Ghép lợi điều trị tụt lợi
Phẫu thuật ghép lợi là gì?
Phẫu thuật ghép lợi giúp che phủ phần chân răng bị lộ ra do tụt lợi và bảo vệ răng khỏi các tác động bất lợi. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện vẻ ngoài của nụ cười. Thông thường, mảnh ghép lợi được lấy từ mô vòm miệng và ghép vào đường viền lợi, nhưng có nhiều lựa chọn khác.
Tụt lợi là một vấn đề nha khoa phổ biến, ảnh hưởng đến 4-12% người trưởng thành. Nó xảy ra khi mô mềm xung quanh răng bị kéo ra xa, để lộ chân răng. Tụt lợi diễn ra từ từ vì thế nhiều người không phát hiện ra ngay lập tức. Lộ chân răng có thể khiến răng nhạy cảm, đặc biệt khi bạn ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh. Nếu không được điều trị, tình trạng tụt lợi có thể gây phá hủy sự nâng đỡ xương và dẫn đến mất răng, vì thế cách tốt nhất là đối phó với nó càng sớm càng tốt. Bác sĩ Tâm cho biết “Khi tình hình trở nên tồi tệ, chi phí và sự phức tạp của các phương pháp điều trị hoặc thay thế răng tăng lên”.
Quy trình điều trị
Quy trình điều trị sẽ khác nhau một chút phụ thuộc vào loại vạt ghép mà bác sĩ khuyên dùng.
- Vạt mô liên kết là phổ biến nhất. Bác sĩ cắt một vạt da từ trên vòm miệng, loại bỏ mô dưới lớp da trên cùng đó và khâu nó vào mô lợi, che đi phần chân răng bị lộ.
- Vạt nướu tự do là một lựa chọn khác, dành cho những bệnh nhân có lợi (nướu) mỏng hơn. Quy trình này cũng sử dụng mô ở trên vòm miệng, nhưng mô được lấy trực tiếp từ vòm miệng (thay vì lấy từ bên dưới vạt da) và gắn vào, che đi phần chân răng bị lộ.
- Vạt có chân nuôi lấy từ một vạt mô từ lợi ở xung quanh hoặc bên cạnh vị trí điều trị, thay vì lấy từ vòm miệng. Một cạnh của vạt (hay cuống vạt) vẫn được gắn vào lợi trong khi vạt được kéo giãn che đi chân răng bị lộ và được khâu vào vị trí. Loại vạt này chỉ hiệu quả với những người có nhiều mô nướu ở gần chân răng cần che phủ.
Ghép lợi có đau không?
Trong suốt quá trình phẫu thuật, bạn được lựa chọn thuốc gây tê tại chỗ cũng như gây tê cục bộ tại khu vực điều trị. Tác dụng của thuốc gây tê giúp bạn tránh khỏi cơn đau trong suốt quy trình, nhưng bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu sau đó, đặc biệt nếu bạn có mô mềm trên vòm miệng được cắt bỏ. Mức độ khó chịu này là trung bình đủ để đáp ứng với các thuốc giảm đau OTC.
Quá trình hồi phục
Bạn có thể bị tê khoang miệng khoảng một vài giờ sau phẫu thuật ghép lợi. Chú ý giữ sạch sẽ răng miệng, đặc biệt vùng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê nước súc miệng diệt khuẩn cho bạn để tránh nhiễm trùng, đôi khi, sẽ kê đơn cả thuốc kháng sinh.
Khoảng 1-2 ngày sau khi thực hiện quy trình, bạn nên ăn các thực phẩm mềm và lỏng, tránh nhai ở bên miệng có ghéo lợi, và không ăn bất kỳ đồ gì cay, nóng hoặc có tính acid như cà phê hoặc nước chanh. Không dùng ống hút trong vài ngày để tránh làm bung chỉ khâu (chỉ khâu sẽ tự tiêu).
Duy trì chế độ ăn uống như vậy cho đến khi chỉ khâu tiêu/tan, có thể mất tới 1 tuần.
Ưu điểm và nhược điểm của ghép lợi
Ưu điểm
- Điều trị sớm ngăn ngừa được tình trạng mất răng
- Giảm sự nhạy cảm do thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.
- Cải thiện nụ cười
- Thường được các bảo hiểm nha khoa chi trả 1 phần
Nhược điểm
- Bị sưng, đau, hoặc bầm tím nhẹ ngay sau khi phẫu thuật, tuy nhiên, sẽ giảm đi trong vòng 2 tuần.
- Cảm thấy khó chịu. Mức độ khó chịu phụ thuộc vào phương pháp loại bỏ mô.
- Có những hạn chế về thực phẩm và đồ uống trong những tuần sau điều trị.
Liệu pháp thay thế phẫu thuật ghép lợi là gì?
- Phẫu thuật lợi Pinhole là một thay thế mới hơn cho phẫu thuật ghép lợi truyền thống. Ở kỹ thuật này, bác sĩ tạo 1 hoặc nhiều vết rạch có kích thước bằng lỗ kim, rồi dùng dụng cụ chuyên dụng (có móc gập) để luồn vào trong lợi và giải phóng mô mềm, kéo rộng vùng phủ của lợi lên các khu vực chân răng bị lộ.
- Liệu pháp laser nha chu LANAP là một quy trình khác ít xâm lấn và ít đau hơn. Liệu pháp này điều trị tụt lợi bằng tia laser đã được FDA chấp thuận.
Ghép lợi giá bao nhiêu?
Tổng chi phí ghép lợi sẽ bao gồm quy trình ghép lợi và bất kỳ cuộc hẹn tái khám nào khác. Nó phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm của bác sĩ và địa điểm phòng khám.
Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ.
Sự thay đổi nội tiết trong suốt quá trình mang thai có thể tàn phá sức khỏe răng miệng của bạn.
- 8 trả lời
- 1940 lượt xem
Tôi vừa mới phẫu thuật hàm để khắc phục vẩu. Trước đấy tôi cứ nghĩ là phương pháp này sẽ làm giảm tình trạng cười hở lợi nhưng sau khi phẫu thuật xong thì vẫn thế. Tôi rất muốn xử lý vấn đề này nhưng không muốn phải phẫu thuật lại một lần nữa. Vậy thì tôi có những lựa chọn nào? Có thể dán sứ Veneer không?
- 5 trả lời
- 5588 lượt xem
Tôi bị cười hở lợi và bác sĩ nói là có thể tiêm Botox để khắc phục. Cách này có hiệu quả không?
- 5 trả lời
- 1134 lượt xem
Trước đây lợi của tôi vẫn bình thường nhưng khi về già thì lại bị cười hở lợi mà càng ngày càng hở nhiều. Ngoài ra, răng tôi còn bị nhạy cảm với nhiệt độ, ngả vàng và mòn men răng nữa. Tôi nên chọn giải pháp nào cho những vấn đề này?
- 6 trả lời
- 1415 lượt xem
Tôi bị cười hở lợi và răng khấp khểnh. Tôi nên lựa chọn phương pháp nào để khắc phục?