1

Những rủi ro của phương pháp nâng ngực bằng túi độn - Bs Lê Hành

Nếu được thực hiện đúng cách, nâng ngực bằng túi độn được coi là một phương pháp thẩm mỹ khá an toàn và đa phần bệnh nhân đều không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những rủi ro không tồn tại. Khi đã quyết định nâng ngực bằng túi độn, bạn cần phải biết rõ về các rủi ro tiềm ẩn và cách chăm sóc cho bộ ngực của mình để duy trì kết quả về lâu dài.
Những rủi ro của phương pháp nâng ngực bằng túi độn - Bs Lê Hành

Các biến chứng sau phẫu thuật

Cũng như các phương pháp phẫu thuật khác, các rủi ro thường gặp nhất của phương pháp nâng ngực bằng túi độn là chảy máu và nhiễm trùng.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được cấp thuốc kháng sinh để uống trước và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, môi trường phẫu thuật sẽ được kiểm soát ở trạng thái vô trùng và hiện na, quy trình nâng ngực bằng túi độn có thể được thực hiện với kỹ thuật “không chạm” để giảm thiểu nguy cơ vết thương và túi độn ngực bị nhiễm khuẩn.

Ngoài nguy cơ nhiễm trùng, các biến chứng hiếm gặp khác có thể xảy ra sau khi phẫu thuật nâng ngực còn có:

  • Đọng dịch huyết tương: đây là hiện tượng dịch tích tụ xung quanh túi độn, gây đau hoặc sưng, có thể cần phải được loại bỏ bằng cách tiêm.
  • Sẹo phì đại: đây là loại sẹo đỏ, dày và lồi, hình thành sau phẫu thuật ở 2 - 5% số trường hợp và thường cần phải được điều trị.
  • Rách vết mổ: một biến chứng xảy ra khi các rìa của vết mổ tách ra sau khi phẫu thuật và sẽ cần được xử lý.
  • Bệnh Mondor: đây là tình trạng mà các mạch máu nằm bên dưới bề mặt vú tạm thời bị viêm, xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân nâng ngực.
  • Thay đổi cảm giác tạm thời ở núm vú và vú, thường sẽ tự hết trong quá trình hồi phục.
  • Phát ban, nổi mẩn ở trên hoặc xung quanh vú.

Ngoài các biến chứng trên, đa số bệnh nhân còn gặp phải những hiện tượng bình thường như:

  • Bầm tím, sưng và khó chịu tạm thời
  • Đau ở núm vú và vú

Các biến chứng cụ thể

Nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng xảy ra trong năm đầu tiên sau khi phẫu thuật đặt túi độn là khoảng 1%. Nguồn lây nhiễm vi trùng phổ biến nhất là từ da hoặc các tuyến vú. Ngoài ra, vi trùng cũng có thể lây lan qua đường máu từ những vị trí khác trong cơ thể, chẳng hạn như bàng quang, từ các ca phẫu thuật sau này hoặc khi điều trị các vấn đề răng miệng. Do đó, khi bất cứ vị trí nào trong cơ thể có hiện tượng nhiễm trùng, bạn cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng. Dưới đây là một số bước mà bạn cần chú ý để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng:

  • Trước bất kỳ ca phẫu thuật nào được thực hiện sau này, hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng ngực bạn có túi độn. Bác sĩ cho bạn uống thuốc kháng sinh khoảng một giờ trước khi làm phẫu thuật.
  • Nếu bị nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, hãy điều trị ngay để tránh vi trùng lây lan qua máu đến vị trí túi độn.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm trùng ở ngực, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra. Việc điều trị cần được thực hiện sớm để tránh tình trạng nhiễm trùng ăn sâu và ảnh hưởng đến túi độn. Nếu túi độn bị nhiễm trùng, bạn sẽ cần phẫu thuật để tháo túi độn và phải chờ ít nhất 9 tháng mới có thể đặt lại túi độn mới.

Túi độn vỡ và xẹp

Một trong những rủi ro xảy ra với túi độn ngực là vỡ hoặc xẹp. Túi độn vỡ xảy ra khi lớp vỏ bên ngoài túi độn bị rách, khiến cho nước muối hoặc gel silicone bên trong túi độn chảy ra ngoài. Túi độn vỡ có thể do một số nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chấn thương bên ngoài, bào mòn hoặc do co thắt bao xơ gây ra.

Các sự cố xảy ra khi thực hiện các thủ thuật khác, ví dụ như lực nén trong khi chụp nhũ ảnh hoặc sinh thiết, cũng có thể khiến cho túi độn bị vỡ. Tuy nhiên, các loại túi độn ngực hiện đại đều có độ bền cao và việc túi độn bị hỏng hoặc bị vỡ rất hiếm khi xảy ra.

Nếu sau khi phẫu thuật đặt túi độn mà bạn bị bất kỳ chấn thương nào ở vùng ngực thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra. Trong trường hợp túi độn bị vỡ:

  • Gel silicone sẽ không được cơ thể hấp thụ. Nếu túi gel silicone bị vỡ, hình dạng của ngực vẫn sẽ không thay đổi bởi gel silicone sẽ không bị rò rỉ vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu túi gel silicone bị vỡ nằm lại trong cơ thể một thời gian dài thì ngực sẽ trở nên chắc hơn hoặc bị biến dạng khi các mô sẹo xung quanh dày lên. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định xem túi độn có còn nguyên vẹn hay không
  • Nước muối có thể được cơ thể hấp thụ, nhưng hoàn toàn không gây hại. Nếu túi nước muối bị rò rỉ hoặc vỡ, nó sẽ xẹp và làm thay đổi hình dạng ngực gần như ngay lập tức. Nếu hình dạng ngực của bạn không thay đổi thì có nghĩa là túi độn của bạn vẫn còn nguyên vẹn.

Trong trường hợp mà một túi độn bị vỡ, bạn sẽ cần phẫu thuật để tháo bỏ và nếu cần thiết thì thay thế túi độn hỏng bằng túi độn mới càng sớm càng tốt.

Một số vấn đề về tính thẩm mỹ

Trong một số trường hợp, đặc biệt là những trường hợp được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thiếu trình độ, quy trình nâng ngực bằng túi độn có thể cho ra kết quả với tính thẩm mỹ không được như mong muốn:

  • Ngực không cân đối (hình dạng, kích thước hoặc độ nhô không đều)
  • Để lại sẹo lồi, sẹo phì đại. Mặc dù trong đa số trường hợp thì vết sẹo sau khi liền lại là gần như vô hình nhưng đôi khi, do chăm sóc không đúng cách hoặc do khả năng chữa lành của cơ thể mà vết sẹo trở nên to, dày khó coi.
  • Rạn da. Sau khi phẫu thuật đặt túi độn, vùng ngực có thể xuất hiện những vết rạn da, tuy nhiên, đây là vấn đề rất hiếm gặp.
  • Biến chứng gò vú kép. Hiện tượng này xảy ra khi túi độn nằm lệch vị trí so với mô vú tự nhiên, khiến cho vùng bên dưới hoặc bên trên của bầu ngực trở nên phồng to bất thường.
  • Lộ nếp gấp, đường gợn sóng của túi độn.

Co thắt bao xơ

Co thắt bao xơ là hiện tượng bao xơ (mô sẹo) hình thành tự nhiên xung quanh túi độn co hay thắt chặt lại. Khi hiện tượng co thắt bao xơ xảy ra, túi độn có thể bị nén chặt, dẫn đến biến dạng và bị lệch, khiến cho vú trở nên rắn chắc và căng tròn hoặc cao một cách bất thường. Đôi khi, hiện tượng này có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật nhưng nếu ở mức độ nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để khắc phục.

Việc mát-xa sau khi phẫu thuật đặt túi độn có thể làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ bằng cách làm cho cơ thể hình thành bao xơ có kích cỡ lớn hơn một chút so với túi độn, và do đó tạo cảm giác mềm mại hơn. Thông thường, túi độn ngực sẽ luôn ở vị trí cao trên ngực khi mới phẫu thuật và việc mát-xa đẩy túi độn xuống bên dưới sẽ kéo giãn cơ ngực và giúp túi độn xuống vị trí ổn định nhanh hơn.

Túi độn nhăn hoặc gợn sóng

Tình trạng gợn sóng xảy ra với cả hai loại túi độn là túi gel silicone và túi nước muối. Bởi túi độn ngực có kết cấu mềm nên chuyện vỏ túi độn bị gập mềm là điều bình thường. Vấn đề sẽ trở nên đáng quan tâm hơn khi những nếp gấp này lộ ra trên da. Túi nước muối thường dễ bị gập, gợn sóng hơn so với túi gel silicone.

Thay thế túi độn ngực

Thay thế túi độn ngực là một quy trình rất đơn giản và được tiến hành dưới phương pháp gây mê toàn thân giống như quy trình đặt túi độn ban đầu. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không cần thời gian hồi phục kéo dài như lần phẫu thuật trước và hầu hết mọi người đều có thể trở lại các hoạt động bình thường ngay vào ngày hôm sau và vì ca phẫu thuật này có mức độ nhẹ nhàng hơn nên bệnh nhân có thể không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Duy trì hiệu quả về lâu dài

Chọn áo ngực mới

Sau khi nâng ngực bằng túi độn, chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi kích thước và kiểu dáng áo ngực mới bởi loại và kích cỡ áo ngực trước đây bạn mặc sẽ không còn vừa nữa.

Khi lựa chọn áo ngực, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau để có thể chọn được loại phù hợp với mình:

  • Vị trí của bầu ngực trên thành ngực
  • Chiều rộng của khe ngực
  • Hình dạng của bộ ngực
  • Kích thước (chiều rộng đáy vú và độ nhô) của bộ ngực

Dưới đây là một số dấu hiệu của một chiếc áo ngực không vừa vặn:

  • Phần giữa của áo không chạm vào ngực. Đây là dấu hiệu cho thấy áo ngực đó có kích cỡ quá lớn so với kích thước ngực và bạn nên chọn loại lớn hơn một chút.
  • Dây áo lót ở sau lưng bị kéo lên cao và thít chặt, tạo ra những đường lằn, ngấn mỡ trên da lưng là dấu hiệu cho thấy áo ngực có kích cỡ quá nhỏ. Một chiếc áo lót vừa vặn cần phần dây này nằm song song hoặc hơi thấp hơn so với phía trước.
  • Dây đeo thắt quá chặt vào da hoặc rơi xuống vai.
  • Quả của áo lót bị nhăn hoặc có khoảng trống giữa các áo lót và ngực. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần chọn áo lót có kích cỡ nhỏ hơn.

Túi độn và áo ngực hỗ trợ áo ngực

Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn, tất cả phụ nữ đều sẽ cần sắm cho mình áo ngực mới toàn bộ. Tuy nhiên không có mấy người chú ý đến áo ngực hỗ trợ. Theo thời gian, nếu không có sự hỗ trợ, trọng lượng của túi độn ngực có thể khiến cho bộ ngực dần chảy xệ, kéo giãn mô vú và da. Do đó, ngoài việc lựa chọn áo ngực có kích cỡ lớn hơn sau phẫu thuật, bạn còn cần lưu ý chọn mua các loại áo ngực hỗ trợ với sự bao phủ thích hợp, có gọng và miếng mút cùng với dây đeo có chiều rộng thích hợp.

Mặc áo ngực định hình liên tục trong thời gian phục hồi sau phẫu thuật

Vài tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là giai đoạn quan trọng nhất trong thời gian phục hồi. Do đó, bạn nên mặc áo ngực định hình trong suốt 2 - 4 tuần phục hồi đầu tiên. Áo ngực định hình sau phẫu thuật được thiết kế để tạo sự nâng đỡ cho bầu ngực, ngăn không cho túi độn lệch sang hai bên hoặc tụt xuống dưới quá thấp (gây biến chứng lồi đáy vú). Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần mang băng thun đàn hồi để hỗ trợ nếp gấp dưới vú và tạo áp lực đẩy túi độn xuống dưới nhanh hơn.

Tránh mặc áo ngực có gọng trong 6 tuần đầu tiên

Việc mặc áo ngực có gọng quá sớm sau khi phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Áo ngực gọng có thể gây kích ứng hoặc cắt vào phần thịt bên dưới vú và tạo áp lực lên vết mổ vẫn còn đang lành lại (nếu đường rạch được tạo ở nếp gấp dưới vú). Bạn chỉ nên mặc áo ngực có gọng sau 6 tuần. Trước thời điểm này, bạn cũng nên tránh mặc bất kỳ loại áo ngực nào tạo ra hiệu ứng đẩy ngực vì đây là giai đoạn túi độn đang dần dịch chuyển xuống vào vị trí ổn định. Sau khi hoàn tất quá trình này, với hình dạng và kích thước mới của bộ ngực, bạn có thể sẽ thấy rằng mình không còn cần đến áo lót đẩy ngực nữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Sắp nâng ngực bằng túi Mentor nhưng lo ngại về túi nước muối

 5 năm trước
 6
 Đã xem 2205

Tôi sắp phẫu thuật nâng ngực bằng túi nước muối vỏ trơn của hãng Mentor nhưng tôi vừa mới đọc được một thông tin rằng túi nước muối thường bị gợn sóng, chỉ có độ bền 10 năm và còn không tự nhiên. Tôi rất lo. Không biết túi nước muối có được bảo hành trọn đời không hay chỉ có túi gel silicone thôi?

Có những phương pháp nâng mũi nào?

 4 năm trước
 1
 Đã xem 1319

Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?

Mũi “củ hành” của tôi có thể chỉnh sửa được bằng phương pháp mổ kín không?

 3 năm trước
 4
 Đã xem 1605

Chào bác sĩ, tôi thực sự không thích chiếc mũi quá to của mình, nhất là khi cười. Tôi muốn sửa sao cho nó nhỏ đi một chút và đầu mũi không tròn như vậy nữa. Nhưng da tôi lại rất dày, tôi sợ chính điều đó gây khó khăn hơn cho ca phẫu thuật mũi. Tôi cũng thích phương pháp mổ kín hơn, liệu có thể không, và nên làm gì để mũi tôi trông tự nhiên nhất có thể?

Tôi không muốn kết hợp nâng ngực với treo ngực sa trễ, liệu tôi có thể thay phương án đó bằng cách đặt túi độn to hơn với kỹ thuật dual-plane không?

 3 năm trước
 5
 Đã xem 773

Tôi đã làm bài kiểm tra bằng giấy và bút chì. Theo kết quả thì có lẽ tôi bị sa trễ hoặc giả sa trễ (núm vú nằm bên trên đường chân ngực, nhưng bầu vú dưới thì chảy xệ).

Nâng ngực bằng túi độn kéo dài được bao lâu?

 8 năm trước
 8
 Đã xem 26291

Tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực được 14 năm và bây giờ tôi đang bị một ban đỏ khá lớn dưới ngực trái của tôi, nó đau và tôi cảm thấy rất nhiều túi khí. Một bác sĩ từng nói với tôi nên thay thế túi độn ngực 10 năm một lần, nhưng có người khác lại nói với tôi không bao giờ phải thay thế chúng. Vậy sự thực nâng ngực bằng túi độn kéo dài được trong bao lâu?

Tin liên quan
Đa dạng các phương pháp nâng ngực cho bạn lựa chọn
Đa dạng các phương pháp nâng ngực cho bạn lựa chọn

Trong nhiều thập kỷ, nâng ngực luôn nằm trong top 5 các quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất cho phụ nữ. Trên thực tế đây là một trong hai quy trình phổ biến nhất kể từ khi bắt đầu được khảo sát cách đây 20 năm.

Tìm kiếm phương pháp nâng ngực tốt nhất cho bạn
Tìm kiếm phương pháp nâng ngực tốt nhất cho bạn

Một khi đã quyết định phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, thì có rất nhiều quyết định cần đưa ra liên quan đến quy trình này. Trên thực tế, lựa chọn nâng ngực thực sự mới chỉ là bước khởi đầu cho những gì bạn cần làm.

Mũi ngắn, hếch nên khắc phục bằng phương pháp nâng mũi nào?
Mũi ngắn, hếch nên khắc phục bằng phương pháp nâng mũi nào?

Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.

Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực
Những điều cần tránh trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực

Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây