Hướng Dẫn Sử Dụng Serum Vitamin C (Axit Ascorbic)
Tác dụng phụ của serum vitamin C
Các loại serum vitamin C chất lượng đều có tính axit. Những sản phẩm này có thể gây nóng rát, châm chích, mẩn đỏ và nổi mụn.
Vitamin C không gây khô da. Một số sản phẩm vitamin C thậm chí còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Vitamin C không khiến da nhạy cảm với ánh nắng.
>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Vitamin C phù hợp và không phù hợp với loại da nào?
Loại da nên dùng vitamin C
Vitamin C có lợi cho:
- Da lão hóa
- Da xỉn màu
- Da không đều màu
Loại da không nên dùng vitamin C
Da bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea) và da châm chích không nên sử dụng serum vitamin C.
Để có hiệu quả, các sản phẩm chứa vitamin C phải có độ pH thấp, có nghĩa là có tính axit.
Các sản phẩm có tính axit này có thể gây:
- Bong tróc da
- Kích ứng da
- Mẩn đỏ
- Châm chích
- Nóng rát
Da bị bệnh trứng cá đỏ và da châm chích có thể sử dụng kem dưỡng chứa vitamin C thay vì serum vitamin C nhưng vitamin C trong kem dưỡng thường có hiệu quả kém do có độ pH cao và không hấp thụ tốt vào da.
Nếu da bạn thuộc một trong hai loại này thì nên chọn những thành phần chống lão hóa khác thay cho vitamin C.
>>>> Xem thêm: làm sạch da
Vitamin C và da nhạy cảm
Da nhạy cảm có thể dùng vitamin C không?
Vitamin C không phải một thành phần chăm sóc da phù hợp với da nhạy cảm.
Sản phẩm chứa vitamin C phải có độ pH thấp (tính axit) thì mới hiệu quả và sản phẩm có tính axit có thể gây kích ứng da nhạy cảm.
Mặc dù là một chất chống oxy hóa nhưng vitamin C có thể gây viêm ở da nhạy cảm, nhất là da bị bệnh trứng cá đỏ.
Vitamin C có thể khiến những loại da nhạy cảm sau đây trở nên trầm trọng hơn:
- Da bị mụn trứng cá
- Da bị bệnh trứng cá đỏ
- Da châm chích
Không được sử dụng vitamin C trên da đang bị kích ứng hoặc phát ban.
Triệu chứng kích ứng da do vitamin C
Da bị kích ứng do vitamin C có các biểu hiện sau đây:
- Mẩn đỏ
- Ngứa
- Châm chích
- Nhạy cảm
- Đau khi chạm
- Nóng
Vitamin C có gây dị ứng da không?
Dị ứng da với vitamin C rất hiếm khi xảy ra.
Các triệu chứng như mẩn đỏ, nóng rát, ngứa hay châm chích đa phần là do da bị kích ứng do độ pH thấp của serum vitamin C chứ không phải dị ứng.
Phải làm gì nếu da nhạy cảm với vitamin C?
Không tiếp tục sử dụng vitamin C nếu da bị kích ứng. Viêm trong da có thể dẫn đến lão hóa da và tăng sắc tố.
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng cũng mang lại những lợi ích tương tự cho da mà không gây kích ứng da nhạy cảm.
(Lưu ý, bổ sung vitamin C qua đường ăn uống sẽ không làm tăng lượng vitamin C trong da nhiều như khi bôi vitamin C trực tiếp lên da nhưng đây là một giải pháp an toàn trong trường hợp serum vitamin C gây kích ứng da hoặc khiến da nổi mụn).
Điều trị kích ứng da do vitamin C
Dưới đây là các bước cần thực hiện khi da bị kích ứng do serum vitamin C:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
- Thoa kem dưỡng ẩm có thành phần làm dịu da
- Tránh dùng axit hydroxy (AHA và BHA) và retinoid
- Ngừng sử dụng serum vitamin C
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Cách sử dụng serum vitamin C
Luôn thoa vitamin C lên da sạch, tốt nhất là sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt có độ pH thấp.
Thứ tự sử dụng vitamin C trong quy trình chăm sóc da.
Nên bôi serum vitamin C ở bước 3 trong quy trình chăm sóc da.
Thứ tự các bước trong quy trình chăm sóc da như sau:
- Bước 1: Làm sạch da
- Bước 2: Thoa kem dưỡng mắt
- Bước 3: Thoa serum
- Bước 4: Kem dưỡng ẩm
Mỗi lần nên thoa bao nhiêu serum vitamin C?
Thoa khoảng 1/8 thìa cà phê serum cho toàn bộ khuôn mặt.
Nên sử dụng serum vitamin C vào buổi sáng hay buổi tối?
Thời điểm sử dụng serum vitamin C trong ngày phụ thuộc vào loại da.
Thoa serum vitamin C trước hay sau kem dưỡng ẩm?
Luôn sử dụng serum vitamin C trước kem dưỡng ẩm. Nếu thoa sau kem dưỡng ẩm, vitamin C sẽ không thể hấp thụ vào da và không có tác dụng.
Có thể sử dụng serum vitamin C mỗi ngày không?
Hầu hết các loại da đều có thể sử dụng vitamin C mỗi ngày và thậm chí hai lần một ngày.
Thoa serum vitamin C mấy lần một ngày?
Số lần sử dụng serum vitamin C mỗi ngày tùy thuộc vào loại da. Một số loại da chỉ nên sử dụng 1 lần/ngày trong khi một số loại có thể dùng 2 lần/ngày.
Có thể dùng vitamin C và retinol cùng nhau không?
Có thể dùng vitamin C và retinol cùng nhau. Bạn nên thoa vitamin C trước, sau đó đến retinol. Retinol dễ thẩm thấu vào da hơn so với vitamin C. Bạn cũng có thể dùng vitamin C vào buổi sáng và retinol vào buổi tối (không nên thực hiện ngược lại vì retinol không thích hợp dùng vào ban ngày).
Thứ tự sử dụng các sản phẩm trong chu trình chăm sóc da như sau:
- Làm sạch da
- Kem dưỡng mắt
- Serum vitamin C
- Kem dưỡng ẩm
- Retinol
Khi mới sử dụng retinol, bạn nên thoa retinol sau kem dưỡng ẩm để giảm tốc độ hấp thụ retinol vào da và giảm nguy cơ kích ứng. Sau một thời gian, khi đã quen với retinol và không còn gặp tác dụng phụ, bạn có thể thoa retinol trước kem dưỡng ẩm.
>>> Tìm hiểu thêm về cách sử dụng retinol, axit hyaluronic và vitamin C trong quy trình chăm sóc da.
Có thể trộn vitamin C với thành phần chăm sóc da khác không?
Luôn thoa riêng serum vitamin C trên da sạch vì vitamin C không hòa trộn tốt với các thành phần chăm sóc da khác.
Bạn có thể đợi một lúc để vitamin C hấp thụ vào da rồi mới thoa tiếp một loại serum khác.
Có thể sử dụng serum vitamin C với các loại serum khác không?
Bạn có thể sử dụng các loại serum khác sau vitamin C nhưng không được trộn chung với nhau.
Các loại serum có thể sử dụng sau serum vitamin C là:
- Retinol
- Axit hyaluronic
- Niacinamide
- Heparan sunfate
- Defensin
- Yếu tố tăng trưởng (growth factor)
- Exosome
Nên sử dụng serum vitamin C vào thời điểm nào?
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để sử dụng serum vitamin C vì vitamin C có thể bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và chất gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng serum vitamin C vào buổi tối để thúc đẩy sự sản sinh collagen trong da.
Khi nào không nên sử dụng serum vitamin C?
Không sử dụng serum vitamin C khi da bị:
- đỏ
- nóng rát
- châm chích
- phát ban
- viêm
- nổi mụn
- da sưng tấy, phồng rộp, bong tróc do cháy nắng
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng vitamin C trên vùng da bị cháy nắng nếu da không bị phồng rộp hay bong tróc.
Cách lựa chọn serum vitamin C
Một sản phẩm serum vitamin C cần có các đặc điểm sau đây:
- độ pH trong khoảng 2 - 3
- chứa axit L-ascorbic (một dạng vitamin C)
- được đựng trong lọ màu nâu hoặc xanh, không phải lọ trong suốt (vitamin C rất dễ phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng)
- lọ có đầu bơm hoặc nắp nhỏ giọt (không chọn sản phẩm đựng trong lọ miệng rộng hoặc hũ)
Bạn nên chọn serum vitamin C thay vì kem dưỡng vitamin C vì kem dưỡng thường có độ pH cao và khiến vitamin C kém hiệu quả. Cố gắng sử dụng serum vitamin C trong vòng 2 - 3 tháng sau khi mở nắp vì vitamin C sẽ phân hủy khi tiếp xúc với không khí.
Các dạng vitamin C trong sản phẩm chăm sóc da
8 dạng vitamin C chính trong sản phẩm chăm sóc da:
- aminopropyl ascorbyl phosphate
- ascorbyl glucoside
- ascorbyl palmitate
- ethyl ascorbic acid
- L-ascorbic acid
- magnesium ascorbyl phosphate
- sodium ascorbyl phosphate
- tetrahexyldecyl ascorbate
Bảng dưới đây so sánh độ ổn định, khả năng hấp thụ và nguy cơ kích ứng của các dạng vitamin C.
Dạng vitamin C | Tên khác | Khả năng hấp thụ | Có gây châm chích không? | Độ ổn định | Tan trong nước hay chất béo | Dạng sản phẩm có hiệu quả nhất |
Magnesium ascorbyl phosphate | MAP | Kém | Không | Ổn định hơn AA | Tan trong nước | Serum |
L-ascorbic acid | AA | Độ pH phải trong khoảng 2 - 3 | Có châm chích ở độ pH thấp | Không | Tan trong nước | Serum |
Ascorbyl palmitate | AP | Tốt nhưng nồng độ phải cao | Không | Ổn định hơn AA | Tan trong chất béo | Kem |
Sodium ascorbyl phosphate | SAP | Kém nhưng tốt hơn AA | Không | Có | Tan trong nước | Serum |
Ethyl ascorbic acid | EAA | ? | Không | Rất ổn định | Tan trong nước | Serum |
Ascorbyl glucoside | AG | Cần có sự hỗ trợ | Không | Ổn định hơn AA | Tan trong nước | Serum |
Tetrahexyldecyl ascorbate | TA | Tốt hơn AA gấp 3 lần | Không | Ổn định | Tan trong chất béo | Dầu, kem, lotion |
Aminopropyl ascorbyl phosphate | AAP | ? | Không | Ổn định hơn AA | Tan trong nước | Serum |
Bạn cần chú ý dạng vitamin C nào tan trong chất béo và dạng nào tan trong nước.
Các dạng vitamin C tan trong chất béo bảo vệ màng tế bào trong khi các dạng tan trong nước hoạt động bên trong tế bào.
Tất cả các dạng vitamin C đều có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất sắc tố melanin và thúc đẩy sự sản sinh collagen.
Tuy nhiên, axit ascorbic là dạng hiệu quả nhất. Các dạng khác phải được chuyển đổi thành axit ascorbic mới phát huy tác dụng.
Các dạng vitamin C phải đáp ứng cả 3 tiêu chí sau thì mới có hiệu quả:
- Ổn định
- Hấp thụ tốt
- Có khả năng chuyển đổi tốt thành axit ascorbic
Axit L-ascorbic là dạng vitamin C mạnh nhất, với điều kiện là được bào chế ở độ pH 2 - 3 để hấp thụ tốt vào da.
Dùng vitamin C bao lâu sẽ có hiệu quả?
Mất bao lâu để vitamin C hấp thụ vào da?
Thời gian để vitamin C hấp thụ vào da phụ thuộc vào độ pH và các thành phần chăm sóc da khác đang có trên da.
Mất bao lâu để vitamin C phát huy tác dụng?
Có thể phải mất vài tháng để vitamin C phát huy tác dụng. Thời gian có hiệu quả rõ rệt còn tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Mục đích sử dụng vitamin C
- Loại da
- Loại sản phẩm vitamin C (serum hay kem dưỡng)
- Cách bạn sử dụng vitamin C
- Tần suất sử dụng vitamin C
- Thời điểm sử dụng vitamin C
- Các sản phẩm nào khác trong chu trình chăm sóc da
Có nên dùng kem dưỡng vitamin C không?
Kem dưỡng vitamin C không hiệu quả lắm vì:
- có độ pH cao, khiến vitamin C khó hấp thụ vào da
- hiệu quả phục hồi hàng rào bảo vệ da không cao
- dưỡng ẩm kém do thiếu axit béo
Nếu muốn sử dụng vitamin C, bạn nên chọn serum thay vì kem dưỡng.
Vitamin C điều trị những vấn đề nào?
Vitamin C có thể giúp điều trị những vấn đề về da sau đây:
- Da lão hóa
- Thâm nám, da không đều màu
- Rạn da
- Da mỏng
- Viêm da xạ trị
Trị vết thâm bằng vitamin C có hiệu quả không?
Vitamin C là một chất ức chế tyrosinase và có thể được dùng để trị vết thâm nhưng hiệu quả không cao bằng các thành phần làm sáng da khác.
Vitamin C (ascorbic acid) là một trong những thành phần quan trọng nhất trong các sản phẩm chăm sóc da.
Serum là sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về da như thâm, mụn, da sần sùi, nếp nhăn, mẩn đỏ… Nhưng để serum phát huy hiệu quả tối ưu thì bạn cần phải sử dụng serum đúng cách.
Retinol, axit hyaluronic và vitamin C đều là những thành phần chăm sóc da phổ biến và có rất nhiều lợi ích cho da. Một điểm chung của cả ba thành phần này là đều có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có thể sử dụng cả ba thành phần này cùng lúc. Nếu bạn có làn da quá khô hoặc da nhạy cảm thì không nên sử dụng retinol, axit hyaluronic và vitamin C cùng nhau.
Axit hyaluronic (HA) là một thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như serum, kem dưỡng và toner. Một trong những tác dụng được biết đến nhiều nhất của axit hyaluronic là dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, các sản phẩm axit hyaluronic thực sự chất lượng thường có giá đắt đỏ. Vậy liệu rằng có cần thiết phải chi nhiều tiền cho các sản phẩm này để dưỡng ẩm da không? Hay có thể thay thế axit hyaluronic bằng các thành phần dưỡng ẩm khác như glycerin?
Bạn đang tìm kiếm các loại kem dưỡng ẩm có màu tốt nhất? Để có da sạch, mềm mại và hồng hào, hãy vứt những kem nền gây nặng mặt và nhờn mặt đi và chuyển sang một loại kem dưỡng ẩm màu. Bạn sẽ sớm khám phá ra rằng các chất dưỡng ẩm màu là những phát minh vĩ đại nhất kể từ sau thời kỳ bánh mì lát!
- 0 trả lời
- 1130 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!