Bị Bệnh Chàm (Eczema) Nên Chọn Loại Sữa Rửa Mặt Nào?
Sữa rửa mặt dành cho bệnh chàm
Người bị bệnh chàm nên chọn sữa rửa mặt dạng kem có tác dụng tích tụ lipid (axit béo) trên da. Những lipid này mang lại kết cấu dạng kem cho sữa rửa mặt.
Lipid là gì?
Lipid là chất béo tự nhiên của da và được tạo nên từ các axit béo.
Axit béo giúp duy trì sức mạnh của hàng rào bảo vệ da.
Axit béo “khóa” độ ẩm lại trong da và đồng thời ngăn các chất gây dị ứng, kích ứng và vi khuẩn xâm nhập vào da.
Axit béo không bão hòa có khả năng làm dịu da trong khi axit béo bão hòa có tác dụng dưỡng ẩm.
>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da
Tại sao cần chọn sản phẩm làm sạch da phù hợp khi bị bệnh chàm?
Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa là một bệnh lý về da do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến da đỏ, ngứa và viêm. Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu nên không thể giữ độ ẩm lại trong da, điều này có thể xảy ra do di truyền hoặc các yếu tố từ bên ngoài như sử dụng sai loại sữa tắm hoặc sữa rửa mặt. Chất tẩy rửa trong sữa tắm và sữa rửa mặt có thể làm mất đi các axit béo quan trọng trong da, dẫn đến tình trạng mất nước và viêm da.
Một khi bắt đầu, phản ứng viêm sẽ kích hoạt nhiều con đường tín hiệu gây viêm khác và khó có thể ngăn chặn được. Tình trạng viêm sẽ thúc đẩy tế bào biểu bì tạo hắc tố sản sinh ra nhiều sắc tố melanin và dẫn đến tăng sắc tố sau viêm với biểu hiện là các vết thâm trên da.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm nhưng một nguyên nhân phổ biến là sử dụng loại xà phòng, sữa tắm hoặc sữa rửa mặt chứa chất tẩy rửa quá mạnh hoặc không phù hợp với loại da. Nếu bạn bị bệnh chàm thì i không nên dùng xà phòng. Chất tẩy rửa trong xà phòng sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da bị tổn thương thêm và làm bệnh chàm trở nên nặng hơn. Thay vì xà phòng, hãy chọn sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ có chứa axit béo và các thành phần làm dịu da.
Sử dụng sản phẩm làm sạch da phù hợp có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, viêm và tăng sắc tố da.
>>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Dầu tẩy trang
Sử dụng dầu tẩy trang là một cách làm sạch da hiệu quả vì dầu tẩy trang giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, kem chống nắng và mỹ phẩm trang điểm mà không làm khô da. Dầu tẩy trang còn chứa nhiều axit béo giúp làm dịu da. Dầu tẩy trang là một phần trong phương pháp làm sạch da hai bước Double Cleansing.
Nếu bạn bị bệnh chàm thì có thể lựa chọn các loại dầu tự nhiên như dầu argan, dầu đậu nành, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu cây rum và dầu dừa. Tất cả các loại dầu này đều có khả năng dưỡng ẩm cao và mỗi loại lại có thêm những lợi ích riêng cho da:
- Dầu argan giúp làm dịu da, chữa lành nhiễm trùng và tổn thương.
- Dầu đậu nành (glycine soja oil) bảo vệ da khỏi bị tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của tế bào da khỏe mạnh.
- Dầu hạt nho (grape seed oil) giúp cải thiện độ đàn hồi của da.
- Dầu hạnh nhân (almond oil) giúp dưỡng ẩm cho da khô và còn có tác dụng làm mờ sẹo.
- Dầu cây rum (safflower oil) ngăn ngừa bong tróc da.
- Dầu dừa (coconut oil) giảm viêm và có đặc tính kháng khuẩn.
Bị bệnh chàm có thể sử dụng tinh dầu không?
Người bị bệnh chàm không nên sử dụng tinh dầu vì tinh dầu không chứa axit béo giúp dưỡng ẩm da.
Trên thực tế, tinh dầu là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất. Ở những người mắc các bệnh về da có hàng rào bảo vệ da bị suy yếu như bệnh chàm, bệnh trứng cá đỏ (rosacea) và bệnh vảy nến, nguy cơ dị ứng khi sử dụng tinh dầu sẽ càng cao. Người bị bệnh chàm nên sử dụng các loại dầu như dầu argan hoặc dầu cây rum và tránh các loại tinh dầu.
Tuy nhiên có một số loại tinh dầu có thể giúp điều trị bệnh chàm nhờ có chứa các axit béo phục hồi hàng rào bảo vệ da như axit linoleic.
Tinh dầu hoa hồng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, bản thân loại tinh dầu này không thể điều trị bệnh chàm mà cần được kết hợp với kem dưỡng ẩm có chứa cholesterol và ceramide.
>>>>>Xem thêm: chăm sóc vùng da dưới cánh tay
Bị bệnh chàm cần tránh những sản phẩm làm sạch da nào?
Nếu bạn bị bệnh chàm thì nên tránh sử dụng những sản phẩm làm sạch da tạo nhiều bọt. Các chất tẩy rửa tạo bọt sẽ loại bỏ chất béo thiết yếu khỏi da và làm hỏng hàng rào bảo vệ da.
Bạn cũng không nên sử dụng xà phòng bánh, nhất là những loại có mùi thơm nồng vì chúng sẽ làm mất đi độ ẩm của da và gây kích ứng da nặng thêm.
Ngoài ra, hãy tránh các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý như tẩy tế bào chết dạng hạt trên mặt vì những sản phẩm này sẽ gây tổn thương da.
Bị bệnh chàm nên chọn loại bột giặt/nước giặt nào?
Ngoài những sản phẩm mà bạn sử dụng trực tiếp trên da, việc lựa chọn bột giặt/nước giặt cũng rất quan trọng khi mắc bệnh chàm. Nên chọn các loại bột giặt/nước giặt dành cho da nhạy cảm, không chứa chất tẩy mạnh và không chứa hương liệu. Nên tránh tất cả những sản phẩm có mùi thơm nồng. Mặc dù các sản phẩm có nhãn “hữu cơ” (organic) có vẻ an toàn nhưng thực chất thành phần trong những sản phẩm này có thể kích hoạt triệu chứng của bệnh chàm, vì vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng bột giặt hay nước giặt hữu cơ.
Việc lựa chọn loại sữa rửa mặt và sữa tắm phù hợp là điều rất quan trọng khi mắc bệnh chàm vì những sản phẩm này có ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Nói chung, người bị bệnh chàm nên tránh những sản phẩm có nhiều bọt và chứa chất tẩy rửa mạnh. Nên chọn sữa rửa mặt dạng kem vì những loại sữa rửa mặt này dịu nhẹ với da, có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ các lipid quan trọng trong hàng rào bảo vệ da. Luôn kết hợp loại sữa rửa mặt phù hợp với kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Bệnh chàm, hay còn gọi là viêm da cơ địa, eczema, là một vấn đề về da mạn tính do viêm, khiến da khô, ngứa, đỏ, đóng vảy và bong tróc. Một cách để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm là sử dụng kem dưỡng da có chứa thành phần dưỡng ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ da và làm dịu da.
Triệu chứng điển hình của bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là da nhạy cảm, mẩn đỏ và đỏ bừng mặt. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do viêm. Bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần chống viêm để làm dịu tình trạng da nhạy cảm và các triệu chứng khác của bệnh trứng cá đỏ.
Biết được và sử dụng những loại kem dưỡng ẩm tốt nhất là rất quan trọng để giúp bảo vệ và giữ cho làn da đẹp.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị eczema (bệnh chàm)
Bệnh chàm, hoặc viêm da dị ứng, là tình trạng da ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mặc dù việc kiểm soát căn bệnh là điều khó khăn với mọi lứa tuổi, nhưng với trẻ em thì lại gây ra những vấn đề riêng biệt.
- 0 trả lời
- 3136 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1147 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 1029 lượt xem
Hôm nay em mạnh dạn chụp cam thường xin bác sĩ tư vấn về da. E chăm hoài mà ko láng mịn nên chán qúa. Da e là da hỗn hợp. Mùa đông khô nứt, mùa hè thì đổ dầu. Những sản phẩm e dùng: -Srm Fresh soy -Toner Badskin/ Labo labo -Serum Kiehl’s Dark spot -Serum mắt Lancome -Dưỡng ẩm Fresh lotus youth. Giờ đổi sang Olehenrikhen -Kem trị mụn và chống nắng của Paula's Choice Da e nhạy cảm nên dùng thử BHA bị ngứa rát Bác sĩ cho e lời khuyên nên dùng gì để cải thiện da với ạ? Cảm ơn bác sĩ