Những điều cần biết về thuốc Minoxidil trị rụng tóc
Minoxidil và công dụng điều trị rụng tóc
Minoxidil ban đầu được tung ra thị trường như một loại thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, bác sĩ đã quan sát được một tác dụng phụ của thuốc, đó là giúp mọc tóc trở lại, thậm chí dẫn đến hypertrichosis (hội chứng ambras, gây rậm lông bất thường) ở bệnh nhân hói đầu. Vậy nên, phiên bản minoxidil bôi tại chỗ được phát triển để điều trị các bệnh rụng tóc ở nam và nữ. Đến nay, minoxidil tại chỗ là phương pháp điều trị chính đối với bệnh rụng tóc hói (androgenetic alopecia) và được sử dụng làm thuốc điều trị ngoài chỉ định đối với các bệnh rụng tóc khác. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng cơ chế chính xác của minoxidil vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
Cơ chế hoạt động của minoxidil tại chỗ
Minoxidil, công thức hóa học là C9H15N5O, được cho là có tác động lên kênh Kali ở cơ trơn của động mạch ngoại vi, một bước quan trọng trong để bắt đầu pha G1 trong chu kỳ tế bào. Tác dụng kích thích mở kênh kali có thể có những hiệu ứng như:
- Góp phần làm giãn mạch máu, thúc đẩy vi tuần hoàn gần nang tóc, từ đó tăng cung cấp oxy, dinh dưỡng và có thể giúp tóc mọc.
- Tăng yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF), làm tăng sinh nang tóc, kéo dài giai đoạn anagen.
- Tăng sản xuất prostaglandin E2, kích thích tóc mọc.
- Ức chế tác động của hormon nam androgen lên các nang tóc nhạy cảm, tránh rụng tóc androgen
- Rút ngắn giai đoạn telogen và khiến các tế bào gốc ở nang tóc chuyển từ pha telogen sang anagen nhanh hơn.
Ở dạng dung dịch, Minoxidil chứa nước, cồn và propylene glycol. Chúng được sử dụng làm công cụ trung chuyển minoxidil đến các nang lông. Tuy nhiên do hay gây kích ứng da đầu, nên người ta sản xuất thêm minoxidil dạng bọt không chứa propylene glycol nữa. Minoxidil dạng bọt có ưu điểm là tăng khả năng hấp thụ thuốc, giảm kích ứng, khô nhanh hơn và hạn chế lan ra các vùng xung quanh khi sử dụng.
Ứng dụng của minoxidil trong chữa rụng tóc
Hiện nay chỉ định của minoxidil chỉ được đưa ra cho các bệnh rụng tóc hói (androgenetic alopecia) ở nam và nữ. Tuy nhiên thì các bác sĩ vẫn sử dụng loại thuốc này cho các bệnh rụng lông, rụng tóc khác, cũng như kết hợp nó với các phương pháp điều trị khác để cho hiệu quả cao hơn. Minoxidil dùng trong trị rụng tóc thường là dạng bôi ngoài ra và khá an toàn, dạng uống vẫn được sử dụng tuy nhiên người bệnh nên nắm rõ về những tác dụng phụ có thể có của thuốc.
Một số loại bệnh rụng tóc mà minoxidil được dùng để điều trị:
- Rụng tóc hói (androgenetic alopecia): Bệnh rụng tóc duy nhất được FDA chấp nhận sử dụng minoxidil để điều trị.
- Rụng tóc từng vùng (Alopecia areata): Minoxidil đã được chứng minh là có đem lại kết quả lâm sàng tích cực, cho dù dùng độc lập hay kết hợp với thuốc khác (VD: corticosteroid).
- Rụng tóc Telogen Effluvium: Trên thực tế việc dùng minoxidil tại chỗ cho bệnh này còn ít vì sử dụng trên diện tích rộng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Tương tự, minoxidil dạng uống có thể hiệu quả, song tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra. Các tài liệu cũng khuyến cáo hiệu quả của thuốc minoxidil dạng uống không tương xứng với nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ.
- Rụng tóc sẹo: Rụng tóc sẹo phá hủy nang tóc, vì vậy cần điều trị sớm để bảo toàn nang tóc và giảm tiến triển bệnh. Minoxidil có thể được dùng ở giai đoạn mới đầu của bệnh. Trên thực tế, minoxidil đơn thuần đem lại hiệu quả không cao trong trị rụng tóc sẹo, nhưng nó có thể kết hợp với các biện pháp khác để làm tăng hiệu quả điều trị.
- Rụng tóc do hóa trị: Hóa trị điều trị ung thư có thể dẫn đến rụng tóc không mong muốn. Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Duvic cho thấy minoxidil 2% dùng cho toàn bộ da đầu 2 lần/ngày giúp giảm thời gian tóc rụng khoảng 50 ngày. Tuy nhiên có các nghiên cứu khác không đem lại kết quả khi cho bệnh nhân hóa trị dùng minoxidil, vì vậy hiện vẫn chưa xác định được tác dụng thực sự của minoxidil với kiểu rụng tóc này.
- Tóc hình chuỗi hạt (monilethrix): Đây là bệnh di truyền khiến cho sợi tóc mọc ra không có dạng ống dài, thuôn thẳng, mà chỗ phình chỗ lõm, giống như một chuỗi hạt. Bệnh này khiến tóc khô giòn, bị đứt gãy với độ dài khác nhau. Minoxidil 1% được cho là đem lại cải thiện mọc tóc cho bệnh nhân, nhờ tác dụng kéo dài giai đoạn anagen.
- Cấy tóc: Bệnh nhân được chữa rụng tóc bằng cách cấy nang tóc đơn lẻ (FUE) hoặc dải nang tóc (FTU) khỏe mạnh vào vùng mất tóc. Tuy nhiên tóc sau cấy thường có xu hướng rụng sau phẫu thuật 1-4 tuần do các nang bước vào pha telogen (ngừng phát triển) để chuyển sang giai đoạn phát triển sợi tóc mới. Minoxidil tại chỗ được dùng kết hợp để giảm tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc sau phẫu thuật cấy tóc. Thuốc nên được sử dụng trước và sau phẫu thuật, tạm ngưng ba ngày trước ngày cấy tóc.
- Kích thích mọc râu, lông mày: Nghiên cứu cho thấy minoxidil thực sự đem lại kết quả hồi phục rụng râu, rụng lông mày ở người bệnh. Bệnh nhân cần chú ý tránh để thuốc dây vào mắt, gây kích ứng kết mạc, giác mạc.
Tác dụng có hại của minoxidil
Nói chung, minoxidil dùng ngoài da khá an toàn, tuy nhiên có một số tác dụng có hại đã được báo lại, bao gồm:
- Minoxidil gây rụng tóc telogen effluvium: Minoxidil làm rút ngắn pha telogen, kéo theo rụng tóc
- Kích ứng da: Ban đỏ, khô da, kích ứng khó chịu, cảm giác nóng da đầu, ngứa da đầu.
- Gây khởi phát hoặc làm trầm trọng tình trạng viêm da dầu.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: có thể là do propylene glycol hoặc với minoxidil.
- Rậm lông tại chỗ hoặc toàn bộ: Tác dụng này có thể xảy ra đối với cả dạng bôi và dạng uống, nhưng thường xuất hiện với minoxidil dạng uống. Mức độ rậm lông sẽ tùy vào nồng độ minoxidil, dễ gặp nhất với loại minoxidil 5%.
- Hiếm gặp: đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, phù mặt, chân, thay đổi vị giác, rối loại thị giác, nhiễm trùng tai...
Chống chỉ định
Chống chỉ định đối với những người có tiền sử mẫn cảm với mioxidil hoặc các thành phần của nó (VD: propylene glycol...). Thuốc không được khuyên dùng đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng là 2 lần một ngày, mỗi lần 1 ml, không dùng quá 2 ml một ngày. Bệnh nhân cần rửa tay trước và sau khi sử dụng. Người bệnh bôi hoặc xịt thuốc trực tiếp lên da đầu, không cần thiết phải mát-xa da đầu sau khi bôi thuốc. Tóc và da đầu phải ở trạng thái khô ráo trước khi sử dụng thuốc và tránh làm ướt đầu trong 1 tiếng sau khi bôi.
Mặc dù minoxidil dạng uống không được FDA chấp thuận trong điều trị rụng tóc, nhưng thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc sử dụng minoxidil dạng uống (0,25-2,5 mg/ngày) có đem lại hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy minoxidil 5% có hiệu quả cao hơn phiên bản 2%, đặc biệt ở nam giới. Tuy nhiên minoxidil 5% có thể gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng tốt hơn đối với những người mắc bệnh dưới 5 năm (chủ yếu là người trẻ), khi mà nang tóc chưa bị teo nhỏ quá đà.
Ngộ độc minoxidil
Minoxidil dùng để bôi ngoài da thông thường hiếm khi gây tình trạng ngộ độc. Hiện không có thuốc giải nào khi bị ngộ độc do nuốt lượng lớn minoxidil. Vô tình nuốt lượng lớn minoxidil có thể dẫn đến nôn mửa hoặc trong các trường hợp hiếm, bệnh nhân sẽ phải nhập viện. Đã có trường hợp ghi nhận bị hạ huyết áp, tăng nhịp tim và-hoặc thay đổi điện tâm đồ sau khi uống nhầm. Truyền tĩnh mạch và sử dụng thuốc co mạch có thể giúp kiểm soát các ca hạ huyết áp nặng. Có thể sẽ cần rửa dạ dày và dùng than hoạt tính để ngăn nhiễm độc toàn thân khi vô tình nuốt phải minoxidil với số lượng lớn.
Chú ý khi sử dụng
Các chú ý dành cho người sử dụng:
- Rửa tay trước và sau khi bôi thuốc. Tránh nuốt, hít minoxidil dạng bôi ngoài da. Nếu thuốc bôi tiếp xúc với mắt, vết thương hở, niêm mạc thì nên rửa kĩ với nước.
- Người có tiền sử bệnh tim hoặc mắc bệnh tim mạch cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn (hạ huyết áp, phù, tim đập nhanh, đau tức ngực, kích ứng da) thì sử dụng thuốc ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Che chắn da đầu hoặc vùng sử dụng minoxidil cẩn thận, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sản phẩm có thể bắt lửa nên cần bảo quản cẩn thận, tránh để gần nguồn nhiệt và tránh ngọn lửa ngay sau khi vừa bôi thuốc lên da đầu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu phẫu thuật nâng ngực nhưng vẫn hút thuốc lá?
Chào bác sĩ, vài ngày nữa tôi phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ đã yêu cầu tôi bỏ thuốc 6 tuần trước phẫu thuật nhưng thật khó mà bỏ hẳn, tôi chỉ có thể giảm đi. Liệu tôi có bị biến chứng gì không?
Tôi nên làm những loại xét nghiệm máu nào để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc (giống như xét nghiệm chỉ số sắt, tôi không biết những loại khác)?
Tóc tôi bắt đầu rụng nhiều từ 5 tháng trước cho đến nay, ba tháng trước tôi bắt đầu sử dụng Nutricap Keratine Vitality thì tóc đỡ rụng, không đỡ nhiều nhưng tốt hơn trước. Tôi thấy có một ít sợi tóc nhỏ mới mọc nhưng sau đó lại rụng, tôi muốn biết nguyên nhân.
Những điều nên làm giữa những lần triệt lông vĩnh viễn bằng laser ?
Bác sĩ nói thời gian giãn cách giữa những lần triệt lông bằng laser từ 4-8 tuần. Vậy giữa khoảng thời gian đó tôi nên làm gì và không nên làm gì ?
Tại sao sau điều trị Coolsculpting có người chỉ hơi đau, nhưng có người bị cơn đau dữ dội?
Nhiều người đã thực hiện điều trị Coolsculpting rồi và tại sao một số người chỉ thấy hơi đau, một số người lại gặp các cơn đau dữ dội?
Tóc mỏng nhưng không bị rụng tóc có thể cấy tóc được không?
Nếu phụ nữ tự nhiên đã có mái tóc mỏng và không bị rụng tóc theo thời gian nhưng muốn có được mái tóc dày dặn hơn thì liệu cô ấy có phải phù hợp với quy trình cấy tóc tự thân không?
Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.
Trong nhiều năm những phụ nữ quan tâm đến nâng ngực chỉ có hai lựa chọn là túi nước muối hoặc túi gel silicon truyền thống.
Hầu hết phụ nữ đến tham vấn với bác sĩ thẩm mỹ đều đã có những ý tưởng nhất định về những gì họ không muốn. Họ không muốn bộ ngực của mình trông mất cân đối với phần còn lại của cơ thể. Họ không đến để làm hài lòng bất cứ ai ngoại trừ họ.
Nâng ngực là quy trình phẫu thuật phổ biến thứ hai được thực hiện tại Mỹ vào năm ngoái. 80% túi độn nâng ngực được sử dụng là gel silicon và 20% còn lại là túi nước muối ( túi nước biển).
Một trong những vấn đề ít được để ý nhất khi bị mụn trứng cá là hiện tượng tăng sắc tố da (hyperpigmentation) - hay sự hình thành các vết thâm màu nâu trên da sau khi hết mụn.