nhiên, khả năng thành công còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sẹo, có đủ máu lưu thông đến nuôi nang tóc hay không, độ chắc khỏe của nang tóc và số lượng nang tóc được cấy.
Chuẩn bị trước khi cấy tóc vào sẹo
- Trao đổi kỹ với bác sĩ về việc cấy tóc trên sẹo, bao gồm khả năng thành công, cần cấy bao nhiêu nang tóc, nguy cơ tóc không mọc sau khi cấy…
- Cho bác sĩ biết nếu bị dị ứng với thuốc hoặc phải dùng thuốc thường xuyên vì có thể phải ngừng một số loại thuốc trước khi cấy tóc.
- Ngừng sử dụng Rogaine hoặc Minoxidil (các loại thuốc điều trị tóc) khoảng 1 tuần trước khi cấy tóc.
- Ngừng dùng clopidogrel (Plavix), aspirin, các loại thuốc chứa aspirin, viên uống vitamin E, dầu cá, nhân sâm hoặc các loại thảo dược khác trong 1 tuần trước khi cấy tóc vì những loại thuốc và thực phẩm chức năng này sẽ gây loãng máu.
- Những người bị cao huyết áp và phải dùng thuốc chẹn beta cần nói với bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác trong 1 tuần trước khi cấy tóc. Thuốc chẹn beta có thể tương tác với thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình cấy tóc.
- Nếu bị sốt hoặc bị ốm thì phải thông báo cho bác sĩ trước khi cấy tóc.
- Không hút thuốc lá và không uống các loại đồ uống có cồn trong 24 giờ trước và sau khi cấy tóc.
- Vào buổi tối trước ngày cấy tóc và buổi sáng của ngày cấy tóc, gội đầu bằng Betadine scrub hoặc Hibitane scrub theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu muốn nhuộm tóc thì nên làm trước khi cấy tóc 1 - 2 ngày vì sẽ không được nhuộm màu tóc trong 1 tháng sau cấy tóc.
- Vào ngày cấy tóc, khách hàng nên mặc áo sơ mi cài cúc phía trước, không mặc áo chui đầu để tránh đụng chạm vào vết thương sau cấy tóc.
- Nên chuẩn bị nón rộng hoặc khăn trùm đầu để bảo vệ vết thương trên da đầu khỏi ánh nắng.
- Vào ngày cấy tóc, khách hàng có thể ăn sáng như bình thường nhưng không nên uống trà, cà phê. Uống 2 viên thuốc sát khuẩn sau bữa ăn và trước giờ hẹn 1 tiếng.
Quy trình cấy tóc trên sẹo
- Bác sĩ thường lấy nang tóc ở vùng chẩm để cấy vào vết sẹo. Tóc ở khu vực lấy nang tóc và quanh vết sẹo sẽ được cạo ngắn để dễ tiến hành cấy tóc.
- Khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê và dùng thuốc an thần để không cảm thấy đau trong quá trình cấy tóc.
- Sau khi thuốc tê và thuốc an thần phát huy tác dụng, nang tóc sẽ được chiết và cấy bằng phương pháp FUT hoặc FUE.
- Bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc tê vào vùng sẹo cần cấy tóc, sau đó cấy từng cụm nang tóc theo vị trí và hướng đã xác định trước. Nang tóc cấy cần đồng nhất với phần tóc xung quanh để có kết quả tự nhiên.
Chăm sóc sau cấy
- Sau khi quá trình cấy tóc hoàn tất, vết thương sẽ được băng lại. Sau 24 giờ, khách hàng sẽ được tháo băng và gội đầu để làm sạch vết thương. Vào ngày đầu tiên sau cấy tóc, khách hàng sẽ được nhân viên gội đầu cho và hướng dẫn cách gội đầu để có thể tự chăm sóc tại nhà.
- Trong tuần đầu tiên sau cấy tóc, khách hàng nên gội đầu ít nhất một lần mỗi ngày bằng dầu gội dịu nhẹ.
- Không chà xát, cạy hay gãi ở khu vực cấy tóc và khu vực lấy nang tóc để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và gây rụng nang tóc mới cấy.
- Có thể gội đầu bình thường sau 1 tháng.
- Cẩn thận không để bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến vết thương trên da đầu. Không nên cúi đầu. Nếu cần nhặt đồ thì hãy ngồi xổm xuống thay vì cúi người để tránh làm cho vết thương sưng tấy và chảy máu.
- Không đến những nơi đông đúc và có không khí ô nhiễm để tránh bị nhiễm trùng.
- Không để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong tuần đầu tiên sau cấy tóc. Nếu phải ra ngoài trời, hãy đội mũ để bảo vệ da đầu khỏi tia cực tím.
- Sau khi cấy tóc nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Dùng băng đô hoặc gối chữ U để vùng chẩm không bị cọ xát và chèn ép.
- Nên kê gối cao khi ngủ để vết thương bớt sưng tấy và đau nhức.
- Không tập thể dục trong ít nhất 1 tuần sau khi cấy tóc.
- Không đi bơi ít nhất 1 tháng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Không xông hơi trong ít nhất 1 tháng sau khi cấy tóc.
- Vùng cấy tóc và vùng lấy nang tóc sẽ bị sưng tấy. Có thể chườm lạnh để nhanh hết sưng nhưng lưu ý không áp túi chườm trực tiếp lên vùng cấy tóc để tránh ảnh hưởng đến nang tóc. Tình trạng sưng sẽ tự đỡ dần và hết sau khoảng 7 ngày.
- Khi vết thương bắt đầu lành, da đầu sẽ bị ngứa nhưng không được gãi mà chỉ được vỗ nhẹ lên vết thương để giảm ngứa. Nếu vẫn không đỡ ngứa thì có thể thử chườm lạnh, gội đầu, bôi gel lô hội hoặc bôi thuốc trị ngứa.
Kết quả sau khi cấy tóc trên sẹo
Kết quả có được sau khi cấy tóc vào sẹo phụ thuộc vào đặc điểm của vết sẹo và tình trạng của nang tóc được cấy. Nếu đáp ứng đủ điều trị cấy tóc và quá trình cấy tóc được thực hiện đúng kỹ thuật thì phương pháp này sẽ mang lại sự thay đổi rõ rệt ở những vùng da đầu có sẹo. Khách hàng sẽ thấy kết quả ngay sau khi cấy tóc. Có thể phải mất 3 - 4 tháng tóc mới mọc ổn định ở vết sẹo nhưng kết quả là vĩnh viễn.
Đôi khi xảy ra hiện tượng rụng tóc ở khu vực cấy và vùng xung quanh. Đừng lo lắng. Hiện tượng này là bình thường và nguyên nhân là do tế bào nang tóc chưa kịp thích nghi khi được chuyển đến vị trí mới và dẫn đến rụng tóc nhưng tóc bị rụng không kèm theo nang tóc. Nang tóc bên dưới sẽ tiếp tục tạo ra tóc mới.
Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng khoảng 3 tuần sau khi cấy tóc và hết sau khoảng 3 - 4 tháng khi các tế bào nang tóc đã thích nghi. Tóc sau khi rụng sẽ mọc lại và tóc được cấy ở vết sẹo là tóc vĩnh viễn, có nghĩa là không dễ bị hư tổn hay bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố. Tóc vĩnh viễn sẽ tồn tại trên da đầu trong một thời gian dài.
Cấy tóc vào sẹo ở đâu?
Quá trình cấy tóc vào sẹo phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm cấy tóc vì do sẹo do các nguyên nhân khác nhau sẽ có đặc điểm không giống nhau và khả năng mọc tóc sau cấy cũng khác nhau. Khách hàng nên chọn những cơ sở uy tín, có chứng nhận đạt chuẩn và trang thiết bị hiện đại.
Tại Absolute Hair Clinic, tất cả các ca cấy tóc đều được thực hiện bởi bác sĩ đã qua đào tạo chuyên môn về điều trị da đầu và tóc. Hơn nữa, Absolute Hair Clinic còn có trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế nên khi đến với Absolute Hair Clinic, khách hàng sẽ có được kết quả tốt nhất với rủi ro thấp nhất.
Giá cấy tóc trên sẹo
Giá khởi điểm của phương pháp cấy tóc vào sẹo trung bình tầm 50.000 vnđ/nang nhưng mức giá cụ thể trong mỗi trường hợp là khác nhau do còn tùy thuộc vào số lượng cụm nang tóc cần cấy.
Cụm nang tóc là gì? Cụm nang tóc là đơn vị dùng trong cấy tóc để chỉ các nang tóc được lấy khỏi da đầu và cấy vào vị trí mới. Mỗi cụm nang tóc có 1 - 4 sợi tóc. Số lượng tóc cần cấy không tính theo sợi mà tính theo cụm nang tóc, bất kể trong cụm nang tóc có bao nhiêu sợi tóc.
Lý do tính giá cấy tóc dựa trên số lượng cụm nang tóc là vì khi cấy tóc, bác sĩ phải cấy từng cụm nang tóc một vào đúng vị trí và hướng thích hợp. Độ khó của quá trình cấy tóc phụ thuộc vào số lượng cụm nang tóc cần cấy. Số cụm nang tóc càng nhiều thì ca cấy tóc sẽ càng phức tạp và giá sẽ càng cao.
Một số câu hỏi thường gặp
Cấy tóc vào sẹo có đau không?
Cấy tóc vào sẹo hoàn toàn không đau vì khách hàng sẽ được tiêmm thuốc gây tê và thuốc an thần trong quá trình cấy tóc. Mặc dù sẽ hơi đau khi thuốc hết tác dụng nhưng cảm giác đau không đáng kể. Hơn nữa, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Cơn đau sẽ tự hết sau vài ngày.
Kết quả vĩnh viễn không?
Nếu cấy tóc thành công, tóc sẽ mọc vĩnh viễn ở vết sẹo vì tóc ở vùng chẩm là tóc vĩnh viễn, không dễ bị rụng và không bị ảnh hưởng bởi hormone gây rụng tóc.
Có nguy hiểm không?
Cấy tóc vào sẹo rất an toàn vì toàn bộ quy trình đều do bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Tuy nhiên, cấy tóc vẫn tiềm ẩn một số rủi ro giống như như nhiều thủ thuật khác, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có vấn đề nào phát sinh thì phải báo ngay cho bác sĩ.
Tóm tắt bài viết
Có thể cấy tóc trên sẹo được không?
Câu trả lời là "có", trong đa số trường hợp. Cấy tóc vào sẹo là giải pháp phục hồi tóc ở những vùng da đầu không có tóc do sẹo. Các bác sĩ chuyên khoa phục hồi tóc lành nghề, giàu kinh nghiệm đã rất thành công trong việc cấy tóc ở những vùng da đầu bị sẹo. Tuy nhiên, không phải vết sẹo nào cũng có thể cấy tóc nên tốt nhất hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể xem có thể cấy tóc được hay không, nên chọn phương pháp cấy tóc nào, kết quả ra sao và có cần thêm phương pháp điều trị nào khác hay không.
Đôi khi ta có thể giảm kích thước vùng bị sẹo bằng cách phẫu thuật cắt bỏ và chỉnh sửa, thu hẹp vùng cần cấy tóc. Đây là phương án mà bệnh nhân và bác sĩ nên thảo luận chi tiết trước khi thực hiện.
Việc cấy tóc ở vùng da đầu bị sẹo không nên xem nhẹ. Nó đòi hỏi phải kiểm tra da đầu cẩn thận và xem xét nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và kết quả của việc phục hồi tóc bằng phẫu thuật. Những yếu tố này có thể bao gồm:
- Các bệnh viêm mãn tính tiềm ẩn ảnh hưởng đến da đầu, chẳng hạn như lupus ban đỏ, lichen planus hoặc xơ cứng bì khu trú, có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng rụng tóc có sẹo. Đa số các bác sĩ chuyên khoa phục hồi tóc không khuyến khích cấy tóc nếu những bệnh này đang diễn ra. Nên chờ 2 năm sau khi bệnh khỏi hẳn trước khi tiến hành cấy tóc.
- Cung cấp máu cho da đầu ở vùng bị sẹo. Nguồn cung cấp máu cực kỳ kém và hạn chế, do mất mạch máu và mạch máu bị tổn thương, có thể khiến quá trình phục hồi tóc bằng phẫu thuật trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
- Độ dày da đầu ở vùng cần cấy tóc. Các loại sẹo khác nhau có các đặc tính khác nhau về độ dày và độ bục (độ dễ bị rách hoặc vỡ của mô). Mô sẹo rất dày (sẹo phì đại) có thể hạn chế khả năng tiếp cận các mạch máu bên dưới. Mô sẹo rất mỏng (sẹo lõm) có thể quá mỏng để chứa các nang tóc được cấy.
- Phẫu thuật chỉnh sửa. Một người đã phẫu thuật chỉnh sửa vết thương ở đầu, hoặc chỉnh sửa sau phẫu thuật thần kinh, có thể có một tấm kim loại nằm dưới mô sẹo. Một thiết bị nằm bên dưới da, ví dụ như tấm kim loại, có thể bị tổn hại nếu làm phẫu thuật phục hồi tóc hoặc trở thành tâm điểm gây nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Sau khi đã thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết và các khám sức khỏe, việc phục hồi tóc ở vùng da đầu bị sẹo rất có thể được thực hiện và có kết quả thành công.
Trong trường hợp không may mà bạn không thể hoặc không nên thực hiện cấy tóc trên sẹo, bệnh nhân và chuyên gia phục hồi tóc có thể thảo luận về tóc giả để che đi phần da đầu bị sẹo.
Tham vấn y khoa: Viện cấy tóc Absolute
Có nhiều loại thuốc mọc tóc là chủ đề đang rất được quan tâm cho những ai đang bị rụng tóc hay tóc thưa mỏng. Nên chọn các sản phẩm đã được phê duyệt để có hiệu quả như mong muốn và tránh gây hại cho sức khỏe
Công nghệ mới sử dụng tế bào gốc nang tóc điều trị tóc thưa mỏng
Bạn muốn trị rụng tóc và tóc thưa mỏng nhưng chưa biết mua loại thuốc nào? Không biết thuốc có thực sự hiệu quả hay không? Có những tác dụng phụ gì? Hoặc bạn đã sử dụng thuốc được một thời gian và thấy không có tác dụng? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên về các loại thuốc điều trị rụng tóc hiện nay.
Mũ kích thích mọc tóc thực sự có hiệu quả điều trị rụng tóc. Thiết bị này sử dụng laser năng lượng thấp LLLT có tác dụng kích thích nang tóc mọc tóc tốt hơn, tạo ra sợi tóc dày và chắc khỏe hơn, đồng thời cải thiện lưu thông máu đến da đầu
Những điều cần biết về cấy tóc cho nữ giới
- 5 trả lời
- 1127 lượt xem
Tôi đã làm cấy tóc bằng kỹ thuật FUE 23 ngày trước và gần đây tôi bắt đầu mọc mụn, chuyện đó có bình thường không hay là tôi nên bôi gì đó? Tôi cố không chạm vào, ngoại trừ lúc gội đầu và sử dụng bọt rogaine mỗi ngày. Tôi cấy tóc ở nước ngoài và giờ không tiện tái khám. Xin bác sĩ hãy cho tôi biết là tôi nên làm gì? Thêm vào đó tôi bắt đầu nhận thấy mình bị rụng tóc – bây giờ mà tóc đã rụng thì có sớm quá không?
- 31 trả lời
- 23071 lượt xem
Tôi đang cân nhắc phẫu thuật cấy tóc và tôi mắc chứng hói kiểu nam. Phấu thuật cấy tóc có phải chỉ là giải pháp tạm thời? Làm sao mà cả đầu tôi có thể dày tóc nếu chứng hói kiểu nam liên tục xảy ra? Bác sĩ khuyên tôi nên cấy 4000 nang tóc. Nếu có thể cấy hết lượng này trong một quy trình phẫu thuật thì tốt, vì tôi không muốn cứ vài năm lại phải thực hiện phẫu thuật. Liệu tôi có thể trì hoãn được tình trạng này không?
- 4 trả lời
- 4706 lượt xem
Liệu cấy tóc bằng tóc của người khác được không? Hoặc nếu cấy tóc tự thân, có thể lấy nang lông từ vị trí nào đó ngoài vùng da đầu không? Tóc này sẽ dùng để cấy vào vùng tóc mai của tôi.
- 7 trả lời
- 3341 lượt xem
Nếu phụ nữ tự nhiên đã có mái tóc mỏng và không bị rụng tóc theo thời gian nhưng muốn có được mái tóc dày dặn hơn thì liệu cô ấy có phải phù hợp với quy trình cấy tóc tự thân không?
- 1 trả lời
- 2586 lượt xem
Chào bác sĩ, Em có cáy tóc tới nay đã được 4 tháng nhưng hiện tại đã có vài chân đã dài ra nhiều ( vài chân tóc thôi, khoảng 20 sợi), phần lớn khoảng 50% là rụng và chưa có biêu hiện mọc ra, còn lại em thấy lo lắng nhất là 40% chân tóc cáy không rụng mà cũng không mọc dài ra( như bị chết chân tóc vậy). Em không biết tình trang tóc em vậy có là bình thường không chứ thật sự giờ em lo lắng các chân tóc không dài không rụng đó quá.