1

Các sai lầm phổ biến khi đánh răng

Đánh răng là thói quen không thể thiếu mỗi ngày nhưng bạn có biết rằng nếu mắc phải một trong số các lỗi dưới đây thì việc đánh răng không chỉ không có lợi mà còn gây hại cho răng?
Các sai lầm phổ biến khi đánh răng Các sai lầm phổ biến khi đánh răng

Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên

Khi sử dụng bàn chải đánh răng cũ, răng và lợi sẽ không được chăm sóc một cách tốt nhất. Lông trên bàn chải đánh răng sẽ mòn dần sau vài tháng và lúc này, vi khuẩn cũng sẽ bắt đầu sinh sôi và nhân lên nhiều lần. Khi dùng bàn chải trong một thời gian quá lâu thì thay vì loại bỏ thức ăn và mảng bám, bạn sẽ đưa thêm vi khuẩn mới vào khoang miệng. Do đó, để có hơi thở thơm tho, răng và lợi khỏe mạnh, ít sâu răng hơn thì bạn cần thay bàn chải mới 4 lần một năm. Bạn nên đánh dấu lên lịch và có thể mua vài chiếc cùng một lúc để tiện cho việc thay mới. Đặc biệt, bạn cần phải thay mới sau mỗi lần bị bệnh để tránh tái phát do số vi khuẩn còn bám trên đầu bàn chải.

đánh răng khi niềng răng
Lựa chọn cẩn thận bàn chải đánh răng lông mềm khi đang niềng răng

Nếu đang trong giai đoạn niềng răng thì bạn nên hỏi bác sĩ chỉnh nha của mình về loại bàn chải đánh răng tốt nhất để chăm sóc lợi và răng. Tốt nhất nên dùng loại bàn chải có lông mềm để tránh làm hỏng men răng đồng thời bảo vệ dây cung và mắc cài. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn kĩ tay cầm và hình dạng đầu bàn chải cho phù hợp để việc đánh răng mỗi ngày được thoải mái hơn.

Không để bàn chải khô

Một điều cũng rất quan trọng nữa để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng và ảnh hưởng đến răng là phải để bàn chải đánh răng khô sau mỗi lần sử dụng.

bọc bàn chải 1
Để bàn chải ẩm ướt trong hộp kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Vi sinh vật luôn tồn tại trong khoang miệng của mỗi người. Trong quá trình đánh răng, những vi khuẩn này bám lấy bàn chải đánh răng và tồn tại trên đó. Những vi sinh vật này có thể gồm có vi khuẩn gây nhiễm trùng miệng hoặc vi-rút gây cảm lạnh, cúm và chúng đều có khả năng xâm nhập vào cơ thể. Nếu không để bàn chải đánh răng khô hoàn toàn sau mỗi lần dùng thì cũng đồng nghĩa với việc là bạn đang tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Để ngăn vi trùng và vi khuẩn sinh sôi bàn chải đánh răng thì cần lưu ý những điều sau:

  • Dựng bàn chải đánh răng thẳng đứng để nước chảy ra khỏi lông bàn chải.
  • Không để bàn chải trong hộp kín vì thiếu không khí và ánh sáng cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn.
  • Rửa kĩ bàn chải đánh răng dưới vòi nước trước khi cất để loại bỏ hết vi khuẩn.

Hiện nay, trên thị trường có bán các sản phẩm vệ sinh bàn chải đánh răng nhưng Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo người dùng không nên sử dụng mà chỉ cần ngâm bàn chải trong nước súc miệng kháng khuẩn là đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh việc làm sạch, bạn cũng nên kiểm tra độ mòn của bàn chải một cách thường xuyên, đặc biệt là khi đang đeo niềng răng vì niềng có thể làm mòn bàn chải đánh răng nhanh hơn.

Không súc miệng kĩ

súc miệng kỹ
Súc miệng kỹ để loại bỏ thức ăn thừa trên răng, bọt kem đánh răng và vi khuẩn

Khi đánh răng, bạn cần phải súc miệng kĩ bằng nước để loại bỏ các mẩu thức ăn thừa còn lại trên răng, kem đánh răng và vi khuẩn. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày là một cách hiệu quả để loại bỏ thức ăn trong khoang miệng trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, kể cả khi đánh răng hai lần mà như không súc miệng kỹ sau khi đánh răng thì thức ăn vẫn sẽ còn sót lại trong miệng hoặc thậm chí xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây sâu răng, viêm lợi và chứng hôi miệng. Ngoài ra, không súc miệng kĩ thì bọt kem đánh răng cũng vẫn còn lại ở các ngóc ngách trong miệng hoặc kẽ của niềng, khiến niềng dần chuyển màu nếu dùng niềng trong suốt Invisalign.

Bỏ qua mặt trong của răng

Chắc hẳn ai cũng đã biết rằng đánh răng sau bữa ăn là một điều cần thiết để ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng và viêm lợi nhưng bạn cần phải đánh răng đúng cách thì mới có hiệu quả tối đa. Nếu bạn chỉ cọ ở mặt ngoài của răng thì vẫn có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng như hôi miệng và sâu răng. Do đó, trong khi đánh răng, bạn cần xoay bàn chải lại để làm sạch cả bề mặt bên trong của răng để loại bỏ toàn bộ thức ăn, mảng bám và vi khuẩn.

Lặp đi lặp lại một thói quen

Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải khi đánh răng là lặp đi lặp lại một thói quen. Vì đánh răng là điều được thực hiện mỗi ngày nên đa số chúng ta đều rất dễ hình thành nên một thói quen cho mình, ví dụ như bắt đầu đánh ở cùng một vị trí và thực hiện các chuyển động giống nhau ngày này qua ngày khác. Đây không hẳn là một điều xấu nhưng nếu lặp đi lặp lại một kiểu đánh răng thì cũng đồng nghĩa với việc là các lỗi như chải thiếu răng, chỉ chải mặt trước của răng ,... cũng sẽ không được khắc phục và răng không được làm sạch hiệu quả.

đánh răng 1
Thay đổi thói quen đánh răng giúp bạn tiếp cận được nhiều vị trí dễ bị bỏ lỡ

Để đánh răng hiệu quả hơn, hãy thay đổi thói quen của mình bằng cách bắt đầu chải ở các răng khác nhau, nhớ chải sạch cả những vị trí thường bị bỏ sót. Như vậy thì dù có lỡ bỏ qua một vị trí nào đó thì nó vẫn sẽ được làm sạch vào lần đánh răng tiếp theo.

Không đánh răng đúng cách

Kể cả có đang đeo niềng răng hay không thì không phải ai cũng biết đánh răng đúng cách. Dưới đây là quy trình đúng dành cho tất cả mọi người:

  • Bóp một lượng kem đánh răng cỡ hạt lạc lên bàn chải.
  • Xoay bàn chải sao cho tạo một góc khoảng 45 độ với lợi và nhẹ nhàng đưa bàn chải theo chuyển động vòng tròn trên răng. Cẩn thận chải cả bề mặt bên trong, bên ngoài và mặt nhai của răng.
  • Cầm bàn chải theo chiều thẳng đứng và cọ lên xuống để làm sạch các kẽ của răng cửa.
  • Cọ cả mặt lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

Việc đánh răng trong khi đeo niềng răng kim loại truyền thống sẽ phức tạp hơn một chút. Trong thời gian này, bạn nên mua bàn chải đánh răng điện hoặc bàn chải sóng siêu âm để làm sạch xung quanh mắc cài và loại bỏ thức ăn một cách tối đa. Còn nếu vẫn muốn dùng bàn chải thông thường thì nên chọn loại có lông đan chéo nhau và ngoài ra còn cần thêm một chiếc bàn chải có đầu nhỏ hơn để tiếp cận đến tất cả những vị trí trên hàm răng. Khi đeo niềng răng, bạn sẽ cần thay đổi một chút thói quen đánh răng hàng ngày của mình, cụ thể:

  • Bắt đầu ở mặt ngoài của hàm dưới.
  • Chải răng theo chuyển động tròn.
  • Sau đó, cọ kỹ quanh niềng răng. Mỗi mắc cài cần được cọ trong ít nhất 25 đến 30 giây.
  • Cọ mặt bên trong của răng và vẫn đưa bàn chải theo chuyển động tròn ở cả hàm trên và dưới.
  • Lưỡi, lợi và má cũng cần được cọ nhẹ để vừa mát xa và vừa loại bỏ vi khuẩn, mảng bám một cách tối đa.
  • Kiểm tra răng trong gương xem đã sạch hoàn toàn chưa, có còn sót lại thức ăn hay không.

Xem video hướng dẫn: Cách đánh răng khi niềng răng

Đánh răng quá thường xuyên hoặc quá mạnh

Nhiều người cho rằng phải đánh răng thật mạnh thì răng mới sạch nhưng trên thực tế, các bác sĩ đều khuyên chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng một cách nhẹ nhàng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đang đeo niềng răng kim loại hoặc niềng trong suốt Invisalign. Những khí cụ chỉnh nha này vốn đã tạo áp lực lên răng và việc đánh răng quá mạnh sẽ càng khiến răng trở nên nhạy cảm, đau nhức hơn.

đánh răng 2
Đánh răng quá nhiều và quá mạnh có thể làm mòn men răng và tổn thương lợi

Việc đánh răng quá nhiều và quá mạnh đều có thể làm mòn men răng và gây tổn thương cho lợi, làm tụt lợi và lộ chân răng, dần dần dẫn đến sâu răng và bệnh về lợi. Cuối cùng, những vấn đề này có thể khiến bạn phải tiến hành các phương pháp phục hình như dán composite, điều trị tủy và thậm chí mất răng.

Hàng ngày, bạn nên đánh răng kỹ nhưng không quá nhiều và cũng không quá mạnh. Không giống như cao răng, thức ăn, mảng bám và vi khuẩn bao phủ trên răng sau khi ăn đều có thể được loại bỏ một cách dễ dàng kể cả khi chải nhẹ nhàng. Hàng ngày, bạn chỉ cần đánh răng 2 lần, mỗi lần 1 – 2 phút là đủ.

Không sử dụng đúng bàn chải đánh răng

Sự đa dạng của các loại bàn chải đánh răng trên thị trường hiện nay gây khó khăn không nhỏ cho việc lựa chọn của người mua. Chọn được một chiếc bàn chải đánh răng phù hợp cũng là điều rất quan trọng trong việc giữ răng khỏe mạnh. Đa số mọi người đều thường mua đại một chiếc bàn chải đánh răng trong siêu thị hoặc cửa hàng, nhưng nếu làm vậy thì rất dễ chọn phải loại bàn chải không phù hợp và không đạt được hiệu quả làm sạch tối đa. Chỉ khi sử dụng đúng bàn chải đánh răng thì mới có thể ngăn ngừa sâu răng, chứng hôi miệng và viêm lợi. Điều này sẽ càng cần thiết hơn nữa khi niềng răng để tránh làm hỏng dây cung hay mắc cài. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mua bàn chải đánh răng:

Lông bàn chải

Bàn chải đánh răng lông cứng

Bàn chải đánh răng có lông cứng là loại mà các chuyên gia về răng miệng đều khuyến cáo không nên dùng. Nguyên nhân là vì loại bàn chải này sẽ làm mòn men răng và gây tổn thương cho lợi. Ngoài ra, lông cứng thường lâu bị mòn hơn nên mọi người sẽ có tâm lý giữ lại dùng lâu hơn mà không thay, dẫn đến tích tụ vi khuẩn. Mặc dù các nghiên cứu đã chứng minh rằng bàn chải đánh răng lông cứng loại bỏ mảng bám tốt hơn so với bàn chải đánh răng lông mềm cũng gây nên những tổn hại rất lớn.

Bàn chải đánh răng lông mềm

Các chuyên gia chăm sóc răng miệng đều khuyên nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Lông bàn chải mềm sẽ không làm hỏng men răng và lợi khi sử dụng đúng cách. Mặc dù bàn chải lông mềm thường mòn nhanh hơn, đặc biệt là khi đeo niềng. Vì thế nên người dùng có thể sẽ cần phải thay bàn chải mới sớm hơn thời gian được khuyến nghị là 3 tháng.

Kích cỡ đầu bàn chải

Bạn cần chọn bàn chải có kích cỡ vừa vặn, không nên mua loại bàn chải đánh răng có đầu quá lớn so với miệng để không bị khó chịu khi đánh. Tốt nhất nên chọn loại có thể chải được 1 đến 2 răng cùng một lúc.

kích cỡ đầu bàn chải 1
Lựa chọn kích cỡ đầu bàn chải thích hợp để không bị khó chịu khi đánh răng

Ngoài ra, một chiếc bàn chải tốt cần đáp ứng cả những yêu cầu sau:

  • An toàn khi sử dụng
  • Lông bàn chải có đầu tròn, không có rìa nhọn, lởm chởm
  • Tay cầm bền
  • Không bị rụng lông

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign
4 sai lầm phổ biến khi bắt đầu niềng răng trong suốt invisalign

Khi đã đưa ra quyết định chọn niềng Invisalign thì việc mong muốn bắt đầu ngay lập tức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước hết bạn nên đọc kỹ bài viết dưới đây để nắm được 4 lỗi phổ biến mà người dùng niềng Invisalign thường hay mắc phải và rút kinh nghiệm cho mình.

7 lưu ý khi đánh răng trong giai đoạn đeo niềng
7 lưu ý khi đánh răng trong giai đoạn đeo niềng

Một trong những thói quen mà bạn sẽ phải điều chỉnh lại trong thời gian đeo niềng là đánh răng. Trong thời gian này, quy trình đánh răng sẽ hơi khác một chút so với thói quen trước đây.

Nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra khi niềng răng
Nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra khi niềng răng

Niềng răng được coi là an toàn, tuy nhiên, bất kỳ can thiệp nào tới cơ thể cũng kèm theo một vài nguy cơ nhỏ.

Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Răng khấp khểnh và lệch khớp cắn
Răng khấp khểnh và lệch khớp cắn

Có nhiều lí do khác nhau khiến cho răng bị khấp khểnh hay đè lên nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Em vừa nhổ răng 1 ngày trước, nha sĩ gắng thun cho e, e ko biết có nên gỡ thun ra không tại nó khá khó khăn khi em đánh răng ạ
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  781 lượt xem

Hỏi về việc có nên tháo thun sau khi nhổ răng hay không

Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3230 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2371 lượt xem

Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2452 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  12185 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11958 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7438 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7105 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6675 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5712 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5226 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây