Khi nào nên nâng ngực nội soi? - Bs Nguyễn Thanh Vân
Khi nào nên nâng ngực nội soi?
Ngoài thẩm mỹ cằm, mắt, mũi,… được quan tâm rất nhiều, thì việc phẫu thuật nâng ngực nội soi để có vòng 1 căng tròn, đầy đặn cũng có một sức hút không kém đối với chị em. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nâng ngực nội soi là gì, nâng ngực nội soi như thế nào và đặc biệt là khi nào thì nên nâng ngực nội soi.
Nâng ngực nội soi là gì?
Phẫu thuật nâng ngực nội soi là một phương pháp chỉnh sửa khuôn ngực giúp tăng kích thước vòng ngực nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng chất liệu độn nhân tạo, thông qua phẫu thuật nội soi để làm cho vòng một đầy đặn, căng tròn, gợi cảm. Không mất quá nhiều thời gian cho việc tập luyện thể dục thể thao, massage hay chế độ ăn uống thì nâng ngực nội soi vẫn giúp chị em có thể sở hữu vòng 1 như ý muốn.
Hiện nay phương pháp nâng ngực nội soi chiếm ưu thế bởi vì bác sĩ dễ dàng bóc tách khuôn ngực, giảm thiểu tối đa tổn thương cho khách hàng, không để lại sẹo, túi ngực an toàn tuyệt đối và có thể bảo hành trọn đời. Hơn nữa, sau phẫu thuật khách hàng sẽ có một kết quả thẩm mỹ như mong muốn, vòng 1 tự nhiên mà vẫn không mất đi sự mềm mại, đặc biệt khả năng cho con bú sau này sẽ không bị ảnh hưởng.
Khi nào nên nâng ngực nội soi?
- Người có vòng 1 lép, nhỏ dù đã qua độ tuổi trưởng thành
- Vòng 1 chảy xệ sau khi sinh, chiều dài của bầu ngực bất thường khi núm vú kéo dài xuống phía dưới, ngực không còn đàn hồi do thừa cân quá mức sau khi sinh
- Người có ngực không cân hoặc không đều
- Người đã từng nâng ngực nhưng không thành công, hoặc kết quả chưa như mong muốn
- Người muốn cải thiện kích thước vòng 1 to, tròn hơn
- Đặc biệt, nâng ngực được áp dụng cho tất cả khách hàng trên 18 tuổi và phải đảm bảo sức khoẻ cho phẫu thuật nâng ngực nội soi.
Lưu ý: Để có được vòng 1 như mong muốn, trước khi quyết định nâng cấp các bạn phải có sức khỏe thật ổn định, đặc biệt không nên nâng ngực nội soi khi đang trong quá trình giảm cân, đang mang thai hoặc còn trong giai đoạn cho con bú.
Ngoài ra bạn phải chắc chắn đảm bảo thời gian nghỉ dưỡng, chế độ ăn uống, tập luyện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Và tại sao, trong mỗi bài viết chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở khách hàng phải lựa chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, bởi đó là yếu tố quyết định đến kết quả của cuộc phẫu thuật. Dù là muốn làm đẹp bộ phần nào, hãy tìm hiểu thật kĩ các yếu tố trước khi quyết định khi nào cần nâng ngực nội soi.
Hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc nâng ngực nội soi lúc nào. Chúc các bạn thành công!
* Bài viết có tham khảo thông tin từ các nguồn uy tín.
Nguồn: Bệnh viện thẩm mỹ Thanh Vân
Dùng luôn đường mổ tạo hình thành bụng để nâng ngực có được không?
Chào bác sĩ, tôi đọc được ở đâu đó rằng có thể nâng ngực trong khi tạo hình thành bụng bằng cách sử dụng luôn đường mổ tạo hình bụng, thay vì phải tạo thêm một đường mổ khác ở ngực. Quy trình này có phổ biến không và liệu như vậy đặt túi độn có chính xác không?
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nâng ngực?
Chào bác sĩ, cháu sắp nâng ngực và rất lo bị nhiễm trùng, vậy các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực là gì và làm gì để phòng tránh?
Thuốc tránh thai có thực sự làm tăng nguy cơ đông máu, hình thành cục máu đông trong nâng ngực?
Chào bác sĩ, tôi mới đến tư vấn trước mổ nâng ngực, ông ấy bảo tôi có muốn ngừng thuốc tránh thai trước khi phẫu thuật không. Tôi vẫn đang dùng thuốc tránh thai trong suốt 5 năm qua. Ông ấy nói rằng nếu tôi vẫn dùng thuốc trước khi phẫu thuật thì sẽ tăng nguy cơ đông máu, nhưng nếu tôi vẫn chọn duy trì uống thì cũng vẫn được, ông ấy cũng không lo lắng nhiều và sẽ có cách xử lý. Tôi muốn biết tỉ lệ bị đông máu, hình thành cục máu đông nếu vẫn uống thuốc tránh thai là như nào. Tôi không hút thuốc và thường tập thể dục 3 đến 5 lần mỗi tuần.
Tê và ngứa ran bàn chân trước khi phẫu thuật nâng ngực liệu có làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông không?
Chào bác sĩ, liệu tình trạng lưu thông kém trong quá trình phẫu thuật có làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng không? 1 tuần nữa tôi thực hiện ca phẫu thuật nhưng mấy ngày vừa rồi tôi lại bị tê và ngứa ran bàn chân. Có cần quá lo lắng đến vấn đề này không? Tôi sợ như vậy nếu phẫu thuật sẽ dễ bị hình thành cục máu đông.
Cao 1m7, 26 tuổi, có 2 con, định phẫu thuật nâng ngực. Tôi có nên làm thêm tạo hình thành bụng toàn phần hay tạo hình thành bụng mini kèm hút mỡ hai bên không?
Cao 1m7, 26 tuổi, có 2 con, định phẫu thuật nâng ngực. Tôi có nên làm thêm tạo hình thành bụng toàn phần hay tạo hình thành bụng mini kèm hút mỡ hai bên không? Tôi đang cố quyết định xem mình cần làm thủ thuật gì để chuẩn bị chi phí. Năm nay tôi 26 tuổi, bà mẹ 2 con (một bé 3 tuổi, một bé 6 tháng). Tôi nặng hơn trước lúc mang thai khoảng 4,5 kg, nhưng dường như tôi không thể làm lớp mỡ trước bụng hay phần da chảy xệ biến mất. Chúng tôi sắp chuyển về quê ở Hawaii nên tôi rất muốn có được hình dáng thon gọn nhất trước lúc đó. Tôi nên làm tạo hình thành bụng toàn phần hay làm tạo hình thành bụng mini kèm hút mỡ hai bên hông? Có phải rốn tôi quá thấp để làm tạo hình thành bụng mini không? Tôi còn định đi nâng ngực nữa. Tôi cao 1m7, bình thường nặng 49,8 kg.
Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.
Phẫu thuật nâng ngực là bước đầu tiên để có thể có được khuôn ngực bạn mong muốn. Những gì bạn làm trong quá trình hậu phẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng thể của quy trình này và có thể đóng vai trong quan trọng trong việc quy trình phẫu thuật của bạn có để lại biến chứng nào hay không.
Nếu có một thứ trong cuộc đời bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được thì đó chính là tình trạng ngực sẽ không ở vị trí cũ của nó. Mang thai, cho con bú và lão hóa chỉ là 3 yếu tố có thể thay đổi kích cỡ và vị trí của ngực bạn.
Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.
Trả lời ngắn gọn có lẽ là không. Nếu không thực sự cần thiết, thì tại sao mọi bệnh nhân khi tìm hiểu về phẫu thuật nâng ngực lại đều ấn tượng với con số 10 ma thuật.