1

Điều trị tĩnh mạch với laser y tế CoolGlide - Bs Thảo Trang

Theo truyền thống, mọi người vẫn thường tìm đến liệu pháp tiêm xơ tĩnh mạch để xóa bỏ những tĩnh mạch không mong muốn này. Tuy nhiên, giờ đây đã có những loại laser y tế hiện đại, như như Cutera CoolGlide, có thể thay thế cho phương pháp tiêm xơ.
Điều trị tĩnh mạch với laser y tế CoolGlide - Bs Thảo Trang

Hàng triệu phụ nữ và đàn ông trên thế giới đang gặp phải mối phiền toái với tình trạng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện trên mặt và chân của mình. Theo truyền thống, mọi người vẫn thường tìm đến liệu pháp tiêm xơ tĩnh mạch để xóa bỏ những tĩnh mạch không mong muốn này. Tuy nhiên, giờ đây đã có những loại laser y tế hiện đại, như như Cutera CoolGlide, có thể thay thế cho phương pháp tiêm xơ. Đây là phương pháp điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện bằng laser không xâm lấn, an toàn, hiệu quả và ít gây khó chịu.

Cutera CoolGlide hoạt động như nào?

Laser CoolGlide sẽ đưa một lượng chính xác năng lượng vào từng tĩnh mạch. Trong quá điều trị, năng lượng ánh sáng sẽ được truyền qua tay cầm laser đặc biệt đến tĩnh mạch mục tiêu trong một loạt các xung ngắn (chế độ phát xung trong thời gian ngắn). Sau đó, chỉ các mạch máu mới hấp thụ năng lượng ánh sáng truyền tới, chứ mô xung quanh không hấp thụ. Sự hấp thụ nhiệt này sẽ gây ra hiện tượng hóa đông mạch máu mà cuối cùng cơ thể bạn sẽ đào thải dần những mạch máu bị đông lại này.

Phương pháp điều trị đơn giản này có thể xử lý cả tình trạng tĩnh mạch mạng nhện lẫn giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch mạng nhện hay chứng giãn mao mạch là những mạch máu nhỏ màu đỏ, xanh và tím thường xuyên xuất hiện nhất ở vùng mặt và hai bên đùi. Trong khi đó, giãn tĩnh mạch thường bao gồm những tĩnh mạch bị giãn có đường kính rộng hơn 6mm và có thể nổi lên bề mặt da với màu hơi xanh xanh. Chúng cũng có thể liên quan tới tình trạng rối loạn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn và cần bác sĩ phải đánh giá cẩn thận trước khi điều trị.

Điều gì sẽ xảy khi điều trị

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét lịch sử y tế để xác định xem bạn đã gặp vấn đề với tĩnh mạch của mình trong bao lâu rồi và mức độ bệnh nặng nhẹ ra sao. Sau đó, cần xác định loại da của bạn và xem bạn đã từng phẫu thuật hay điều trị tĩnh mạch bao giờ chưa. Họ có thể thực hiện các thử nghiệm để xác định xem có vấn đề tiềm ẩn nào về tĩnh mạch hay không. Nếu có, có thể chỉ định thực hiện thử nghiệm thêm trước khi điều trị bằng laser.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định các tĩnh mạch cần điều trị. Sau đó chiếu các xung năng lượng ánh sáng (laser) dọc theo chiều dài tĩnh mạch, nhắm vào các tĩnh mạch lớn trước. Năng lượng laser sẽ làm máu ở trong tĩnh mạch bị đông lại, cuối cùng phá hủy các mạch máu, sau đó cơ thể sẽ hấp thụ những mạch máu này. Hầu hết bệnh nhân đều phản hồi rằng điều trị bằng laser có chút khó chịu, họ có cảm giác hơi nóng khi chiếu xung laser vào.

Để cho hiệu quả điều trị tối đa trong thời gian dài, bệnh nhân cần thực hiện nhiều lần lặp lại, mỗi lần cách nhau từ 3 đến 4 tuần. Số lần điều trị sẽ khác nhau tùy theo kích cỡ và độ sâu của tĩnh mạch. Tuy nhiên nếu xuất hiện những tĩnh mạch mời, bệnh nhân sẽ cần thực hiện thêm. Liệu pháp điều trị tĩnh mạch bằng laser có thể được kết hợp với phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch truyền thống.

Quá trình hồi phục và kết quả

Sau khi thực hiện, hầu hết các bệnh nhân đều bị bầm tím quanh vùng điều trị, thường sẽ biến mất sau tuần đầu tiên. Ở những tĩnh mạch lớn hơn đã được điều trị, có thể để lại màu nâu hoặc hơi nâu trong vài tuần. Điều quan trọng để đạt thành công với phương pháp điều trị tĩnh mạch bằng laser đó là tránh tắm nước nóng, tập luyện nặng và có thể cần đi tất ép chuyên dụng trong thời gian ngắn.

Bệnh nhân thường được cho phép trở lại ngày với lịch trình sinh hoạt bình thường của mình. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo hạn chế các hoạt động mạnh trong 24 giờ đầu tiên. Hầu hết bệnh nhân đều thấy phần lớn tĩnh mạch được điều trị đã cải thiện đáng kể trong vòng 2 đến 6 tuần. Hầu hết mọi người sau khi áp dụng phương pháp này đều có thể tự tin tận hưởng đôi mịn màng, không còn nổi chằng chịt những mạch máu xanh, đỏ khó coi.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nên chọn tiêm xơ tĩnh mạch hay điều trị bằng laser?

 5 năm trước
 8
 Đã xem 3404

Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?

Các nguy cơ và biến chứng khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser

 5 năm trước
 7
 Đã xem 1202

Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?

Nám và tình trạng tăng sắc tố sau viêm (PIH) sậm màu hơn sau phiên điều trị Picofacial bằng laser Picosure Focus, điều này có bình thường không?

 4 năm trước
 3
 Đã xem 1456

Chào bác sĩ, gần đây tôi đã thực hiện một quy trình picofacial để điều trị nám da và chứng tăng sắc tố sau viêm. Nhưng các vết nám da của tôi lại sậm màu hơn kể từ khi điều trị. Trên mạng tôi không thấy ai nói là sắc tố da bị sậm màu hơn sau khi điều trị bằng Picosure focus. Liệu có phải tình trạng này chỉ là tạm thời không? Tôi có nên tiếp tục thực hiện phiên điều trị thứ 2 và chờ đợi cải thiện không?. Tôi là phụ nữ da trắng, 30 tuổi, chưa có con và cũng không dùng thuốc tránh thai.

Nên chọn laser Q-switched Nd:Yag hay laser pico giây để điều trị tình trạng tăng sắc tố sau viêm (PIH) ở da?

 4 năm trước
 2
 Đã xem 2122

Chào bác sĩ, tôi bị tăng sắc tố sau viêm (PIH) dưới mắt phải được gần 2 năm nay. Điều trị bằng cách tẩy trắng tại chỗ tôi thấy không hiệu quả mấy nên đang muốn chuyển sang điều trị bằng laser, nhưng bác sĩ của tôi chỉ có tia laser Q-switched này. Liệu laser Q-switched này có thực sự có những ưu điểm vượt trội hơn so với một laser pico giây trong việc điều trị tình trạng tăng sắc tố da? Hay laser Q-switched đã lỗi thời. Từ những gì tôi tìm hiểu được thì có vẻ như laser pico giây vượt trội hơn. Tôi không muốn mạo hiểm gương mặt của mình với công nghệ cũ.

Biến chứng sau điều trị tĩnh mạch xanh quanh mắt bằng laser?

 4 năm trước
 3
 Đã xem 773

Chào bác sĩ, 1 tuần trước tôi đã điều trị bằng laser Nd:YAG 1064nm để loại bỏ tĩnh mạch xanh dưới mắt. Những tĩnh mạch đó sau điều trị đã không còn nữa nhưng lại xuất hiện một vài nốt mụn trắng rất cứng và nhìn thấy rõ, tuy nhiên chúng không đau gì cả. Phản ứng sau điều trị như này có bình thường không? Những nốt này sẽ tự biến mất sau một thời gian hay là tôi phải điều trị gì khác. Tôi sẽ phải chờ bao lâu mới thấy được cải thiện.

Tin liên quan
Cách điều trị mụn và tình trạng viêm da
Cách điều trị mụn và tình trạng viêm da

Tình trạng ngứa và sưng đỏ là triệu chứng điển hình của mụn trứng cá viêm, nhưng mụn viêm chưa chắc đã do vi khuẩn p. acnes gây ra. Và những nốt mụn không ngứa, sưng đỏ, đau vẫn có thể bị viêm.

Điều trị tình trạng phì đại tuyến vú ( vú to) để lấy lại sự tự tin cho quý ông
Điều trị tình trạng phì đại tuyến vú ( vú to) để lấy lại sự tự tin cho quý ông

Phẫu thuật ngực không phải chỉ dành cho phụ nữ. Trong khi nhiều phụ nữ lại muốn bộ ngực to hơn, đầy hơn thì nhiều nam giới lại đang khổ sở với chứng nữ hóa tuyến vú (vú to ở nam) và không hề thích thú với bộ ngực của mình một chút nào.

Laser nội tĩnh mạch EVLT
Laser nội tĩnh mạch EVLT

Tìm hiểu về laser nội tĩnh mạch EVLT

Tĩnh mạch mạng nhện: biểu hiện và cách điều trị
Tĩnh mạch mạng nhện: biểu hiện và cách điều trị

Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện

Các bệnh về tĩnh mạch và cách điều trị
Các bệnh về tĩnh mạch và cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây