1

Bị bệnh trứng cá đỏ nên chọn loại kem dưỡng da và serum nào?

Triệu chứng điển hình của bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là da nhạy cảm, mẩn đỏ và đỏ bừng mặt. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do viêm. Bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần chống viêm để làm dịu tình trạng da nhạy cảm và các triệu chứng khác của bệnh trứng cá đỏ.
Bị bệnh trứng cá đỏ nên chọn loại kem dưỡng da và serum nào? Bị bệnh trứng cá đỏ nên chọn loại kem dưỡng da và serum nào?

Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dạng mỹ phẩm, thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Ngay cả khi sử dụng thuốc kê đơn thì cũng nên kết hợp với kem dưỡng hoặc serum trị bệnh trứng cá đỏ trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Mỗi sản phẩm bạn thoa lên da đều phải có tác dụng làm dịu tình trạng viêm trong da.

Các loại kem dưỡng ẩm dành cho da bị bệnh trứng cá đỏ đều có chứa thành phần chống viêm làm dịu da vì bệnh trứng cá đỏ là một da nhạy cảm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da mặt bị mẩn đỏ tái đi tái lại.

Các sản phẩm chăm sóc da có thành phần làm dịu da có thể giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ và tăng hiệu quả của các loại thuốc trị bệnh trứng cá đỏ kê đơn.

Kem dưỡng ẩm cho bệnh trứng cá đỏ

Trong số 16 loại da trong Hệ thống phân loại da Baumann, có 8 loại da bị tình trạng mẩn đỏ. Mỗi một loại da trong số này cần một chế độ chăm sóc da khác nhau. Ở nhiều người, bệnh trứng cá đỏ không phải là vấn đề về da duy nhất. Bệnh trứng cá đỏ có thể đi kèm tình trạng da khô, da nhờn, vết thâm, da không đều màu, nếp nhăn và da chảy xệ. Do đo, kem dưỡng và serum trong quy trình chăm sóc da không những phải điều trị các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ mà còn phải giải quyết tất cả các vấn đề và làn da đang gặp phải. Trên thực tế, hầu hết những người mắc bệnh trứng cá đỏ đều cần kem dưỡng chống lão hóa.

Các thành phần chống viêm thường có khả năng chống oxy hóa nên có thể góp phần chống lão hóa da.

Các sản phẩm trị bệnh trứng cá đỏ không kê đơn

Bệnh trứng cá đỏ mức độ nhẹ có thể điều trị bằng các sản phẩm dưỡng da và thuốc không kê đơn. Trên thực tế, sử dụng loại serum và kem dưỡng phù hợp trong quy trình chăm sóc da có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên da mặt. Cho dù dùng thuốc kê đơn thì bạn cũng vẫn nên sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da dành riêng cho bệnh trứng cá đỏ. Khi mắc bệnh trứng cá đỏ, bạn không nên qua loa khi lựa chọn các sản phẩm điều trị các vấn đề về da khác, ví dụ như kem trị mụn trứng cá, sữa rửa mặt, serum chống lão hóa hay kem trị vết thâm. Nhiều sản phẩm trong số này có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Vì vậy, mỗi một sản phẩm mà bạn sử dụng trong quy trình chăm sóc da đều rất quan trọng. Điều quan trọng nhất là tìm được loại kem dưỡng ẩm phù hợp.

Nên chọn sản phẩm dạng kem, lotion hay serum?

Da khô nên chọn các sản phẩm trị bệnh trứng cá đỏ dạng kem và lotion, trong khi da dầu nên chọn sản phẩm dạng serum hoặc gel.

Nếu loại thuốc trị bệnh trứng cá đỏ kê đơn mà bạn đang dùng có dạng gel và da bạn là da khô thì bạn có thể thoa thuốc trước rồi sau đó thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho bệnh trứng cá đỏ. Điều này sẽ giúp thuốc thẩm thấu vào da tốt hơn. Không được thoa kem dưỡng trước thuốc kê đơn.

Kem dưỡng trị bệnh trứng cá đỏ cần chứa thành phần nào?

Kem dưỡng trị bệnh trứng cá đỏ có lợi nhất cho da khô, nhạy cảm. Kem dưỡng cần chứa thành phần chống viêm làm dịu da. Vì được sử dụng cho da khô, nhạy cảm mắc bệnh trứng cá đỏ nên kem dưỡng phải có các loại dầu tự nhiên làm dịu da chứa axit linoleic và polyphenol như dầu argan, dầu hoa rum hay dầu hướng dương.

Cả kem dưỡng ban ngày và kem dưỡng ban đêm đều phải chứa dầu làm dịu da. Nếu kem dưỡng gây cảm giác nặng bí trên da, bạn có thể sử dụng serum vào buổi sáng và kem dưỡng vào buổi tối.

Kem dưỡng trị bệnh trứng cá đỏ có thể sử dụng trên da khô, da hỗn hợp và da thường.

Kem trị bệnh trứng cá đỏ cần chứa dầu làm dịu da

Nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ và có làn da khô, nhạy cảm thì nên sử dụng kem dưỡng vì kem dưỡng chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm hơn so với serum.

Kem dưỡng là phương pháp điều trị bệnh trứng cá đỏ rất tốt cho da khô, nhạy cảm nếu có chứa loại và lượng axit béo thích hợp.
Axit linoleic, một loại axit béo omega-6, nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chống viêm khi thoa lên da. Tác dụng chống viêm của axit linoleic phần lớn đến từ khả năng điều hòa chuỗi phản ứng viêm. Axit linoleic cạnh tranh với axit arachidonic, tiền chất của một số chất trung gian gây viêm, để tác động đến enzyme cyclooxygenase và lipoxygenas. Điều này có nghĩa là khi có axit linoleic, cơ thể sẽ giảm sản xuất prostaglandin và leukotrien có nguồn gốc từ axit arachidonic, đây là những chất trung gian mạnh gây viêm. Bằng cách làm giảm sự sản xuất các chất trung gian gây viêm này, axit linoleic giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, da nhạy cảm và kích ứng do bệnh trứng cá đỏ. Ngoài ra, axit linoleic có thể được chuyển đổi thành các hợp chất chống viêm, chẳng hạn như prostaglandin E1, giúp giảm viêm và làm dịu da.

Củng cố hàng rào bảo vệ da cũng là điều rất quan trọng nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ và có làn da khô. Axit béo trong kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ có thể giúp đạt được điều này. Axit linoleic là thành phần tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, giúp duy trì tính toàn vẹn của lớp biểu bì, đây là điều rất quan trọng để ngăn ngừa nước bốc hơi khỏi da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài

Như vậy, axit linoleic không chỉ củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da mà còn tham gia tích cực vào việc giải quyết tình trạng viêm da. Do đó, axit linoleic là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe làn da và được phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.

Các loại dầu tự nhiên có tác dụng làm dịu da

Các loại dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm và làm dịu da có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. (Lưu ý, không sử dụng tinh dầu. Tinh dầu có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm).

Hãy tìm các loại dầu có chứa polyphenol, axit stearic hoặc axit linoleic, chẳng hạn như các loại dầu dưới đây:

  • Dầu hạnh nhân (almond oil)
    • Axit linoleic: 20 - 30%
    • Axit stearic: khoảng 1%
    • Các hoạt chất khác: giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm.
  • Dầu argan
    • Axit linoleic: 29 - 36%
    • Axit stearic: 4 - 7%
    • Các hoạt chất khác: chứa polyphenol, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác góp phần tạo nên đặc tính chống viêm của loại dầu này.
  • Dầu hạt sơn trà Nhật Bản (dầu tsubaki)
    • Axit linoleic: khoảng 10%
    • Axit stearic: 1 - 3%
    • Các hoạt chất khác: Chứa chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol góp phần mang lại tác dụng chống viêm và bảo vệ da.
  • Dầu hạt nho (grape seed oil)
    • Axit linoleic: 60 - 70%
    • Axit stearic: 3 - 6%
    • Các hoạt chất khác: chứa nhiều polyphenol, đặc biệt là proanthocyanidin, hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.
  • Dầu hạt macca
    • Axit linoleic: 1 - 5%
    • Axit stearic: 2 - 3%
    • Các hoạt chất khác: Chứa axit palmitoleic, một loại axit béo có đặc tính chống viêm và loại dầu này còn rất giàu chất chống oxy hóa.
  • Dầu hoa rum (safflower oil)
    • Axit linoleic: lên tới 75%
    • Axit stearic: 1 - 3%
    • Đây là một trong những loại dầu có hàm lượng axit linoleic rất cao, một loại axit béo được biết đến với đặc tính chống viêm mạnh.
  • Dầu đậu nành (soybean oil)
    • Axit linoleic: 50 - 55%
    • Axit stearic: 2 - 5%
    • Các hoạt chất khác: chứa phytosterol, các hợp chất có tác dụng chống viêm và vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh.
  • Dầu hướng dương (sunflower oil)
    • Axit linoleic: 65 - 70% (một trong những loại dầu có hàm lượng axit linoleic cao nhất)
    • Axit stearic: 2 - 6%
    • Các hoạt chất khác: Giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa và chống viêm.
  • Dầu hạt việt quất đen (bilberry seed oil)
    • Axit linoleic: 30 - 35%
    • Axit stearic: khoảng1%
    • Các hoạt chất khác: Chứa axit alpha linolenic (một loại axit béo omega-3) và giàu chất chống oxy hóa như vitamin E và polyphenol, các hợp chất này còn có tác dụng chống viêm.

Cần lưu ý rằng tỷ lệ axit linoleic và axit stearic trong các loại dầu có thể thay đổi theo nhiều yếu tố, ví dụ như chất lượng của loài thực vật dùng để ép dầu, quá trình sản xuất,... Hàm lượng polyphenol và các hợp chất chống viêm khác trong dầu cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện trồng trọt và phương pháp sản xuất.

Serum trị bệnh trứng cá đỏ

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum không?

Có rất nhiều loại serum dành cho da bị bệnh trứng cá đỏ. Những loại serum này có chứa thành phần chống viêm và giảm mẩn đỏ. Serum phù hợp hơn với da dầu nhạy cảm (nếu bạn có da khô thì nên chọn sản phẩm trị bệnh trứng cá đỏ dạng kem thay vì serum).

Nên sử dụng serum trị bệnh trứng cá đỏ 1 - 2 lần mỗi ngày ở bước thứ 3 trong quy trình chăm sóc da (sau kem dưỡng mắt và trước kem dưỡng ẩm).

Serum trị bệnh trứng cá đỏ phù hợp với loại da nào?

Serum phù hợp hơn với da dầu và da bị mụn trứng cá vì serum thường chứa ít thành phần gây bít tắc lỗ chân lông. Serum trị bệnh trứng cá đỏ thường có chứa thành phần kháng viêm để làm giảm mẩn đỏ và làm dịu da nhạy cảm.

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng các loại serum khác không?

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum chống lão hóa không?

Một số loại serum chống lão hóa không tốt cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ vì các loại serum này chứa thành phần dễ gây kích ứng (bên dưới có danh sách các hoạt chất chống lão hóa an toàn cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ và những hoạt chất cần tránh). Một hoạt chất chống lão hóa thích hợp cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ là exosome. Bạn cũng có thể dùng serum hoặc kem dưỡng làm dịu làn da kết hợp với serum retinol nồng độ thấp. Nên dùng sản phẩm làm dịu da trong 4 tuần trước khi bắt đầu dùng retinol.

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum retinol không?

Làn da bị bệnh trứng cá đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong thời gian đầu sử dụng retinol so với các loại da khác. Retinol có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự như triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ, gồm có mẩn đỏ, mặt nóng bừng và châm chích. Do đó, cần sử dụng retinol đúng cách để tránh xảy ra những tác dụng phụ này. Bạn nên bắt đầu với retinol nồng độ thấp và làm theo hướng dẫn trong bài viết này.

Nói chung, người bị bệnh trứng cá đỏ chỉ nên dùng retinol khi:

  • Bệnh trứng cá đỏ được kiểm soát tốt
  • Da không bị châm chích
  • Sử dụng retinol đúng cách
  • Dùng retinol ở bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da buổi tối
  • Sử dụng đúng loại sữa rửa mặt
  • Da không quá khô

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum vitamin C không?

Những loại serum vitamin C tốt thường có độ pH rất thấp, nghĩa là chúng có tính axit. Điều này có thể gây mẩn đỏ, nóng rát và châm chích làn da bị bệnh trứng cá đỏ. Vì lý do này nên người bị bệnh trứng cá đỏ tốt nhất không nên sử dụng serum vitamin C.

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum axit hyaluronic không?

Người bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum axit hyaluronic. Serum axit hyaluronic cấp ẩm cho da rất tốt nhưng không phải là loại serum chống lão hóa tốt nhất và không có tác dụng làm dịu da. Axit hyaluronic là chất hút ẩm (humectant) nên có tác dụng dưỡng ẩm cho da nhưng không giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Serum axit hyaluronic phù hợp với người có da dầu.

Bị bệnh trứng cá đỏ có thể dùng serum exosome không?

Exosome có nguồn gốc từ tiểu cầu có thể giúp làm dịu và tái tạo da, có thể dùng được cho cả da khô và da dầu bị bệnh trứng cá đỏ. Nếu bạn có da khô, hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da sau khi thoa serum exosome để giúp exosome thẩm thấu vào da tốt hơn.

Hoạt chất chống viêm và làm dịu da tốt nhất cho bệnh trứng cá đỏ

Dưới đây là 5 hoạt chất chống viêm và làm dịu da tốt nhất cho làn da bị bệnh trứng cá đỏ:

  • Allantoin
  • Dầu argan
  • Bisabolol
  • Chiết xuất trà xanh
  • Niacinamide

>>> Danh sách đầy đủ các thành phần chống viêm trong mỹ phẩm

Khi nào nên sử dụng thuốc trị bệnh trứng cá đỏ kê đơn?

Nếu bị bệnh trứng cá đỏ mức độ từ vừa đến nặng thì có thể bạn sẽ cần dùng thuốc bôi kê đơn hoặc thuốc kháng sinh đường uống. Để có hiệu quả tốt nhất, hãy kết hợp thuốc điều trị bệnh trứng cá đỏ với:

  • Sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm hoặc da mắc bệnh trứng cá đỏ
  • Kem chống nắng vật lý (không nên dùng kem chống nắng hóa học)
  • Sản phẩm điều trị các vấn đề khác mà làn da đang gặp phải như nếp nhăn hay vết thâm

Bạn nên bôi thuốc trị bệnh trứng cá đỏ ở bước 3 (sau kem dưỡng mắt) trong quy trình dưỡng da buổi sáng và buổi tối.

>>> Tìm hiểu về chế độ chăm sóc da khi mắc bệnh trứng cá đỏ

Bạn cũng nên kết hợp các sản phẩm bôi ngoài da với điều chỉnh chế độ ăn uống và uống bổ sung một số chất để điều trị bệnh trứng cá đỏ từ bên trong.

Các cách điều trị bệnh trứng cá đỏ từ bên trong

Điều trị bệnh trứng cá đỏ bằng thuốc kê đơn

Thuốc co mạch

Một loại thuốc bôi kê đơn được sử dụng để điều trị bệnh trứng cá đỏ là Rhofade (oxymetazoline). Loại thuốc này có tác dụng làm co mạch máu trên mặt, làm giảm lượng máu lưu thông đến da và nhờ đó làm giảm tình trạng mẩn đỏ. Bạn cần bôi thuốc mỗi ngày vào buổi sáng. Tác dụng của thuốc duy trì được khoảng 12 giờ sau khi bôi. Thuốc cho hiệu quả cao nhất sau khoảng 8 - 12 tuần sử dụng.

Thuốc tiêu diệt Demodex

Người bị bệnh trứng cá đỏ có thể cần dùng thuốc tiêu diệt Demodex – một loại kí sinh trùng trên da. Một loại thuốc tiêu diệt Demodex được sử dụng khá phổ biến là Soolantra (ivermectin). Thoa thuốc một lần một ngày vào buổi sáng hoặc tối. Bạn có thể thấy kết quả ngay sau 2 tuần nhưng đôi khi phải sau 8 - 12 tuần sử dụng thuốc mới phát huy tác dụng rõ rệt.

Thuốc kháng viêm

  • Azalea (axit azelaic): loại thuốc trị bệnh trứng cá đỏ này còn có tác dụng làm sáng da và chống lão hóa.
  • Aczone (dapsone): vốn là một loại thuốc trị mụn trứng cá nhưng có thể dùng để trị bệnh trứng cá đỏ.
  • Metro Gel (metronidazole): đây là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng trị bệnh trứng cá đỏ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị Bệnh Chàm (eczema) Nên Chọn Loại Kem Dưỡng Da Nào?
Bị Bệnh Chàm (eczema) Nên Chọn Loại Kem Dưỡng Da Nào?

Bệnh chàm, hay còn gọi là viêm da cơ địa, eczema, là một vấn đề về da mạn tính do viêm, khiến da khô, ngứa, đỏ, đóng vảy và bong tróc. Một cách để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm là sử dụng kem dưỡng da có chứa thành phần dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm dịu da.

Cách chọn kem dưỡng ẩm tốt nhất cho da mặt phù hợp với từng loại da
Cách chọn kem dưỡng ẩm tốt nhất cho da mặt phù hợp với từng loại da

Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.

Các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các loại thuốc kê đơn điều trị bệnh trứng cá đỏ

Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị khỏi nhưng hiện tại đã có nhiều lựa chọn điều trị để kiểm soát các triệu chứng của vấn đề về da do viêm này.

Bị Bệnh Chàm (Eczema) Nên Chọn Loại Sữa Rửa Mặt Nào?
Bị Bệnh Chàm (Eczema) Nên Chọn Loại Sữa Rửa Mặt Nào?

Các sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt, xà phòng và sữa tắm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh chàm (hay còn gọi là eczema hay viêm da cơ địa) vì bệnh chàm xảy ra do hàng rào bảo vệ da bị tổn hại mà các sản phẩm này lại có ảnh hưởng lớn đến hàng rào bảo vệ da. Nếu bạn bị bệnh chàm thì nên chọn sữa rửa mặt có chứa axit béo để phục hồi và bảo vệ hàng rào bảo vệ da, đồng thời sử dụng các thành phần chống viêm để làm dịu da.

Bị Mụn Trứng Cá Nên Chọn Loại Sữa Rửa Mặt Nào?
Bị Mụn Trứng Cá Nên Chọn Loại Sữa Rửa Mặt Nào?

Da bị mụn trứng cá cần sử dụng loại sữa rửa mặt khác với da không bị mụn nhưng việc lựa chọn sữa rửa mặt còn phụ thuộc vào loại da. Điều này là do lượng bã nhờn mà da tiết ra và sức mạnh của hàng rào bảo vệ da có ảnh hưởng đến tác dụng của sữa rửa mặt trên da. Dùng loại sữa rửa mặt không phù hợp là một lỗi sai phổ biến trong chăm sóc da, nhất là chăm sóc da trị mụn. Mặt khác, dùng đúng loại sữa rửa mặt sẽ giúp các sản phẩm tiếp theo trong quy trình chăm sóc da phát huy tác dụng tốt hơn và giảm thiểu tác dụng phụ của các sản phẩn trị mụn. Vậy da mụn cần chọn loại sữa rửa mặt nào?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Về mặt nạ nội địa Trung
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1066 lượt xem

Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.

Tìm sản phẩm dưỡng ẩm cho da
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  718 lượt xem

Em đang muốn tìm một sản phẩm để dưỡng ẩm mà không biết nên mua loại nào, da em là da mụn giống y sì như trong ảnh luôn. Bác sĩ có thể đề xuất giúp em những sản phẩm dưỡng ẩm mà giá học sinh một chút được không, em cảm ơn nhiều lắm ạ

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2505 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 6 năm trước
 1869 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 5 năm trước
 1758 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 6 năm trước
 1751 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 6 năm trước
 1686 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 6 năm trước
 1640 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây