1

Tụt lợi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ.
Tụt lợi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa Tụt lợi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Tụt lợi là quá trình đường viền lợi quanh răng bị mòn hoặc kéo ra xa, để lộ ra nhiều răng hoặc chân răng. Khi tụt lợi xảy ra, các túi lợi (khoảng trống giữa răng và đường viền lợi) tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ phát triển bệnh nha chu. Nếu không được điều trị, các mô nâng đỡ và cấu trúc xương xung quanh răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng.

Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết tụt lợi là răng nhạy cảm, hoặc bạn quan sát thấy răng dài hơn bình thường. Có nhiều phương pháp điều trị tụt lợi có sẵn, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Càng chẩn đoán và điều trị sớm, càng đạt được kết quả tốt.

Nguyên nhân gây tụt lợi

Nguyên nhân chính gây tụt lợi là Viêm nha chu.

Viêm nha chu là nhiễm trùng lợi do vi khuẩn gây ra, nó phá hủy các mô lợi và xương nâng đỡ răng, khiến lợi bị tụt và lộ chân răng.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác góp phần như:

  • Chải răng quá mạnh trong một thời gian dài: Đánh răng với lực mạnh hoặc đánh răng không đúng cách có thể làm mòn cổ răng hoặc tụt lợi.
  • Thay đổi nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố ở người phụ nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai và tiền mãn kinh có thể khiến lợi nhạy cảm hơn và dễ tụt lợi hơn.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có khả năng bị tụt lợi cao hơn những người khác, cho dù họ chăm sóc răng miệng rất tốt. (Tỷ lệ này chiếm khoảng 30% dân số).
  • Chăm sóc nha khoa không đầy đủ: Các mảng bám trên răng (cao răng) chỉ có thể được loại bỏ bằng cách làm sạch răng chuyên nghiệp.
  • Răng mọc chen chúc hoặc sai lệch khớp cắn: khi răng tiếp xúc với nhau không đúng cách, chúng sẽ tạo nhiều áp lực lên lợi và xương, tạo điều kiện cho tụt lợi xảy ra.
  • Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá có nhiều khả năng tích tụ mảng bám trên răng rất khó loại bỏ và dễ gây tụt lợi.
  • Nghiến răng: nghiến răng tạo quá nhiều áp lực lên răng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến lợi bị tụt.
  • Một số loại thuốc có thể gây khô miệng: tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến khô miệng, nước bọt được tiết ra ít hơn bình thường. Điều này làm cho các mô lợi dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn và là nguyên nhân gây tụt lợi.

Tụt lợi thường gặp nhất ở người lớn, từ 40 tuổi trở lên. Vì lý do này nên tụt lợi thường bị hiểu nhầm là dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, tình trạng này gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Các triệu chứng tụt lợi

Các triệu chứng của tụt lợi bao gồm:

  • Chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng
  • Lợi đỏ, sưng
  • Hôi miệng
  • Đau ở đường viền lợi
  • Lợi co lại rõ rệt
  • Lộ chân răng
  • Răng lung lay, mất răng

Chẩn đoán

Tụt lợi và một số hình thức khác của viêm nha chu được chẩn đoán bởi nha sĩ. Họ có thể sử dụng một cái thước nhỏ, không gây đau để đo túi lợi. Kích thước túi lợi thông thường trong khoảng 1-3 mm. Nếu kích thước lớn hơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh về lợi.

Điều trị tụt lợi

Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị tốt nhất để bảo vệ mô lợi và răng của bạn. Đầu tiên, nếu lợi của bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn.

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề tiềm ẩn gây ra tụt lợi. Các lựa chọn bao gồm:

  • Gel kháng sinh tại chỗ: loại gel này chứa Doxycycline – một loại kháng sinh. Nó giúp kiểm soát vi khuẩn và thu nhỏ các túi nha chu. Gel kháng sinh được đặt vào trong túi lợi sau khi làm láng chân răng (loại bỏ các điểm thô nhám trên chân răng). Gel kháng sinh tại chỗ được giải phóng chậm theo thời gian.
  • Chips sát trùng: Chips sát trùng là một mảnh gelatin nhỏ chứa Clohexidine có công dụng tương tự gel kháng sinh tại chỗ. Và cũng giải phóng chậm theo thời gian.
chip sát trùng
Chips sát trùng giúp kiểm soát vi khuẩn và thu nhỏ kích thước túi nha chu
  • Nước súc miệng kháng khuẩn: sử dụng điều trị viêm lợi trước và sau phẫy thuật. Bệnh nhân có thể sử dụng nó như nước súc miệng hàng ngày.
  • Thuốc ức chế enzyme: chứa doxycycline liều thấp và làm chậm phản ứng của enzym trong cơ thể (một số loại enzyme có thể phá hủy mô lợi). Thuốc ức chế enzyme được bào chế ở dạng viên, đường uống, sử dụng cùng với quy trình nạo cao răng và làm láng chân răng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng trong những trường hợp bị tụt lợi nghiêm trọng. Thường có 2 lựa chọn: phẫu thuật nạo túi nha chu và ghép lợi.

  • Phẫu thuật nạo túi nha chu: khi các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành nạo túi nha chu. Đây là một quy trình làm sạch sâu, loại bỏ vi khuẩn và cao răng tích tụ trong túi lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ kéo lợi vào vị trí thích hợp và khâu lại.
  • Ghép lợi: mục tiêu là để tái sinh mô lợi hoặc xương. Trong suốt quá trình, bác sĩ nha chu đặt một miếng ghép vật liệu tổng hợp hoặc một miếng xương/mô để giúp lợi phát triển trở lại. Điều quan trọng cần lưu ý là cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách để duy trì được kết quả lâu dài.
  • Phẫu thuật lợi Pinhole: là một phương pháp mới hơn cho PT ghép lợi. Bác sĩ sẽ tạo vết rạch có kích thước bằng lỗ kim rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để luồn vào trong lợi và giải phóng mô mềm, kéo rộng vùng phủ của lợi che đi phần chân răng bị lộ.

Biến chứng của tụt lợi

Theo Hiệp hội nha khoa Canada, các bệnh nha chu như tụt lợi chiếm 70% nguyên nhân gây ra mất răng ở người lớn. Khi không có đủ mô lợi để giữ chân răng tại chỗ, răng dễ bị rụng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ nhổ răng lung lay trước khi nó rụng.

Các trường hợp tụt lợi tiến triển có thể được phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng tồi tệ hơn.

Ngăn ngừa tụt lợi

Có lẽ một trong những công cụ tốt nhất để ngăn ngừa tụt lợi là đi khám nha khoa định kỳ và được làm sạch răng chuyên nghiệp. Ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào, nha sĩ cũng có thể xác định các dấu hiệu sớm của bệnh về lợi. Bạn cũng có thể ngăn ngừa các vấn đề về lợi bằng cách thực hành tốt chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Mặc dù xỉa răng, dùng chỉ nha khoa và đánh răng loại bỏ được vi khuẩn, vụn thức ăn nhưng các mảng bám và cao răng chỉ có thể loại bỏ được bằng cách làm sạch chuyên nghiệp (lấy cao răng). Vì cao răng có thể góp phần gây bệnh nha chu và tụt lợi cho nên việc làm sạch răng chuyên nghiệp 2 lần/năm là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các loại biến chứng này.

Tiên lượng

Tiên lượng cho giai đoạn đầu của bệnh về lợi có thể tốt – nhưng chỉ khi vấn đề được điều trị sớm. Bạn cũng không nên chờ cho đến khi nha sĩ phát hiện các dấu hiệu của tụt lợi. Nếu có gì đó bất thường trong miệng của bạn, hãy đi khám nha khoa ngay lập tức. Bạn có thể điều trị viêm lợi trước khi nó tiến triển thành tụt lợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
5 cách để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai
5 cách để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết trong suốt quá trình mang thai có thể tàn phá sức khỏe răng miệng của bạn.

Ghép lợi điều trị tụt lợi
Ghép lợi điều trị tụt lợi

Phẫu thuật ghép lợi là một phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng đem lại hiệu quả điều trị cao.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể điều trị cười hở lợi mà không cần phẫu thuật không?
  •  5 năm trước
  •  8 trả lời
  •  1956 lượt xem

Tôi vừa mới phẫu thuật hàm để khắc phục vẩu. Trước đấy tôi cứ nghĩ là phương pháp này sẽ làm giảm tình trạng cười hở lợi nhưng sau khi phẫu thuật xong thì vẫn thế. Tôi rất muốn xử lý vấn đề này nhưng không muốn phải phẫu thuật lại một lần nữa. Vậy thì tôi có những lựa chọn nào? Có thể dán sứ Veneer không?

Có thể tiêm Botox để điều trị cười hở lợi không?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  5602 lượt xem

Tôi bị cười hở lợi và bác sĩ nói là có thể tiêm Botox để khắc phục. Cách này có hiệu quả không?

Làm sao để điều trị cười hở lợi và răng nhạy cảm do lão hóa?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1147 lượt xem

Trước đây lợi của tôi vẫn bình thường nhưng khi về già thì lại bị cười hở lợi mà càng ngày càng hở nhiều. Ngoài ra, răng tôi còn bị nhạy cảm với nhiệt độ, ngả vàng và mòn men răng nữa. Tôi nên chọn giải pháp nào cho những vấn đề này?

Tôi cần làm gì để điều trị răng khấp khểnh và cười hở lợi?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1430 lượt xem

Tôi bị cười hở lợi và răng khấp khểnh. Tôi nên lựa chọn phương pháp nào để khắc phục?

Cách xử lý răng cửa quá to và cười hở lợi
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1506 lượt xem

Tôi bị cười hở lợi (bên phải hở nhiều hơn) và 2 răng cửa hàm trên còn to hơn hẳn các răng còn lại. Tôi nên làm thế nào để xử lý? Phẫu thuật cắt lợi hay dán sứ Veneer? Ngoài ra, hai răng cửa hình như còn bị mẻ và không bằng nhau. Tôi có tật nghiến răng nên giờ đang phải đeo máng bảo vệ. Tôi không đòi hỏi răng phải hoàn hảo đâu mà chỉ cần đẹp hơn bây giờ là được.

Video có thể bạn quan tâm
Procedure Show - Quy Trình Phẫu Thuật Cười Hở Lợi (Gummy Smile) Procedure Show - Quy Trình Phẫu Thuật Cười Hở Lợi (Gummy Smile) 19:08
Procedure Show - Quy Trình Phẫu Thuật Cười Hở Lợi (Gummy Smile)
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 1840 Lượt xem
CẬN CẢNH CẮT LỢI BẰNG LASER TẠI NHA KHOA GIA ĐÌNH CẬN CẢNH CẮT LỢI BẰNG LASER TẠI NHA KHOA GIA ĐÌNH 02:07
CẬN CẢNH CẮT LỢI BẰNG LASER TẠI NHA KHOA GIA ĐÌNH
Cắt lợi thẩm mỹ công nghệ Laser giúp khôi phục hình thể răng cân đối với khuôn miệng, nụ cười hài hòa, chuẩn tỉ lệ. Đồng thời,...
 5 năm trước
 1820 Lượt xem
Hình ảnh ngay sau phẫu thuật lật vạt xử lý cười hở lợi Hình ảnh ngay sau phẫu thuật lật vạt xử lý cười hở lợi 00:11
Hình ảnh ngay sau phẫu thuật lật vạt xử lý cười hở lợi
ƯU ĐÃI:Phẫu thuật điều trị cười hở lợi 12tr giảm còn 7.2tr + Tăng ngay tẩy trắng răng miễn phí 2.5tr chỉ duy nhất áp dụng đến hết 5/9. Khắc...
 5 năm trước
 1651 Lượt xem
NHỜ PHƯƠNG PHÁP PHẨU THUẬT ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI, LÀM DÀI THÂN RĂNG TẠI SHINBI TÔI ĐÃ LẤY LẠI ĐƯỢC SỰ TỰ TIN TRONG CÔNG VIỆC NHỜ PHƯƠNG PHÁP PHẨU THUẬT ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI, LÀM DÀI THÂN RĂNG TẠI SHINBI TÔI ĐÃ LẤY LẠI ĐƯỢC SỰ TỰ TIN TRONG CÔNG VIỆC 02:01
NHỜ PHƯƠNG PHÁP PHẨU THUẬT ĐIỀU TRỊ CƯỜI HỞ LỢI, LÀM DÀI THÂN RĂNG TẠI SHINBI TÔI ĐÃ LẤY LẠI ĐƯỢC SỰ TỰ TIN TRONG CÔNG VIỆC
Khách hàng: Hoàng Thu Phương, 24 tuổi.➡️ Vốn làm nhân viên văn phòng tại một công ty du lịch, chị Phương luôn cảm thấy e ngại với tình trạng:...
 5 năm trước
 1256 Lượt xem
Điều trị cười hở lợi tại Nha Khoa Thùy Anh thành phố Thái Nguyên Điều trị cười hở lợi tại Nha Khoa Thùy Anh thành phố Thái Nguyên 01:21
Điều trị cười hở lợi tại Nha Khoa Thùy Anh thành phố Thái Nguyên
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 1199 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây