1

7 lưu ý khi đánh răng trong giai đoạn đeo niềng

Một trong những thói quen mà bạn sẽ phải điều chỉnh lại trong thời gian đeo niềng là đánh răng. Trong thời gian này, quy trình đánh răng sẽ hơi khác một chút so với thói quen trước đây.
7 lưu ý khi đánh răng trong giai đoạn đeo niềng 7 lưu ý khi đánh răng trong giai đoạn đeo niềng

Niềng răng là một phương pháp có thể tạo nên sự thay đổi lớn cả về diện mạo, tình trạng răng miệng cũng như là sự tự tin. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng niềng răng sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ phải hạn chế ăn các loại thực phẩm yêu thích, chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn và đi khám bác sĩ chỉnh nha thường xuyên.

Dưới đây là 7 lưu ý về việc đánh răng trong quá trình đeo niềng mà bạn cần biết.

Súc miệng trước khi đánh

Trước khi bắt đầu đánh răng, bạn nên súc miệng kỹ bằng nước ấm. Mục đích của bước này là để loại bỏ các mẩu thức ăn còn bám ở bên dưới hoặc xung quanh niềng răng và giúp cho bước đánh răng sau đó được hiệu quả hơn. Nếu khi súc miệng lần đầu mà thấy có nhiều mẩu thức ăn trôi ra thì cần lặp lại 2 – 3 lần rồi mới bắt đầu đánh răng.

Chọn kem đánh răng phù hợp

Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà có thể chọn loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ hoặc loại dành cho người lớn. Tốt nhất nên lựa chọn những loại có chứa các chất kháng khuẩn.

Cọ cả cho lợi

Khi đang đeo niềng thì tốt nhất là nên dùng bàn chải điện nhưng cần phải điều chỉnh cường độ phù hợp để tránh làm hỏng mắc cài. Một ưu điểm lớn của bàn chải điện là có thể giải quyết cả các vấn đề về lợi. Trong thời gian đeo niềng răng, vùng lợi có thể bị viêm nhưng dần dần khi đã quen thì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất. Dù dùng bàn chải đánh răng điện hay bàn chải thường thì khi đánh răng cũng nên cọ nhẹ nhàng cả ở những vùng khó tiếp cận trên lợi để loại bỏ các mẩu thức ăn kẹt trong đó.

Cọ mắc cài

Quy trình đánh răng khi đeo niềng khác với lúc bình thường ở chỗ là bạn cần chải kỹ hơn và cọ cả lên các mắc cài nữa. Đầu tiên, đưa bàn chải theo chuyển động tròn để làm sạch xung quanh mắc cài và sau đó, cầm bàn chải theo chiều thẳng đứng, vuông góc với hàm và cọ nhẹ để làm sạch cho mặt trước của mắc cài.

Dành nhiều thời gian hơn

Một trong những điều cần lưu ý khi đánh răng trong thời gian đeo niềng là cần dành nhiều thời gian hơn bình thường. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên đánh răng hai lần một ngày, mỗi lần ít nhất hai phút. Mặc dù nhiều người thường thiếu kiên nhẫn và không muốn mất nhiều thời gian cho việc đánh răng nhưng đây là điều rất cần thiết để giữ cho răng chắc khỏe trong giai đoạn này. Bạn có thể dùng bàn chải điện vì ngoài ưu điểm là làm sạch hiệu quả hơn bàn chải thường thì loại bàn chải này còn cho phép người dùng cài đặt thời gian cho mỗi lần đánh răng.

Dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày

Bên cạnh đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng là một trong những điều rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng nhưng lại thường bị bỏ qua, đặc biệt là ở những người niềng răng. Mặc dù rất khó luồn chỉ khi răng có dây cung và mắc cài nhưng bạn vẫn không được bỏ qua bước này. Nếu không thực hiện mỗi ngày thì thức ăn rất dễ bị mắc kẹt phía sau mắc cài và tích tụ vi khuẩn.

Súc miệng kĩ sau khi đánh răng

Sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa xong, bạn cần súc miệng cẩn thận lại một lần nữa để loại bỏ nốt nhưng gì mà bàn chải bỏ sót. Súc miệng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa, sau đó súc miệng lại là quy trình tiêu chuẩn giúp giữ răng chắc khỏe.

Mặc dù việc đánh răng khi đang niềng răng ban đầu sẽ hơi bất tiện và phức tạp nhưng dần dần nó sẽ chẳng khác gì thói quen đánh răng bình thường cả. Và khi tháo niềng, bạn sẽ thấy rằng những gì mình thực hiện trước đó là hoàn toàn xứng đáng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Quá trình niềng răng gồm có những giai đoạn nào?

Khi đã quyết định bắt đầu niềng răng, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về những gì mà bạn sẽ trải qua trong các giai đoạn khác nhau của quá trình. Tất nhiên, mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng dưới đây là những trải nghiệm chung của đa số những người đã từng niềng răng.

Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái
Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi
Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.

5 lợi ích của niềng răng trong suốt invisalign
5 lợi ích của niềng răng trong suốt invisalign

Đối với nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành, sự linh hoạt do tháo lắp được chính là một ưu điểm lớn giúp quá trình niềng răng invisalign trở nên dễ dàng và thành công hơn.

10 lý do vì sao nên chọn niềng răng trong suốt invisalign
10 lý do vì sao nên chọn niềng răng trong suốt invisalign

Nắn chỉnh răng khi đã trưởng thành là một quyết định quan trọng, đòi hỏi phải xem xét thật cẩn thận.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  6 năm trước
  •  4 trả lời
  •  3253 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  6 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2474 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  6 năm trước
  •  6 trả lời
  •  12207 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Niềng răng trong bao lâu để răng thẳng lại?
  •  6 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2633 lượt xem

Tôi đã đeo niềng được một tháng để chỉnh sửa 4 răng cửa. Khớp cắn của tôi không có vấn đề gì, tôi chỉ muốn niềng răng để điều chỉnh hàm răng khấp khểnh. Bác sĩ nói rằng quá trình niềng răng sẽ mất khoảng 3 năm. Tuy nhiên, tôi nghe nhiều người nói rằng họ chỉ cần đeo niềng trong chưa đến một năm. Vậy chính xác thì tôi cần đeo niềng trong bao lâu để răng thẳng lại?

Cách giảm đau sau nhổ răng trong quá trình niềng răng
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1793 lượt xem

Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 12001 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 7470 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 7160 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 5 năm trước
 6714 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5743 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 5278 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây