5 cách để phòng ngừa và điều trị viêm lợi khi mang thai
Có quá nhiều cần nghĩ tới khi bạn nhận được kết quả thử thai dương tính. Bạn sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi như: khi nào bắt đầu đi khám thai? Con trai hay con gái? Thai nhi có khỏe mạnh không?
Mặc dù vấn đề răng miệng không nằm trong top đầu danh sách những việc ưu tiên, nhưng bạn cần giữ gìn sức khỏe răng lợi. Sự thay đổi nội tiết trong suốt quá trình mang thai có thể tàn phá sức khỏe răng miệng của bạn.
Dưới đây là các thông tin về viêm lợi khi mang thai, các cách phòng ngừa và các phương pháp điều trị có sẵn cho bạn.
Viêm lợi khi mang thai là gì?
Nếu bạn bị chảy máu, đau hoặc sưng lợi, đặc biệt khi đánh răng hoặc xỉa răng, dùng chỉ nha khoa thì có thể bạn bị viêm lợi.
Trong suốt thai kỳ, nồng độ hormon progesteron luôn ở mức cao. Điều này làm cho bạn dễ phát triển các mảng bám vi khuẩn tấn công lợi (nướu) của bạn.
Các triệu chứng của viêm lợi bao gồm:
- Sưng lợi
- Lợi đau, sưng to
- Chảy máu chân răng
- Tụt lợi
- Đỏ lợi
- Hôi miệng
Viêm lợi khi mang thai thường tiến triển từ tháng thứ 2 - tháng thứ 8 của thai kỳ và đạt đỉnh ở 3 tháng cuối. Phụ nữ khi mang thai cũng có thể đối mặt với nguy cơ cao bị sâu răng và rụng răng.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm sạch răng chuyên nghiệp tại thời điểm tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ 3 và đánh giá chung về sức khỏe răng miệng.
Cách ngăn ngừa viêm lợi khi mang thai
Bạn không thể kiểm soát hormon của mình, nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để bảo vệ răng và lợi trước và trong khi mang thai.
Thực hành tốt chăm sóc vệ sinh răng miệng
Theo nguyên tắc, bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày. Kem đánh răng có chứa Flour cung cấp hàng hào bảo vệ răng khỏe mạnh. Mấy ngày gần đây bạn đánh răng có thấy khó chịu không? Hãy đảm bảo bạn sử dụng bàn chải lông mềm, nó sẽ không gây kích ứng lợi nhạy cảm của bạn như bàn chải lông cứng.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ vi khuẩn và vụn thức ăn thừa bị mắc kẹt.
Dành thêm thời gian để chờ đợi hiệu quả. Nếu bạn thay đổi cách vệ sinh răng miệng như chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa theo hướng dẫn, bạn thậm chí có thể đảo ngược tình trạng viêm lợi.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn có thể cảm thấy người nôn nao khó chịu khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Nhưng hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng. Hãy ăn nhiều loại:
- Hoa quả
- Rau xanh
- Các loại ngũ cốc
- Các sản phẩm từ sữa
Chọn nước lọc hoặc sữa thay vì nước trái cây và nước uống có ga. Tránh xa các thực phẩm có đường hoặc thực phẩm cứng, như kẹo, bánh, và hoa quả sấy khô. Theo thời gian, lượng đường trong kẹo và đồ cứng có thể tấn công răng lợi của bạn.
Các tips về thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà có tốt cho vóc dáng của bạn cũng như giữ cho em bé khỏe mạnh.
Súc miệng bằng nước muối
Nếu bạn nhận thấy lợi bị sưng đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng, bạn hãy súc miệng bằng nước muối hàng ngày để tạo thành thói quen.
Muối biển giúp giảm viêm nướu và chữa lành lợi của bạn. Cố gắng thực hiện điều này tại nhà, pha loãng 1 thìa cà phê muối trong 1 cup nước ấm (khoảng 5 gam muối trong 250ml nước ấm), sau đó súc miệng vài lần rồi nhổ bỏ.
Thăm khám nha khoa
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi khi mang thai là giữ liên lạc với nha sĩ. Bạn cần khám răng miệng 2 lần mỗi năm, kể cả khi đang có bầu. Đừng bỏ lỡ cuộc hẹn làm sạch răng chuyên nghiệp nào, và hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm về phương pháp bảo vệ răng miệng trong giai đoạn nhạy cảm này. Bác sĩ có thể phát hiện ra những vấn đề nhỏ trước khi chúng biến thành vấn đề lớn.
Điều trị viêm lợi khi mang thai
Nếu các mẹo phòng tránh không có hiệu quả, bạn sẽ dễ phát triển bệnh viêm lợi và bác sĩ có thể giúp bạn. Họ có thể kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn.
Ngoài ra còn có nước súc miệng kê đơn để trị bệnh về lợi. Trong các trường hợp nặng hơn, phẫu thuật là một lựa chọn.
Hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ phản ứng dị ứng nào bạn gặp phải. Bạn nên liệt kê cho bác sĩ biết tất cả các loại vitamin, thực phẩm bổ sung và các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn mà bạn đang sử dụng trong thai kỳ để tránh các tương tác thuốc tiềm ẩn.
Biến chứng của viêm lợi khi mang thai
Viêm lợi có thể gây ra các biến chứng trong miệng và thậm chí cho thai kỳ của bạn. Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển hơn của bệnh về lợi và có thể lan đến xương. Nếu bạn bị viêm nha chu, thai nhi của bạn có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân.
Hãy nhớ rằng, lợi giúp giữ răng tại chỗ. Nếu không được điều trị, viêm lợi thậm chí có thể gây ra rụng răng.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Liên lạc với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào ở răng hoặc lợi mà bạn nghĩ nên giải quyết nó ngay lập tức.
Một vài phụ nữ khi mang thai xuất hiện các khối sưng lớn như khối u ở trên lợi. Những khối u này lành tính và thường biến mất khi sinh con. Tuy nhiên, chúng có thể bị chảy máu và bác sĩ có thể cắt bỏ chúng nếu bạn thấy khó chịu.
Hãy cho bác sĩ biết bạn đang mang thai. Thông tin này rất quan trọng vì bạn sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Bạn nên đặt lịch làm sạch răng chuyên nghiệp định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ở trạng thái tốt nhất có thể.
Chụp X-quang có thể tiến hành sau khi sinh nếu bạn lo lắng về nguy cơ phóng xạ.
Nếu bắt buộc phải chụp X-quang, bạn sẽ được mặc một chiếc áo bảo vệ chống tia X và đeo một miếng bảo vệ chống tia X ở vùng tuyến giáp để đảm bảo an toàn.
Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ.
Phẫu thuật ghép lợi là một phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng đem lại hiệu quả điều trị cao.
- 8 trả lời
- 1948 lượt xem
Tôi vừa mới phẫu thuật hàm để khắc phục vẩu. Trước đấy tôi cứ nghĩ là phương pháp này sẽ làm giảm tình trạng cười hở lợi nhưng sau khi phẫu thuật xong thì vẫn thế. Tôi rất muốn xử lý vấn đề này nhưng không muốn phải phẫu thuật lại một lần nữa. Vậy thì tôi có những lựa chọn nào? Có thể dán sứ Veneer không?
- 5 trả lời
- 5595 lượt xem
Tôi bị cười hở lợi và bác sĩ nói là có thể tiêm Botox để khắc phục. Cách này có hiệu quả không?
- 5 trả lời
- 1140 lượt xem
Trước đây lợi của tôi vẫn bình thường nhưng khi về già thì lại bị cười hở lợi mà càng ngày càng hở nhiều. Ngoài ra, răng tôi còn bị nhạy cảm với nhiệt độ, ngả vàng và mòn men răng nữa. Tôi nên chọn giải pháp nào cho những vấn đề này?
- 6 trả lời
- 1422 lượt xem
Tôi bị cười hở lợi và răng khấp khểnh. Tôi nên lựa chọn phương pháp nào để khắc phục?
- 5 trả lời
- 1141 lượt xem
Tôi thường xuyên kiểm tra răng và tối nay mới phát hiện ra là bị mất một mảng lợi. Gần đây tôi vừa thay sang bàn chải đánh răng mới và thấy hơi cứng nên đã không dùng nữa. Không biết có phải do nguyên nhân này không. Liệu lợi có tự mọc lại không hay sẽ phải ghép lợi? Tôi đang thấy rất lo.