Làm sao để điều trị cười hở lợi và răng nhạy cảm do lão hóa?
Những dấu hiệu lão hóa ở môi và vùng xung quanh miệng đều có thể đảo ngược được bằng một số cách tạm thời và lâu dài như sau:
Phương pháp tạm thời:
1. Tiêm Juvederm vào môi và các rãnh môi – hàm để bù lại lượng mô bị mất và lấp đầy vào các nếp nhăn.
2. Tiêm Botox vào cơ hạ góc miệng.
Các phương pháp lâu dài hơn:
1. Tiêm LiveFill hoặc tiêm mỡ tự thân vào môi và vùng các rãnh môi - hàm. LiveFill (mô của chính bệnh nhân, chưa qua xử lý) thường cho kết quả lâu dài hơn so với tiêm mỡ.
2. Phân tách cơ hạ góc miệng để làm cho khóe miệng được nâng cao lên một chút.
3. Giảm bớt vùng chảy xệ ở xung quanh miệng và hai bên đường viền hàm bằng kỹ thuật căng da mặt toàn phần hoặc căng da mặt mini.
4. Nâng khóe miệng: Ở những bệnh nhân mà khóe miệng bị xệ xuống dưới thì có thể nâng lên bằng cách loại bỏ một phần mô ở môi trên một cách cẩn thận, tránh làm thay đổi đường nét bình thường của mô, khiến môi mất tự nhiên.
Còn đối với vấn đề răng nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ thì bạn sẽ cần đi khám nha sĩ để được kiểm tra khớp cắn và tình trạng răng lợi. Tật nghiến răng có thể làm mòn răng, khiến răng trở nên nhạy cảm và ngắn đi. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách bọc răng sứ, dán bonding hoặc dán sứ Veneer để khôi phục lại cấu trúc răng bị mất. Ở các trường hợp khác, nếu răng bị nhạy cảm với đồ lạnh thì có thể là do tụt lợi và cần ghép lợi để khắc phục nhưng vì bạn cười hở lợi nên có khả năng là không phải bạn bị vấn đề này.
Khi gặp phải các triệu chứng này, điều đầu tiên cần làm sẽ là đưa khớp cắn về vị trí bình thường và sau đó phục hồi các răng bị sứt mẻ, mài mòn hoặc vỡ bằng cách dán sứ Veneer.
Có thể điều trị cười hở lợi mà không cần phẫu thuật không?
Tôi vừa mới phẫu thuật hàm để khắc phục vẩu. Trước đấy tôi cứ nghĩ là phương pháp này sẽ làm giảm tình trạng cười hở lợi nhưng sau khi phẫu thuật xong thì vẫn thế. Tôi rất muốn xử lý vấn đề này nhưng không muốn phải phẫu thuật lại một lần nữa. Vậy thì tôi có những lựa chọn nào? Có thể dán sứ Veneer không?
- 8 trả lời
- 1939 lượt xem
Có thể tiêm Botox để điều trị cười hở lợi không?
Tôi bị cười hở lợi và bác sĩ nói là có thể tiêm Botox để khắc phục. Cách này có hiệu quả không?
- 5 trả lời
- 5588 lượt xem
Tôi cần làm gì để điều trị răng khấp khểnh và cười hở lợi?
Tôi bị cười hở lợi và răng khấp khểnh. Tôi nên lựa chọn phương pháp nào để khắc phục?
- 6 trả lời
- 1415 lượt xem
Tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến. Hầu hết mọi người đều không biết họ bị tụt lợi bởi vì tình trạng này diễn ra từ từ.
Phẫu thuật ghép lợi là một phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng đem lại hiệu quả điều trị cao.
Sự thay đổi nội tiết trong suốt quá trình mang thai có thể tàn phá sức khỏe răng miệng của bạn.