1

Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA

Xuất huyết nội nhãn là tình trạng chảy máu vào tiền phòng và/hoặc dịch kính xảy ra sau chấn thương. Tùy theo mức độ xuất huyết và nguồn gốc xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thị lực và tình trạng biến chứng kèm theo.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Xuất huyết tiền phòng (XHTP) sau chấn thương đụng dập có 2 nguồn gốc chính: Từ mống mắt và/hoặc từ thể mi. Trường hợp trên mắt đã lấy thể thuỷ tinh có thể gặp XHTP có nguồn gốc từ xuất huyết dịch kính đi ra phía trước.
  • Xuất huyết dịch kính (XHDK) sau chấn thương đụng dập có thể đi kèm với xuất huyết tiền phòng và cũng có cùng nguồn gốc xuất huyết như trên, ngoài ra, XHDK còn có thể do nguyên nhân từ các chấn thương kèm theo vùng hậu cực như các vết rách hắc mạc, võng mạc có tổn thương mạch máu.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

- Trường hợp XHTP

 Chủ quan:

  •  Nhìn mờ sau chấn thương
  •  Đỏ mắt
  •  Đau nhức

Khách quan:

+ Khám mắt thấy có máu trong tiền phòng. Có thể chia thành các mức độ qua quan sát trên sinh hiển vi khám bệnh:

  •  Độ I: Láng máu tiền phòng hoặc ngấn máu dưới 1/3 tiền phòng
  •  Độ II: Máu chiếm 1/3 đến 1⁄2 tiền phòng
  •  Độ III: Máu chiếm trên 1⁄2 tiền phòng

 Các tổn thương khác kèm theo có thể có trên mắt XHTP:

  •  Tổn thương bán phần trước: Trợt biểu mô giác mạc, rách màng Descemet, phù giác mạc, lùi góc, đứt chân mống mắt, đứt cơ vòng đồng tử, đục- lệch thể thủy tinh,...
  •  Tổn thương bán phần sau: XHDK (hay gặp khi có lệch TTT kèm theo), phù, xuất huyết võng mạc, rách hắc võng mạc, chấn thương thị thần kinh.

- Trường hợp XHDK

 Chủ quan:

  •  Nhìn mờ sau chấn thương

 Khách quan:

+ Có máu trong buồng dịch kính quan sát trên sinh hiển vi, chia thành cácmức độ:

  •  Nhẹ: Có hồng cầu trong buồng dịch kính, vẩn đục dịch kính
  •  Vừa: Vẩn đục dịch kính nhiều, quan sát được đáy mắt nhưng không rõ chi tiết
  •  Nặng: Đục dịch kính toàn bộ không quan sát được đáy mắt.

+ Khám lâm sàng còn phát hiện các tổn thương kèm theo trên mắt xuất huyết nhằm mục đích có phương pháp điều trị và chế độ theo dõi hợp lý cho người bệnh.

b. Cận lâm sàng

Siêu âm B có thể giúp đánh giá mức độ XHDK và phát hiện các tổn thương dịch kính- võng mạc kèm theo trong trường hợp không quan sát được chi tiết đáy mắt qua khám lâm sàng. Ngoài ra, qua theo dõi siêu âm có thể phát hiện các biến chứng trên đĩa thị- võng mạc xuất hiện trong quá trình điều trị, từ đó có thể thay đổi phác đồ điều trị.

c. Chẩn đoán xác định

Trên các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng để chấn đoán xác định vị trí và mức độ xuất huyết nội nhãn sau chấn thương.

d. Chẩn đoán phân biệt

Đa số các trường hợp xuất huyết nội nhãn sau chấn thương có biểu hiện rõ ràng, ít khi cần đến chẩn đoán phân biệt. Một số trường hợp đặc biệt cần chẩn đoán phân biệt với:

  •  Xuất huyết nội nhãn nặng đi kèm với vỡ nhãn cầu, biểu hiện lâm sàng bằng mắt đau nhức, kích thích, mắt mềm, phẫu thuật cấp cứu thăm dò vết thương củng mạc sẽ cho hướng xử trí tiếp theo
  •  Viêm mủ nội nhãn: mắt kích thích, đau nhức; kết mạc cương tụ, mi sưng nề; tủa viêm sau giác mạc; ngấn mủ tiền phòng; ánh đồng tử vàng, buồng dịch kính có mủ,...
  •  Đục dịch kính hoặc tổ chức hoá dịch kính do các nguyên nhân khác.

4. ĐIỀU TRỊ:

a. Nguyên tắc chung

  •  Dừng chảy máu
  •  Tiêu máu
  •  Điều trị biến chứng.

b. Điều trị cụ thể

- Dừng chảy máu:

Có thể cân nhắc sử dụng một trong các thuốc chống chảy máu:

  •  Transamin (viên nang 250 mg, viên nén 500 mg, ống tiêm 500mg/5ml). Liều dùng: Uống 750- 2000 mg mỗi ngày, chia làm 3- 4lần.
  •  Adrenoxin (viên 10 mg). Liều dùng: Uống 1- 3 viên mỗi ngày, trước các bữa ăn 1h. Trẻ em từ 1- 2 viên mỗi ngày.

- Tiêu máu: Có thể dùng các thuốc tiêu máu như: Hyasa tiêm cạnh nhãn cầu 180 đơn vị/0,5 ml cạnh nhãn cầu

- Điều trị xuất huyết tiền phòng:

+ Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động, nằm đầu cao.

+ Tra mắt:

  •  Chống viêm: nhóm Steroid.
  •  Giãn đồng tử, liệt thể mi.

+ Thuốc uống:

  •  Tam thất bột 10gr/ngày
  •  Liệu pháp corticoid: Liều lượng trung bình 0.75mg/kg cân nặng, có thể dùng đường uống hoặc dùng đường tiêm.
  •  Điều trị thuốc hạ nhãn áp khi có tăng nhãn áp: Bằng các thuốc uống và/hoặc tra tại mắt.

+ Cân nhắc phẫu thuật tháo máu tiền phòng khi có một trong các dấu hiệu sau:

  •  Biến chứng tăng nhãn áp đe doạ ngấm máu giác mạc, không đáp ứng với điều trị nội khoa, thường tiến hành sau 5 ngày nếu điều trị nội khoa không kết quả
  •  Ngấm máu giác mạc
  •  Xuất huyết mức độ nặng, máu không tiêu sau thời gian điều trị nội khoa.

- Điều trị xuất huyết dịch kính:

  •  Mức độ nhẹ: Phác đồ điều trị như với xuất huyết tiền phòng, cần theo dõi sát tiến triển xuất huyết và tình trạng dịch kính võng mạc kèm theo.
  •  Mức độ vừa: Theo dõi tiến triển xuất huyết và tình trạng võng mạc bằng siêu âm B, theo dõi biến chứng võng mạc do tăng sinh dịch kính.
  •  Mức độ nặng: Cân nhắc phẫu thuật khi tiên lượng điều trị nội khoa không tiêu hết máu; phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana. Cắt dịch kính có khả năng giải quyết hết lượng máu trong dịch kính, đồng thời phát hiện, xử lý sớm các tổn thương võng mạc kèm theo do chấn thương. Chỉ định cắt dịch kính thông thường sau 2- 3 tháng, tốt nhất là sau khi đã có bong dịch kính sau (Qua theo dõi định kỳ hoặc trên hình ảnh siêu âm).

- Điều trị các tổn thương kèm theo trên mắt xuất huyết nội nhãn: Tuỳ theo loại tổn thương phối hợp và mức độ xuất huyết có thể tiến hành điều trị đồng thời các tổn thương phối hợp trên mắt chấn thương, hoặc sau quá trình điều trị xuất huyết nội nhãn.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:

a. Tiến triển

- Tiến triển xuất huyết nội nhãn phụ thuộc vào các yếu tố:

  •  Mức độ xuất huyết
  •  Xuất huyết tái phát
  •  Các tổn thương nội nhãn phối hợp
  •  Tình trạng toàn thân và độ tuổi bệnh nhân
  •  Thời gian điều trị sau chấn thương.

- Xuất huyết nội nhãn mức độ nhẹ có thể theo dõi và điều trị nội khoa, mức độ xuất huyết sẽ tiêu dần theo thời gian. Với trường hợp xuất huyết nặng, tiến triển có thể dẫn đến xuất hiện các biến chứng.

b. Biến chứng:

 Sau XHTP, biến chứng có thể gặp:

  •  Ngấm máu giác mạc
  •  Tăng nhãn áp
  •  Viêm màng bồ đào
  •  Dính mống mắt
  •  Teo thị thần kinh
  •  Xuất huyết tái phát

- Biến chứng xuất hiện phụ thuộc vào mức độ xuất huyết, thời gian từ khi chấn thương đến khi được phát hiện và điều trị.

 - Sau XHDK có thể gặp các biến chứng:

  •  Bong võng mạc
  •  Tăng sinh dịch kính- võng mạc
  •  XHDK có biến chứng là một chỉ định can thiệp ngoại khoa trên mắt có XHDK.

6. PHÒNG BỆNH:

Tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn lao động, đảm bảo trang thiết bị an toàn lao động khi làm việc; giáo dục các cháu thiếu nhi không chơi các đồ chơi bạo lực. Cảnh báo nguy hiểm ở những nơi có công trường lao động, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,...

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Những điều cần biết về xuất huyết tử cung bất thường
Những điều cần biết về xuất huyết tử cung bất thường

Sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra xuất huyết tử cung bất thường cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chấn thương thận kín là tình trạng thận bị tổn thương nhưng thành bụng và lưng không bị thủng. Bệnh lý này tác động trực tiếp vùng lưng dưới...

Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng lớp niêm mạc bên trong bàng quang bị viêm, gây ảnh hưởng đến các mạch máu và dẫn đến chảy máu. Một triệu chứng điển hình của viêm bàng quang xuất huyết là nước tiểu có máu (đái máu), kèm theo các triệu chứng viêm bàng quang khác.

Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và tiên lượng
Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, dấu hiệu và tiên lượng

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, làm gián đoạn sự lưu thông máu đến một phần não. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ và hành động kịp thời khi có dấu hiệu bất thường có thể giúp cải thiện tiên lượng cho người bệnh.

Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ

Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai 7 tuần, sao đã có cơn co bóp tử cung và xuất huyết?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  986 lượt xem

Em năm nay 28t, hiện đang có thai lần đầu được 6 tuần , trong thời gian mang thai thỉnh thoảng em hay xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong lúc ngủ ( có khi đang nằm mơ thấy mình đang quan hệ hoặc không). Khi giật mình dậy thì thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo, lúc đầu máu có màu đỏ, nhưng đến sáng là chuyển thành chút dịch nâu và thường hết vào ngày hôm sau. Em có đi khám bác sĩ thì được bác sĩ tư vấn là hiện tượng bình thường, có kê cho em các loại thuốc dưỡng thai sau: - aspirin 81 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - duphaston 10 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - utrogestan 200mg (đặt ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) Và dặn em nằm nghĩ ngơi thường xuyên, hạn chế đi lại Nhưng sau thời gian dùng thuốc khoảng hơn 10 ngày, em vẫn xuất hiện các cơn co thắc và xuất huyết như vậy khi ngủ. Hiện em đang rất lo lắng về tình trạng này, em mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em xin hướng giải quyết tốt nhất ạ. Em xin cảm ơn!

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  558 lượt xem

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Nguyên nhân của tình trạng nước ối nhiều hơn bình thường?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  672 lượt xem

Em mang thai lần đầu ở tuần 29. Đi khám định kỳ, bs siêu âm, chẩn đoán lượng nước ối của em nhiều hơn bình thường. Vậy, tình trạng này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Bé trai 5 tuổi thường lạnh chân vào ban đêm khi đi ngủ là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2655 lượt xem

Hiện giờ bé trai nhà em đã được 5 tuổi rồi. Bé nặng 23kg. Tuy nhiên không hiểu sao về ban đêm khi ngủ bé cứ kêu bị lạnh chân. Em phải tắt đi tất, tắt quạt và đắp chăn cho bé, rồi khi đổ mồ hôi ra bé mới dễ chịu để ngủ. Bé nhà em bị như vậy là bị làm sao ạ? Em có cần cho bé đi khám không?

Sốt xuất huyết có ảnh hưởng tới thai nhi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  560 lượt xem

Mang thai 20 tuần tuổi, em bị sốt 37-38 độ và chảy nước mũi. Hôm nay, em đến Bv Nhiệt đới khám, bs cho làm xét nghiệm máu rồi chẩn đoán em bị Sốt xuất huyết dengue. Bs tư vấn em nên chuyển sang Bv Phụ sản TW để xét nghiệm Zika và theo dõi thai nhi luôn. Mong được bs tư vấn ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây